Phiên sáng 25/11: Dè dặt bắt đáy
Sau tuần lao dốc mạnh trước đó, thị trường tiếp tục bị đẩy sâu khi bước vào phiên giao dịch sáng nay. Tuy nhiên, khi VN-Index về vùng 970 điểm, lực cầu bắt đáy ở một số mã bluechip đã được kích hoạt, dù còn dè dặt, những cũng đủ giúp VN-Index trở lại sắc xanh khi chốt phiên sáng.
Mặc dù không có thông tin tiêu cực nào từ vĩ mô hay tác động xấu của quốc tế nhưng thị trường trong nước đã chứng kiến phiên lao dốc mạnh trong ngày 21/11 – ngày hợp đồng tương lai chỉ số VN30 tháng 11 đáo hạn.
Trạng thái đỏ lửa cùng phần lớn bluechip đều giảm sâu tiếp tục kéo sang phiên cuối tuần 22/11, đã lấy đi thêm hơn 10 điểm nữa dù thị trường chứng khoán chủ chốt khác trong cùng khu vực đang giao dịch khởi sắc. Tính chung cả tuần, chỉ số VN-Index đã để mất tới 3,22% và lùi về dưới mốc 980 điểm, đây cũng là tuần giảm sâu nhất kể từ đầu năm 2019.
Bên cạnh đó, khối tự doanh chứng khoán cũng đã bán mạnh, gia tăng sức ép khiến thị trường cắm đầu đi xuống. Theo dữ liệu của FiinGroup, trong phiên 21/11, khối tự doanh đẩy mạnh bán ròng cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE). Tổng công, khối này bán ròng hơn 800 tỷ đồng. áng chú ý, khối này tập trung bán ròng các mã thuộc VN30.
Theo nhận định của BVSC, xung lực giảm điểm vẫn đang còn khá mạnh nên kể cả trong kịch bản hồi phục trở lại từ vùng hỗ trợ trên thì chúng tôi cũng lưu ý rằng, chỉ số sẽ còn phải đối mặt với áp lực từ các vùng điểm vừa bị xuyên thủng trước đó.
Mặc dù vẫn kỳ vọng vào khả năng sớm hồi phục của thị trường nhưng chúng tôi vẫn phải để ngỏ khả năng chỉ số có thể giảm về vùng hỗ trợ mạnh trung hạn 949-955 điểm trong kịch bản tiêu cực.
Bước vào phiên giao dịch sáng đầu tuần 25/11, nhóm cổ phiếu bluechip dần hồi phục đã giúp thị trường le lói sắc xanh. Tuy nhiên, áp lực bán thường trực đã đẩy VN-Index về dưới mốc tham chiếu, thậm chí đe đọa mốc 970 điểm, nhưng chỉ số này cũng đã nhanh chóng bật ngược đi lên.
Sau hơn 1 giờ biến động mạnh gần 9 điểm, thị trường đã trở lại trạng thái lình xình quanh mốc tham chiếu trong bối cảnh thanh khoản sụt giảm khá mạnh. Diễn biến phân hóa diễn ra trên toàn thị trường.
Trong nhóm VN30, cổ phiếu VNM, cùng với SAB, MSN, GAS, TCB… đã hồi phục thành công với mức tăng nhẹ trên dưới 1%, trong khi bộ ba nhà Vin vẫn giao dịch trong sắc đỏ.
Thị trường lình xình đi ngang trong biên độ hẹp trong hơn nửa cuối phiên giao dịch và may mắn xanh nhẹ nhờ sự khởi sắc của một số bluechip.
Video đang HOT
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 129 mã tăng và 160 mã giảm, VN-Index tăng 0,15 điểm ( 0,02%), lên 977,93 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 84,52 triệu đơn vị, giá trị 1.628,55 tỷ đồng, giảm 18,26% về khối lượng và 23,8% về giá trị so với phiên sáng cuối tuần trước (22/11). Giao dịch thỏa thuận đóng góp 22,19 triệu đơn vị, giá trị 413,29 tỷ đồng.
Một số mã bluechip hỗ trợ cho sự hồi phục của thị trường như VNM 1,2% lên 122.900 đồng/CP, SAB 1,3% lên 238.000 đồng/CP, MSN 1,4% lên 71.500 đồng/CP, BVH 1,7% lên 72.100 đồng/CP, hay TCB, GAS, CTG nhích nhẹ.
