Phiên sáng 19/6: Bật lên từ đáy cũ
Sau khi giữ được vùng đáy cũ trong phiên hôm qua (18/6), VN-Index đã bật trở lại trong phiên sáng nay, hòa cùng sắc xanh của chứng khoán toàn cầu.
Trong phiên giao dịch hôm qua, áp lực bán tiếp tục diễn ra mạnh, đẩy VN-Index thoái lui ngay khi mở cửa hiên và nới rộng dần sau đó, xuyên thủng mốc 940 điểm, trở về vùng đáy gần nhất. Tuy nhiên, ở vùng điểm này, lực cầu bắt đáy khá tốt, giúp VN-Index nảy trở lại.
Đây đang được xem là vùng hỗ trợ mạnh của VN-Index bởi chỉ số này đã 3 lần nhận được sự hỗ trợ tại vùng điểm này trong tháng 6.
Theo nhận định của một số chuyên gia và công ty chứng khoán, việc VN-Index giữ được vùng hỗ trợ quanh 940 điểm sẽ tín hiệu tích cực, báo hiệu cửa phục hồi của chỉ số khá sáng trong phiên sáng nay.
Điều này cùng với việc chứng khoán toàn cầu khởi sắc trong phiên tối qua sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo có cuộc điện đàm rất tốt đẹp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và xác nhận 2 người sẽ gặp nhau tại Hội nghị G20 cuối tháng này ở Nhật Bản, càng củng cố cho khả năng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ hồi phục trở lại trong phiên sáng nay.
Đúng như kỳ vọng, VN-Index đã bật mạnh khi bước vào phiên giao dịch sáng nay, lên thử thách mốc 950 điểm. Tuy nhiên, dường như mốc hỗ trợ cũ này lại đang trở thành mốc kháng cự mới gây khó cho đà hồi phục của VN-Index. Ngay khi VN-Index lên sát mốc 950 điểm, lực cung gia tăng đã đẩy chỉ số này thoái lui.
Tuy nhiên, VN-Index không bị đẩy xuống quá sâu, mà lình xình quanh mốc 948 điểm trong thời gian giao dịch còn lại của phiên sáng.
Chốt phiên, VN-Index tăng 3,69 điểm ( 0,39%), lên 947,7 điểm với 160 mã tăng và 97 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 70,54 triệu đơn vị, giá trị 1.513,9 tỷ đồng, giảm nhẹ 7,8% về khối lượng và 6,8% về giá trị so với phiên sáng qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 11,58 triệu đơn vị, giá trị 342,5 tỷ đồng.
Đa số các mã cổ phiếu lớn đã hồi phục trở lại, trong Top 10 mã vốn hóa lớn chỉ còn VHM và VNM giảm nhẹ, BID đứng giá tham chiếu, còn lại đều tăng giá, nhưng mức tăng cũng chỉ trên dưới 1%. Trong đó, tăng mạnh nhất là GAS tăng 1,28% lên 102.800 đồng, tiếp đến là VRE tăng 1,04% lên 33.850 đồng, VIC tăng 0,7% lên 114.800 đồng, còn lại đều tăng dưới 0,5%. Trong nhóm này, chỉ duy nhất CTG có khối lượng khớp trên 1 triệu đơn vị.
Trong Top 30 mã vốn hóa, sắc xanh cũng chiếm ưu thế, trong đó HPG tăng 1,95% lên 23.500 đồng, VJC tăng 1,19% lên 119.400 đồng, HVN tăng 1,29% lên 43.050 đồng, NVL tăng 1,41% lên 57.600 đồng, DHG tăng 2,96% lên 104.500 đồng. Trong khi đó, BVH, POW giảm nhẹ, EIB giảm 1,08% xuống 18.400 đồng và ROS giảm mạnh 2,3% xuống 29.700 đồng.
Về thanh khoản HPG là mã có thanh khoản tốt nhất sàn HOSE với 4,88 triệu đơn vị được khớp, ROS đứng tiếp sau với hơn 4 triệu đơn vị.
Video đang HOT
Trong các mã nhỏ, DLG lấy lại sắc tím sau 2 phiên bị chốt lời, lên 1.490 đồng với 1,55 triệu đơn vị. AMD dù không giữ được sắc tím, nhưng cũng tăng mạnh 5,85% lên 1.810 đồng với 1,61 triệu đơn vị. Các mã khác cũng có sắc xanh như HQC, FLC, HAI, HAG, ITA, KBC, IDI, FIT, AGR, HAR… Trong đó, HQC có thanh khoản tốt với hơn 3 triệu đơn vị, FLC với 1,97 triệu đơn vị.
Nhóm dầu khí, ngoài GAS, còn có PVD tăng 2,26% lên 18.100 đồng với 2,16 triệu đơn vị được khớp. PLX tăng 0,82% lên 61.500 đồng với 0,12 triệu đơn vị được khớp.
