Phiến quân IS kiểm soát hơn 50% diện tích Syria
Tổ chức giám sát nhân quyền SOHR ngày 22/5 cho biết, sau khi chiếm thành phố cổ Palmyra, phiến quân IS giành quyền kiểm soát hơn 50% diện tích Syria.
Tổ chức giám sát nhân quyền SOHR ngày 22/5 cho biết, sau khi chiếm thành phố cổ Palmyra, phiến quân IS giành quyền kiểm soát hơn 50% diện tích Syria.
Theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR), phiến quân IS kiểm soát hơn 50% diện tích Syria (tương đương hơn 95.000 km2) ở 9/14 tỉnh thành nước này. Nhóm Nhà nước Hồi giáo cực đoan này đang sở hữu “phần lớn các mỏ dầu khí” ở Syria.
Các chiến binh thánh chiến IS đổ ra đường ăn mừng sau khi chiếm Ramadi.
Mới đây nhất, phiến quân IS đã đánh chiếm thành phố cổ Palmyra (Syria), một biểu tượng của nền văn minh ốc đảo với những đền đài và nhà hát tồn tại cách đây khoảng 2.000 năm. Trước đó, vào ngày 17/5, ở nước láng giềng Iraq, nhóm này cũng chiếm thành phố Ramadi, thủ phủ tỉnh Anbar sau khi lực lượng chính phủ tháo chạy.
IS là nhóm thánh chiến Hồi giáo dòng Sunni đã chiếm giữ nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn ở Iraq và Syria. Nhóm này còn tuyên bố lập ra Vương quốc Hồi giáo ở các khu vực mà chúng cai quản.
Thanh Nga (theo Sputnik News)
Theo_Kiến Thức
Video đang HOT
Những di sản thế giới bị chiến tranh phá hủy
Trong suốt chiều dài lịch sử, nhiều di sản thế giới đã bị chiến tranh phá hủy, đặc biệt trong cuộc chiến hiện nay ở Trung Đông.
Bị rơi vào tay phiến quân IS, thành phố cổ Palmyra vốn là biểu tượng tiêu biểu cho lối kiến trúc hiện đại nhất hồi Thế kỷ thứ II TCN. Di sản thế giới này hiện đối mặt với nguy cơ bị phiến quân IS tiêu hủy như nhiều thành phố cổ khác ở Iraq và Syria. Mới đây, phiến quân IS đã nắm quyền kiểm soát thành phố cổ Palmyra. Người ta lo ngại rằng phiến quân IS sẽ cướp phá các di tích lịch sử hàng ngàn năm ở đó. Ảnh: Dãy mái vòm và hàng cột phía đông Palmyra. Thánh đường Baal, nơi làm các nghi lễ chính ở Palmyra. Trong các cuộc chiến tranh hay xung đột, nhiều di tích lịch sử hay công trình kiến trúc có từ thời xa xưa cũng bị tàn phá nặng nề. Được xây dựng hồi thế kỷ 9 bên bờ sông Tigris, phía bắc Baghdad, Ngôi đền lớn Samarra với tháp Malwiya cao 52 mét đã bị bom đạn NATO tàn phá năm 2005. Tháng 3/2001, Taliban đã dùng thuốc nổ đánh sập hai bức tượng Phật lớn nhất thế giới được khắc vào núi đá Bamiyan, Afghanistan, cách đây hơn 1.500 năm. Liên tục có các cư dân cư trú trong 2.500 năm, thành phố cổ Bosra (Syria) trở thành thủ đô của Đế quốc Ả-rập. Di tích tiêu biểu trong thành cổ này là Nhà hát La Mã tồn tại từ Thế kỷ II cho tới cuộc xung đột gần đây. Ngôi đền Hồi giáo ở Aleppo (Syria) được xây cất năm 715 và là một trong những ngôi đền lâu đời nhất trên thế giới. