Phiên sáng 14/5: Đứng vững trước “cú sốc” của phố Wall
Bất chấp phiên hoảng loạn trên phố Wall trong phiên tối qua (13/5), chứng khoán Việt Nam vẫn đứng vững khi mở cửa phiên sáng nay (14/5).
Trong phiên hôm qua, ngay khi mở cửa, thị trường đã rung lắc và có những nhịp điều chỉnh nhẹ, nhưng lực cầu được kích hoạt tại nhóm bluechip đã tiếp sức giúp VN-Index bật trở lại và vượt qua mốc 955 điểm.
Nhóm bluechip vẫn là trụ cột dẫn dắt thị trường trong thời gian còn lại của phiên, VN-Index từng bước nhích nhẹ, tiến sát 960 điểm khi “ông lớn” VNM tăng vọt cùng sự đảo chiều của VHM khi đóng cửa.
Theo TVSI thì sau khi giảm xuống dưới vùng hỗ trợ 950-965 điểm, VN-Index nhanh chóng hồi phục trở lại trong 2 phiên gần đây. Điều này cho thấy lực cầu tại vùng giá thấp vẫn được duy trì.
Bên cạnh đó nhịp hồi phục cũng bắt đầu ghi nhận sự cải thiện về mặt thanh khoản, qua đó, giúp cho diễn biến này nhiều khả năng sẽ duy trì trong những phiên tới.
Tuy nhiên, trong phiên tối qua, lo ngại về cuộc chiến thương mại leo thang sau khi Trung Quốc áp thuế trả đũa Mỹ đã khiến giới đầu tư trên thị trường chứng khoán Âu, Mỹ hoảng loạn bán tháo đồng loạt, đẩy các chỉ số phố Wall lao dốc.
Mở cửa phiên giao dịch sáng nay, các thị trường chứng khoán châu Á cũng theo chân giảm mạnh, nhưng chứng khoán Việt Nam lại đứng vững khi chỉ có mức giảm nhẹ đầu phiên, sau đó nhanh chóng hồi phục.
Nhóm cổ phiếu lớn, bluechip đáng chú ý sáng nay có POW và ROS. Trong khi POW tăng mạnh lên mức giá trần 15.200 đồng và khớp lệnh đang dẫn đầu HOSE với hơn 4,4 triệu đơn vì, thì ROS lại giảm mạnh gần 6%, khớp hơn 2,3 triệu đơn vị.
Ngoài sự thăng hoa của POW thì một số cổ phiếu khác cũng góp phần tích cực đến chỉ số là VNM, GAS, VJC, HVN, PLX, CTG, HPG… trong khi các mã mang sắc đỏ đã thu hẹp đà giảm đáng kể như VIC, MSN, BID.
Sau khi được kéo lên trên mức 960 điểm, chỉ số VN-Index đã yếu đà và lùi nhẹ xuống tham chiếu và tạm nghỉ trong sắc đỏ, với số mã giảm gia tăng đáng kể trên bảng điện tử.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 84 mã tăng và 185 mã giảm, VN-Index giảm 0,59 điểm (-0,06%), xuống 957,95 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 78,8 triệu đơn vị, giá trị 1.461,63 tỷ đồng, tăng nhẹ gần 5% về khối lượng, nhưng giảm 4% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 11,27 triệu đơn vị, giá trị 134,3 tỷ đồng.
Nhóm bluechip trong rổ VN30 giao dịch kém tích cực khi chỉ còn 7 mã tăng, trong đó có các mã lớn như VNM 0,5% lên 134.500 đồng; SAB 1,7% lên 252.200 đồng; PLX 1,5% lên 61.700 đồng; VJC 0,2% lên 116.200 đồng; HPG 0,2% lên 32.100 đồng, cùng sắc xanh nhạt tại DHG, GMD và FPT.