Trong khi đó, trên HNX, sau khi tăng vọt lên sát mốc 104,10 điểm trong ít phút mở cửa phiên sáng nay, HNX-Index đã bị đẩy mạnh xuống dưới tham chiếu do lực cung gia tăng. Sau khi lình xình quanh mốc tham chiếu, HNX-Index không đủ may mắn để giữ được sắc xanh khi chốt phiên.
Chốt phiên, HNX-Index giảm 0,1 điểm (-0,1%), xuống 103,65 điểm với 53 mã tăng và 40 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 10,93 triệu đơn vị, giá trị 173 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 1 triệu đơn vị, giá trị 34,5 tỷ đồng.
Dù ACB giữ được sắc xanh, PVS tăng tốt, nhưng VCG lùi về tham chiếu và SHB giảm giá khiến HNX-Index không giữ được phong độ.
Cụ thể, ACB tăng 0,35% lên 29.000 đồng, VCG đứng ở tham chiếu 27.800 đồng, dù có lúc tăng hơn 1%, PVS tăng 1,8% lên 22.600 đồng, VCS tăng 0,33% lên 61.000 đồng. Trong khi đó, SHB giảm 1,43% xuống 6.900 đồng, PVI giảm 0,28% xuống 35.700 đồng, NTP giảm 0,29% xuống 34.800 đồng.
Trên sàn này, sáng nay chỉ có SHB và PVS là 2 mã có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị, trong đó SHB khớp 1,94 triệu đơn vị và PVS khớp 1,78 triệu đơn vị.
Trên UPCoM, sau khi chớm đỏ lúc mở cửa phiên, UPCoM-Index đã nhanh chóng tăng điểm và duy trì sắc xanh trong suốt thời gian còn lại của phiên sáng.
Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,23 điểm ( 0,41%), lên 54,89 điểm với 72 mã tăng và 41 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 5,1 triệu đơn vị, giá trị 97 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 0,3 triệu đơn vị, giá trị 7,3 tỷ đồng.
Trên thị trường này sáng nay không có mã nào có thanh khoản đến nửa triệu đơn vị, 3 mã có thanh khoản tốt nhất là PXL, BSR và GVR với khối lượng khớp từ hơn 300.000 đơn vị đến hơn 487.000 đơn vị. Trong đó, PXL và GVR đóng cửa với sắc xanh, còn BSR đứng giá tham chiếu.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Phiên sáng 29/5: Loay hoay
Sự thận trọng của nhà đầu tư đang khiến VN-Index loay hoay, chưa xác định được xu hướng tiếp theo.
Phiên sáng 29/5: Đứng ngoài quan sát
Nhà đầu tư đang chọn cách đứng ngoài quan sát khiến diễn biến thị trường phiên giao dịch sáng nay diễn ra ảm đạm, VN-Index lình xình trong biên độ hẹp với thanh khoản thấp.
Trong phiên hôm qua (28/5), sau khi được các trụ đỡ kéo lên qua tham chiếu khi chốt đợt khớp lệnh liên tục, VN-Index đã "bổ nhào" trong đợt ATC do lực bán gia tăng trong phiên Quỹ ishare chốt danh mục khiến VN-Index đóng cửa trong sắc đỏ. Thanh khoản thị trường vẫn đứng ở mức thấp khi tâm lý thận trọng đang chế ngự nhà đầu tư.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay, thị trường không đón nhận thông tin tác động nào đáng kể trong nước, còn với thị trường bên ngoài vẫn là câu chuyện cũ, nhưng luôn có tính thời sự - chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Trong phiên tối qua, phố Wall tiếp tục giảm khá mạnh sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông vẫn chưa sẵn sàng để thực hiện một thỏa thuận với Trung Quốc, mặc dù ông dự kiến sẽ có thể đạt được trong tương lai. Thị trường chứng khoán châu Á sáng nay (29/5) cũng mở cửa chìm trong sắc đỏ, thậm chí chứng khoán Nhật Bản giảm điểm khá mạnh.
Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tác động từ thị trường bên ngoài hiện không còn rõ nét như trước, nhưng với khoảng trống thông tin như hiện nay, nhà đầu tư tiếp tục giữ tâm lý thận trọng và đa số chọn cách đứng ngoài quan sát.
Chính tâm lý đó của nhà đầu tư khiến thị trường giao dịch khá ảm đạm trong phiên sáng nay và VN-Index chỉ lình xình trong biên độ hẹp với thanh khoản thấp. VN-Index có được sắc xanh nhạt chỉ yếu nhờ sự hỗ trợ của một vài mã lớn như VIC, VHM, VNM, GAS, VCB. Dù vậy, lực đỡ này sau đó yếu dần khi lực cung ra tăng, khiến sắc đỏ nhiều thêm, đẩy VN-Index xuống dưới tham chiếu, nhưng thanh khoản được cải thiện.