Trái lại, VCB -0,8% xuống 84.800 đồng/CP, VRE -2% xuống 34.100 đồng/CP, BID -0,5% xuống 40.000 đồng/CP, VHM và VIC giảm nhẹ, ROS -1,4% xuống 24.600 đồng/CP cùng thanh khoản sụt giảm mạnh với 7,6 triệu đơn vị được khớp lệnh nhưng vẫn là mã giao dịch sôi động nhất.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, nhiều mã cũng đã đảo chiều khởi sắc như HQC, HAI, DLG, SCR, AMD, KBC… Trong khi FLC quay đầu điều chỉnh nhẹ -0,9% xuống 4.550 đồng/CP và khớp 4,12 triệu đơn vị.
Đáng chú ý, TSC có phiên giảm sàn thứ 7 liên tiếp và tạm chốt phiên sáng nay tại mức giá 2.640 đồng/CP với khối lượng dư bán sàn gần 2,2 triệu đơn vị.
Cổ phiếu TTB sau 2 phiên thoát đà giảm sâu cũng đã trở lại nằm sàn xuống mức giá 9.770 đồng/CP và dư bán sàn gần 110.000 đơn vị. Mới đây, Tập đoàn Tiến Bộ đã thông qua kế hoạch dự kiến chia cổ tức 10% trong năm 2019, thông tin tích cực này có thể sẽ giúp cổ phiếu TTB sớm ngắt được đà giảm.
Trên sàn HNX, đà tăng duy trì trong suốt cả phiên sáng.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 38 mã tăng và 39 mã giảm, HNX-Index tăng 0,57 điểm ( 0,56%), lên 103,66 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 10,16 triệu đơn vị, giá trị 119,43 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,61 triệu đơn vị, giá trị 47,4 tỷ đồng, trong đó riêng NET thỏa thuận 1,32 triệu đơn vị, giá trị 42,36 tỷ đồng.
Trong nhóm HNX30 có ACB 1,3% lên 23.500 đồng/CP, MBS 3,4% lên 15.200 đồng/CP, L14 1,7% lên 58.600 đồng/CP, TNG 4,9% lên 15.000 đồng/CP, CEO, VCS, PVI đều tăng nhẹ.
Bên cạnh đó, SHB, PVS, CEO, BVS đứng giá tham chiếu, còn VCG -1,1% xuống 27.000 đồng/CP, PVB -2,1% xuống 18.800 đồng/CP, SHS -1,2% xuống 7.900 đồng/CP…
Thanh khoản trên sàn HNX khá hạn chế với chỉ 2 mã có khối lượng khớp lệnh trên 1 triệu đơn vị là TIG và SHB. Trong khi SHB đứng giá tham chiếu thì TIG tăng hết biên độ lên 6.200 đồng/CP và dư mua trần 86.600 đơn vị.
Trên UPCoM, diễn biến giằng co trong biên độ hẹp xuyên suốt trong cả phiên sáng.
Chốt phiên, UpCoM-Index giảm 0,09 điểm (-0,16%), xuống 56,48 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 5,34 triệu đơn vị, giá trị 63,83 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,94 triệu đơn vị, giá trị 31,4 tỷ đồng.
Top 5 cổ phiếu thanh khoản tốt nhất giao dịch thiếu tích cực với BSR, PLX và OIL cùng đứng giá tham chiếu, với khối lượng giao dịch lần lượt đạt 370.100 đơn vị, 204.100 đơn vị và 194.900 đơn vị;
Tiếp đó, VIB -0,6% xuống 17.200 đồng/CP với khối lượng giao dịch đạt 181.300 đơn vị và VGI -3,1% xuống 28.100 đồng/CP với 161.100 đơn vị được chuyển nhượng thành công.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Phiên 22/11: VN30 bị bán quá đà, VN-Index tiếp tục lao dốc
Sau phiên giao dịch đỏ lửa hôm qua, sáng nay thị trường cổ phiếu đã đón nhận dòng tiền tích cực đầu phiên. Tuy nhiên, áp lực bán vẫn bị đẩy mạnh vào cuối phiên sáng và cả phiên chiều khiến cho chỉ số VN-Index lao dốc mất hơn 10 điểm.