Một số mã lớn khác tăng hỗ trợ chỉ số không giảm sâu còn có HVN 1,4% lên 40.650 đồng; BVH 2,1% lên 77.700 đồng.
Video đang HOT
Đặc biệt là POW, khi tăng kịch trần 6,7% lên 15.200 đồng, sau thông tin rổ chỉ số MSCI Frontier Markets Index sẽ thêm POW.
Sau đợt cơ cấu này, số lượng cổ phiếu trong rổ MSCI Frontier Markets Index sẽ giảm xuống còn 95 cổ phiếu, bao gồm 11 cổ phiếu đến từ Việt Nam (VIC, MSN, VCB, HPG, STB, BVH, GAS, BID, VNM, SAB, POW). Danh mục mới sẽ có hiệu lực từ sau khi đóng cửa phiên giao dịch 28/5/2019.
Trong khi đó, có tới 18 mã giảm, dẫn đầu là ROS, khi mất 5,8% xuống 30.150 đồng. Tiếp theo là TCB -1,1% xuống 22.950 đồng; HDB -1,1% xuống 27.300 đồng, cùng hàng loạt cổ phiếu chìm trong sắc đỏ khác, nhưng biên độ giảm thấp hơn như VHM -0,8%; MSN -0,6%; VRE -0,6%; NVL -0,3%; VPB -0,3%; MBB -0,7%…
Cùng 2 mã khác là BID -1,2% xuống 32.300 đồng và BHN -1,2% xuống 84.000 đồng.
Khớp lệnh tốt nhất trong số nêu trên là POW, và cũng cao nhất HOSE với hơn 5,36 triệu đơn vị, trong đó khối ngoại mua ròng gần 1 triệu đơn vị.
Tiếp theo là ROS với 3,64 triệu đơn vị; HPG có 1,2 triệu đơn vị; CTG có 1,06 triệu đơn vị và đứng tham chiếu; HDB, MBB, VPB có từ 0,75 triệu đến 0,9 triệu đơn vị.
Nhóm cổ phiếu thị trường thanh khoản tốt chỉ còn vài mã xanh là ITA, PVD, KBC, LDG, DLG, OGC, khớp lệnh từ 0,7 triệu đến 3,1 triệu đơn vị.
Ngược lại, đa số giảm, trong đó VHG đáng chú ý nhất khi tiếp tục giảm sàn xuống 970 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 630.000 đơn vị. YBM tuy thoát mức giá thấp nhất, nhưng kết phiên cũng mất 4,9% xuống 10.700 đồng, khớp lệnh hơn 0,6 triệu đơn vị.
Trong khi đó, có tới 18 mã giảm, dẫn đầu là ROS, khi mất 5,8% xuống 30.150 đồng. Tiếp theo là TCB -1,1% xuống 22.950 đồng; HDB -1,1% xuống 27.300 đồng, cùng hàng loạt cổ phiếu chìm trong sắc đỏ khác, nhưng biên độ giảm thấp hơn như VHM -0,8%; MSN -0,6%; VRE -0,6%; NVL -0,3%; VPB -0,3%; MBB -0,7%…
Cùng 2 mã khác là BID -1,2% xuống 32.300 đồng và BHN -1,2% xuống 84.000 đồng.
Khớp lệnh tốt nhất trong số nêu trên là POW, và cũng cao nhất HOSE với hơn 5,36 triệu đơn vị, trong đó khối ngoại mua ròng gần 1 triệu đơn vị.
Tiếp theo là ROS với 3,64 triệu đơn vị; HPG có 1,2 triệu đơn vị; CTG có 1,06 triệu đơn vị và đứng tham chiếu; HDB, MBB, VPB có từ 0,75 triệu đến 0,9 triệu đơn vị.
Nhóm cổ phiếu thị trường thanh khoản tốt chỉ còn vài mã xanh là ITA, PVD, KBC, LDG, DLG, OGC, khớp lệnh từ 0,7 triệu đến 3,1 triệu đơn vị.
