Phiến quân IS tàn phá thêm một kinh đô cổ
Sau khi san bằng thành phố cổ Nimrud, các chiến binh Nhà nước Hồi giáo tự xưng ngày 7/3 được cho là đã bắt đầu phá hủy các di tích của thành phố cổ Hatra, được thành lập dưới thời đế chế Pathia hơn 2.000 năm trước và là một di sản thế giới được UNESCO công nhận.
Di tích thành phố cổ Hatra
Trang Sputnik ngày 7/3 dẫn lời Saeed Mamuzini, một thành viên của Đảng dân chủ người Kurd (KDP) thông báo, IS đã bắt đầu phá hủy Hatra.
Ông Saeed Mamuzini dẫn các nguồn tin địa phương cho biết: “Các chiến binh IS lấy đi tất cả các đồng tiền cổ bằng vàng và bạc lưu giữ tại đây”.
Thành phố cổ Hatra được thành lập dưới thời đế chế Pathia hơn 2.000 năm trước, nằm cách thành phố Mosul hiện nay khoảng 68 dặm về phía Tây Nam.
Hatra được biết đến là thành phố rộng lớn với nhiều đồ tạo tác của kỷ nguyên đó được lưu giữ tại đây, và là một di sản thế giới được UNESCO công nhận bởi “những minh đặc biệt cho toàn bộ khía cạnh của nền văn minh Assyro-Babylon”.
Video đang HOT
Trước khi Hatra bị tàn phá, IS hồi đầu tuần cũng đã san bằng thành phố cổ khác của Iraq là Nimrud của người Assyria.
Thành phố Nimrud – từng được xem là một trong những “viên ngọc” của vương quốc Assyria – thành lập vào thế kỷ 13 trước Công nguyên, nằm bên bờ sông Tigris và chỉ cách thành phố Mosul lớn thứ hai Iraq khoảng 30km. Mosul bị IS chiếm giữ từ tháng 6/2014.
Tổng giám đốc UNESCO, bà Irina Bokova ngày 6/3 đã lên án những hành động “xóa sạch văn hóa”.
“Hoàn toàn không có lý do chính trị hay tôn giáo nào để hủy hoại các di sản văn hóa của nhân loại”, bà Bokova nhấn mạnh.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon ngày 7/3 cũng lên án sự tàn phá của IS đối với thành phố lịch sử Nimrud, và cảnh báo hành động như vậy cấu thành một tội phạm chiến tranh.
“Việc phá hủy có chủ tâm của IS đối với di sản văn hóa chung của nhân loại là một tội ác chiến tranh, biểu hiện cho hành động tấn công vào tất cả nhân loại chúng ta”, thông báo của Liên Hợp Quốc nêu rõ.
Tổng thư ký kêu gọi cộng đồng quốc tế ngăn chặn hành động phá hủy hệ thống các di tích văn hóa của IS cũng như ngăn chặn việc buôn bán trái phép các giá trị lịch sử văn hóa của nhân loại.
Người đứng đầu Liên Hợp Quốc cũng cảnh báo, doanh thu từ việc buôn bán cổ vật của IS cho phép họ tiếp tục thực hiện các hoạt động khủng bố.
Theo Nguyễn Bằng/Sputnik
Tiền Phong
Iraq đẩy lui IS tại thị trấn chiến lược miền tây
Lực lượng an ninh Iraq đã đẩy lui các chiến binh IS ra khỏi thị trấn miền tây al-Baghdadi, rất gần với nơi Mỹ đang huấn luyện cho binh sỹ Iraq.
Quân đội Iraq ăn mừng chiến thắng tại thị trấn Saadiya sau khi đẩy lui IS ra khỏi thị trấn này hồi cuối năm 2014. (Ảnh: Getty)
"Lực lượng an ninh Iraq cùng các tay súng bộ lạc đã xóa sổ Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) khỏi thị trấn Al-Baghdadi, giành lại đồn cảnh sát và 3 cây cầu trên sông Euphrate", BBC dẫn thông báo của liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu.
Al-Baghdadi, thị trấn nhỏ nằm gần sông Euphrates ở miền tây Iraq, bị IS chiếm giữ hồi tháng trước. Việc này đe dọa căn cứ quân sự Al-Asad cách Al-Baghdadi khoảng 8 km, nơi hàng trăm lính Mỹ đang huấn luyện cho các quân lính Iraq.
Lực lượng an ninh của Iraq đã tiến vào thị trấn sau khi liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu tiến hành các cuộc không kích "chính xác và hiệu quả", thông báo trên cho biết.
Liên minh quốc tế đã không kích 26 lần ở quanh Al-Baghdadi kể từ ngày 22/2, đồng thời hỗ trợ chiến dịch của quân đội Iraq bằng những tài sản giám sát, nhóm cố vấn.
Hiện các lực lượng người Kurd và quân đội Iraq, được dân quân dòng Sunni và Shiite hỗ trợ, đang nỗ lực đẩy lùi IS khỏi vùng lãnh thổ mà nhóm phiến quân chiếm được năm ngoái.
Phiến quân IS đang bị lên án mạnh mẽ vì áp đặt các luật lệ tàn bạo, đồng thời tiến hành những hành động ghê tởm, bao gồm: hiếp dâm tập thể, thanh trừng sắc tộc, hành quyết với các thủ đoạn dã man,...
Gần đây, nhóm cực đoan đã vơ vét của cải và đập phá tại các địa chỉ văn hóa lâu đời của người Iraq. Hiện làn sóng phẫn nỗ sau khi IS "san phẳng" thành phố cổ Nimrud của người Iraq đang dâng lên mạnh mẽ.
Thoa Phạm
Theo Dantri/BBC
"NATO đừng dùng vũ khí hạt nhân Nga để hăm dọa thế giới" Bộ Ngoại giao Nga đánh giá việc Phó Tổng thư ký NATO Alexander Vershbow dùng vũ khí hạt nhân Nga đe dọa cộng đồng thế giới trong khi NATO lôi kéo các thành viên phi hạt nhân của khối này lên kế hoạch và chuẩn bị tấn công hạt nhân, là việc làm không thích đáng, theo Tiếng nói nước Nga. Phó Tổng...