Phiên sáng không giữ được bình tĩnh
Ngay sau khi mở cửa phiên sáng, nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn VN30 đã bật tăng đồng loạt, giúp cho chị số VN-Index giao dịch trong sắc xanh. Tuy không có nhiều mã tăng cao nhưng VN30 chỉ còn 3 mã đứng dưới tham chiếu, còn lại đều tăng giá, giúp VN-Index tăng lên gần sát mốc 1000 điểm, giao dịch quanh mức 998 điểm.
Không khí giao dịch đầu phiên sáng khác hẳn phiên chiều qua ảm đạm và nhiều mã giảm "sốc" trong đợt khớp ATC. Tuy nhiên, đến cuối phiên sáng nhiều nhà đầu tư đã nóng vội chốt lời sớm, khiến nhóm VN30 lại đồng loạt quay đầu đi xuống. Một số mã đánh mất sắc xanh, một số thu hẹp biên độ tăng, còn VN-Index khiing còn đứng được trên sắc xanh.
Gây áp lực lớn trên HOSE là các "ông lớn" VHM mất 2,94% xuống 92.500 đồng/CP; VCB giảm 1,6% xuống 86.100 đồng/CP; VRE giảm 2,86% xuống 34.000 đồng/CP; HVN giảm 2,6% xuống 33.900 đồng/CP; CTD giảm 2,8% xuống 66.100 đồng/CP; BID giảm 0,9% xuống 40.850 đồng/CP; PLX giảm 0,8% xuống 59.200 đồng/CP; giảm nhẹ dưới 0,5% là MSN, CTG, MWG ... ROS giảm 1% xuống 24.750 đồng/CP, khớp gần 10,8 triệu đơn vị.
Nhóm cổ phiếu VN30 tiếp tục giảm mạnh và khớp cao, khiến VN-Index lao dốc.
Nhóm VN30 hỗ trợ cho thị trường phiên sáng như: SAB tăng 1,6% lên 244.500 đồng/CP; HPG tăng 1,1% lên 22.250 đồng/CP, VIC tăng 0,8% lên 116.200 đồng/CP; cùng tăng dưới 1% có NVL, VPB, BVH, FPT, GAS ... Còn VNM, TCB, MBB, VJC và EIB về tham chiếu.
Đóng cửa phiên sáng, với 101 mã tăng và 204 mã giảm, VN-Index giảm 4,75 điểm xuống 983,14 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 103,4 triệu đơn vị, giá trị 2.137,3 tỷ đồng, tăng 15% về khối lượng và tăng 6% về giá trị so với phiên sáng hôm qua.
Phiên chiều "bổn cũ soạn lại"
Bước vào phiên giao dịch chiểu chiều, nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn nhận được lực cầu bắt đáy nhẹ, một số mã đảo chiều đi lên hỗ trợ chỉ số VN-Index bật lên tham chiếu. Tuy nhiên cũng chỉ được ít phút đầu phiên chiều, VN-Index cũng vừa chớm xanh đã bị lực cung đẩy mạnh vào thị trường khiến hàng loạt mã bluechip đảo chiều mất giá, kéo theo hàng loạt mã cổ phiếu nhóm nhỏ và vừa cùng lao xuống sắc đỏ. Chỉ sau một giờ mở cửa phiên chiều, chỉ số VN-Index đã lao thẳng xuống mốc 971 điểm.
Đến mức điểm này, nhà đầu tư trấn tĩnh hạn chế bán mạnh cổ phiếu trong mức giá thấp, VN-Index có khoảng thời gian đi ngang và bật nhẹ cuối phiên. Như vậy, cả phiên sáng và chiều đều chị lực cung mạnh vào cuối phiên.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng khi kết phiên chiều chỉ còn 3 mã tăng nhẹ là VPB, EIB và STB. Các mã còn lại trong nhóm này lại mất giá sâu như: VCB giảm 2,3% xuống mức 85.500 đồng/CP; TCB giảm 1,9% xuống 23.050 đồng/CP; BID giảm 2,4% xuống 40.200 đồng/CP; CTG giảm 0,9% xuống 21.100 đồng/CP. Các mã này đều nới biên độ giảm so với phiên sáng.