Ngược lại, đa số giảm, trong đó VHG đáng chú ý nhất khi tiếp tục giảm sàn xuống 970 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 630.000 đơn vị. YBM tuy thoát mức giá thấp nhất, nhưng kết phiên cũng mất 4,9% xuống 10.700 đồng, khớp lệnh hơn 0,6 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng mất điểm ngay khi mở cửa, và cũng có những nhịp hồi sau đó, nhưng không mạnh, và diễn biến chủ đạo là rung lắc dưới vùng giá thấp trong cả phiên.
Trong đó, nhóm mất điểm chiếm đa số như ACB -0,7% xuống 29.000 đồng; VCG -0,7% xuống 61.300 đồng; SHB -1,4% xuống 7.300 đồng; DGC -2,6% xuống 30.000 đồng; TV2 -3,2% xuống 153.500 đồng; MBS -0,6% xuống 16.000 đồng…
Tăng điểm đáng kể có VGC 1% lên 20.800 đồng; PVI 2,6% lên 37.800 đồng; SHS 0,8% lên 12.000 đồng; TNG 1,4% lên 21.900 đồng và NDN bất ngờ được mua mạnh, tăng 3,8% lên 13.600 đồng, khớp lệnh dẫn đầu HNX với hơn 1,33 triệu đơn vị.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 33 mã tăng và 66 mã giảm, HNX-Index giảm 0,52 điểm (-0,49%), xuống 105,09 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 17,25 triệu đơn vị, giá trị 234,59 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận không đáng kể.
Trên UpCoM, diễn biến tương tự trên HNX, khi chỉ số UpCoM-Index toàn thời gian giao dịch trong sắc đỏ.
Điểm tích cực là 4 mã thanh khoản cao nhất đều tăng là BSR, GVR, VGI, VGT, khớp lệnh BSR vượt trội với gần 1,3 triệu đơn vị. 3 mã còn lại từ 0,36 triệu đến 0,68 triệu đơn vị. Ngoài ra, tăng điểm khác còn có OIL, CTR, NTC…
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,15 điểm (-0,28%), xuống 55,09 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 4,93 triệu đơn vị, giá trị 77,34 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 1,39 triệu đơn vị, giá trị 20 tỷ đồng.
Lạc Nhạn
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Giới đầu tư hoảng loạn, bán tháo
Tưởng chừng sự hy vọng đã thắp lại với giới đầu tư sau phiên hồi phục cuối tuần qua (10/5), nhưng sự hoảng loạn và bán tháo một lần nữa xảy ra trong phiên đầu tuần mới (13/5) khi Trung Quốc đưa ra đòn trả đũa Mỹ.
Ảnh AFP
Trong phiên cuối tuần trước, hy vọng đã được thắp lên với nhà đầu tư về khả năng một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn sẽ đạt được dù vòng đàm phán kết thúc hôm thứ Sáu (10/5) giữa 2 nước không đạt được thỏa thuận nào và Mỹ đã chính thức áp thuế từ 10% lên 25% với 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc từ 10/5.
Hy vọng thắp lên khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Bộ trưởng Tài chính mỹ Steven Mnuchin cho biết cuộc đàm phán mang tính xây dựng và gia hạn 1 tháng để 2 nước có được thỏa thuận, dù thời gian đàm phán tiếp theo không được xác định.
Tuy nhiên, hy vọng này đã nhanh chóng biến thành sự hoảng sợ trong phiên giao dịch đầu tuần mới khi Trung Quốc tuyên bố trả đũa bằng việc chính thức tăng thuế từ ngày 1/6 tới với 60 tỷ USD hàng hóa nhập từ Mỹ.
Cụ thể, theo thông báo trên website Bộ Tài chính Trung Quốc, thuế trả đũa có 4 mức. Khoảng 2.500 hàng hóa bị nâng thuế từ 10% lên 25%. Hơn 1.000 sản phẩm nâng từ 10% lên 20%. 974 sản phẩm nâng từ 5% lên 10%. Gần 600 sản phẩm khác được giữ nguyên mức thuế hiện tại là 5%.