Chốt phiên sáng, VN-Index giảm 1,82 điểm (-0,19%), xuống 970,18 điểm với 104 mã tăng và 175 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 70,99 triệu đơn vị, giá trị 1.540,59 tỷ đồng, tăng 14,85% về khối lượng và 19,78% về giá trị so với phiên sáng qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 6,7 triệu đơn vị, giá trị 156,8 tỷ đồng.
Các mã bluechip các sự phân hóa khá rõ nét, trong đó Top 10 mã vốn hóa lớn nhất có 5 mã tăng (VIC, VHM, VCB, VNM, GAS) và 5 mã giảm (SAB, BID, MSN, VRE, TCB), nhưng biến động giá không lớn, chỉ trên dưới 0,5%.
Còn xét rộng ra trong Top 30, sắc đỏ là chủ yếu, chỉ lác đác một vài mã tăng như HPG ( 0,16%), NVL ( 0,51%), TPB ( 1,05%), nhưng mức giảm cũng chỉ khiêm tốn.
Về thanh khoản, trong nhóm này mã có thanh khoản tốt nhất là ROS với hơn 4 triệu đơn vị được khớp, đứng sau AAA (4,96 triệu đơn vị) và ITA (4,77 triệu đơn vị). Tuy nhiên, trong khi ROS giảm nhẹ 0,99% xuống 30.100 đồng, thì AAA tăng 2,54% lên 18.150 đồng và ITA tăng 0,91% lên 3.310 đồng.
Hôm nay là ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu VGC (Viglacera) trên sàn HOSE với giá tham chiếu 19.900 đồng. Trong phiên giao dịch đầu tiên, VGC cũng có giao dịch khá sôi động với hơn 1,6 triệu đơn vị trên sàn HOSE và đang đóng cửa tăng có mức tăng tốt 4,52%, lên 20.800 đồng.
Trên HNX, do ACB, VCG, PVS giảm giá, nên HNX-Index quay đầu từ sớm và sau đó chỉ giao dịch dưới tham chiếu.
Chốt phiên, HNX-Index giảm 0,26 điểm (-0,24%), xuống 104,77 điểm với 56 mã tăng và 55 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 15 triệu đơn vị, giá trị 165 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn nửa triệu đơn vị, giá trị 4,48 tỷ đồng.
Trong Top 10 mã vốn hóa lớn trên HNX chỉ có VCS và PVI tăng với mức tăng lần lượt 1,39% lên 65.700 đồng và 1,35% lên 37.600 đồng, SHB, DL1 đứng giá tham chiếu, còn lại là giảm giá. Trong đó, giảm mạnh nhất là PHP khi mất 7,27% xuống 10.200 đồng.
Ba mã vốn hóa lớn nhất sàn là ACB, VCG và PVS đều giảm giá với mức giảm lần lượt là 0,35% xuống 28.800 đồng, 1,5% xuống 26.200 đồng và 0,82% xuống 24.200 đồng.
Giao dịch của các mã trên HNX sáng nay rất èo uột khi chỉ có SHB và HUT có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị. Trong đó, SHB khớp 2,45 triệu đơn vị và HUT khớp 1,73 triệu đơn vị.
Trong khi đó, UPCoM-Index lại có diễn biến trái ngược 2 sàn niêm yết khi chìm trong sắc đỏ ngay khi mở cửa và phân lớn thời gian giao dịch dưới tham chiếu, nhưng lại đảo chiều tăng điểm thanh công trong ít phút cuối phiên.
Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,02 điểm ( 0,04%), lên 55,15 điểm với 76 mã tăng và 59 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 9,4 triệu đơn vị, giá trị 183 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 2,9 triệu đơn vị, giá trị 52 tỷ đồng.
Trên thị trường này sáng nay không có mã nào có tổng khớp đến 1 triệu đơn vị. Mã có thanh khoản tốt nhất là VGI với 0,94 triệu đơn vị và đóng cửa giảm 0,69% xuống 28.700 đồng. BSR không như thường ngày, chỉ khớp hơn nửa triệu đơn vị, đứng sau VGI, LPB và đóng cửa ở mức tham chiếu.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Chứng khoán sáng 11/06: Nhóm ngân hàng "giữ lửa" giúp VN-Index tăng nhẹ Các Bluechips như VHM, VNM, MSN, FPT, HPG, VRE, .... giao dịch trái chiều. VN-Index nhờ điểm tựa từ nhóm ngân hàng kết thúc phiên sáng tăng nhẹ 0,06%. VN-Index sáng ngày 11/06/2019 Phiên giao dịch sáng ngày 11/6 diễn ra thận trọng với sự giằng co giữa bên mua và bên bán. Càng về cuối phiên sáng, lực cầu càng tỏ ra...