Các cổ phiếu bluechip khác cũng giảm mạnh như: VHM giảm 1,9% xuống 93.500 đồng/CP; MSN giảm 1,4% xuống 70.500 đồng/CP; HVN giảm 2,90% xuống 33.800 đồng/CP; SAB đảo chiều giảm mạnh 2,5% xuống 235.000 đồng/CP; VRE giảm 0,6% xuống 34.800 đồng/CP; GAS đảo chiều từ sắc xanh xuống giảm 1% xuống 103.100 đồng/CP; cũng tương tự mã VNM mất 0,4% xuống 121.500 đồng/CP; ROS thu hẹp biên độ giảm nhưng vẫn mất 0,2% xuống 24.950 đồng/CP, thanh khoản cao nhất thị trường với 33,25 triệu đơn vị khớp.
Đóng cửa phiên chiều, sàn HOSE có đến 21 mã giảm, còn 7 mã VN30 tăng giá. Nhưng hầu hết các mã tăng dưới 1%. Trong đó có VIC tăng chỉ 0,8% lên 116.200 đồng/CP, cùng sắc xanh VPB, HPG, EIB, BVH, STB, DPM.
Hôm nay cũng là ngày giao dịch không tích cực ở nhóm cổ phiếu thị trường. Áp lực bán nhóm vốn hoá lớn đã đè lên diễn biến chung toàn thị trường. Các mã vốn hỗ trợ thị trường và khớp lệnh cao hôm nay cũng lao dốc như: ASM, DXG, PVD, DLG, ITA...
Trong đó, HSG thanh khoản cao đến hơn 10,14 triệu đơn vị, nhưng giá khớp lại giảm sàn 7.610 đồng/CP; cùng gaimr sàn còn có HAI và khớp cao đến 3,19 triệu đơn vị; LDG cũng giảm sàn và khớp trên 2,16 triệu đơn vị; TSC giảm sàn còn dư bán sàn gần 1,45 triệu đơn vị.
Chốt phiên cuối tuần, với 90 mã tăng và có tới 243 mã giảm, VN-Index giảm 10,11 điểm tương đương giảm 1,02%, xuống 977,78 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 230,36 triệu đơn vị, giá trị 5.620,9 tỷ đồng, tăng hơn 7% về lượng và tăng nhẹ về giá trị so với phiên hôm qua.
Trên sàn HNX hôm nay cũng chịu áp lực bán giống HOSE. Đầu phiên sáng chỉ số HNX-Index còn giao dịch trong sắc xanh nhạt, nhưng cuối phiên sáng và phiên chiều chỉ số này đều lao dốc.
Nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn, trong đó có nhóm ngân hàng là tác nhân chính gây ra diễn biến xấu của chỉ số. Cụ thể, ACB giảm mạnh 3,3% xuống 23.200 đồng/CP, khớp cao nhất sàn với 3,36 triệu đơn vị; SHB giảm 1,5% xuống 6.400 đồng/CP, khớp thứ 3 trên HNX với 2,27 triệu đơn vị; PVS giảm 2,2% xuống 18.000 đồng/CP, khớp thứ 2 trên sàn 2,46 triệu đơn vị; DGC giảm 1,1% xuống 26.700 đồng/CP; PVI giảm 1,3% xuống 31.400 đồng/CP; VCS -3,3% xuống 84.000 đồng/CP.
Chốt phiên cửa, sàn HNX với 28 mã tăng và 51 mã giảm, HNX-Index giảm 1,66 điểm tương đương với giảm 1,58% xuống 103,09 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 23,23 triệu đơn vị, giá trị 318,73 tỷ đồng.
Thị trường UPCoM hôm nay cũng diễn biến giống 2 sàn niêm yết. Đầu phiên sáng chỉ số UpCoM-Index tăng nhẹ, nhưng đóng cửa phiên sáng và chiều đều mất điểm. Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,17 điểm xuống 56,4 điểm. Khối lượng khớp lệnh đạt hơn 10,39 triệu đơn vị, giá trị 131 tỷ đồng.
Theo kinhtedothi.vn
Kinh doanh thời khó, đại gia Đặng Thành Tâm vẫn có cách vay hàng trăm tỷ đồng Doanh nghiệp của đại gia Đặng Thành Tâm vừa thông qua phương án phát hành 200 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có bảo đảm và không phải là nợ thứ cấp, lãi suất hơn 10%. Đây là phương thức huy động vốn được không chỉ KBC mà nhiều doanh nghiệp đang sử dụng. Những tưởng đã có...