Sự hoảng loạn đã kích hoạt lệnh bán tháo xảy ra trên thị trường chứng khoán Mỹ, kéo các chỉ số lao dốc mạnh ngay khi mở cửa và không có cơ hội nào để hãm đà rơi trong suốt phiên.
Kết thúc phiên 13/5, chỉ số Dow Jones giảm 617,38 điểm (-2,38%), xuống 25.324,99 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 69,53 điểm (-2,41%), xuống 2.811,87 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 269,92 điểm (-3,41%), xuống 7.647,02 điểm.
Tương tự, dù mở cửa khá tích cực, nhưng sau khi Trung Quốc đưa ra thông tin về việc áp thuế trả đũa Mỹ, chứng khoán châu Âu đã đồng loạt quay đầu giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần mới.
Kết thúc phiên 13/5, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 39,61 điểm (-0,55%), xuống 7.163,68 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 183,18 điểm (-1,52%), xuống 11.876,65 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp giảm 64,68 điểm (-1,22%) xuống 5.262,57 điểm.
Chứng khoán châu Á cũng đồng loạt giảm điểm do tâm lý lo ngại về thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đi vào ngõ cụt khi cả 2 nước đều tỏ ra cứng rắn. Sau khi Mỹ tăng thuế từ 10% lên 25% với 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc và đe dọa áp mức thuế này với tất cả hàng hóa nhập từ Trung Quốc, Trung Quốc đã có động thái đáp trả khi nâng thuế với hàng nghìn hàng hóa trị giá 60 tỷ USD từ Mỹ từ 1/6.
Động thái cứng rắn của 2 bên khiến chứng khoán Nhật Bản có phiên giảm thứ 6 liên tiếp, chứng khoán Trung Quốc cũng tiếp tục có phiên giảm mạnh và đồng nhân dân tệ xuống mức thấp nhất 4 tháng.
Kết thúc phiên 13/5, chỉ số Nikkei 255 tại Nhật Bản giảm 153,64 điểm (-0,72%), xuống 21.191,28 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 35,50 điểm (-1,21%), xuống 2.903,71 điểm.
Trong khi thị trường chứng khoán bị bán tháo do lo lắng về cuộc chiến thương mại leo thang, thì vàng trở thành kênh trú ẩn được nhà đầu tư tìm đến, giúp giá kim loại quý này tăng vọt trong phiên giao dịch đầu tuần mới.
Kết thúc phiên 13/5, giá vàng giao ngay tăng 13,8 USD ( 1,07%), lên 1.299,6 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 6 tăng 15 USD ( 1,17%), lên 1.301,8 USD/ounce.
Lo lắng về căng thẳng thương mại cũng khiến giá dầu thô giảm trong phiên giao dịch đầu tuần mới. Tuy nhiên, đà giảm được hãm lại khi lo ngại về việc tấn công các tàu trở dầu ở Trung Đông khiến nguồn cung bị gián đoạn.
Kết thúc phiên 13/5, giá dầu thô kỳ hạn Mỹ giảm 0,62 USD (-1,00%), xuống 60,04 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,39 USD (-0,55%), xuống 70,23 USD/thùng.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Giới đầu tư thận trọng trở lại sau phiên hưng phấn Sau phiên hưng phấn hôm thứ Ba (23/4), giúp phố Wall thiết lập đỉnh lịch sử, giới đầu tư đã thận trọng trở lại trong phiên thứ Tư (24/4) để chờ đợi thêm kết quả kinh doanh. Sau khi lập đỉnh lịch sử trong phiên thứ Ba, phố Wall đã quay đầu giảm nhẹ trong phiên thứ Tư do nhóm cổ phiếu năng...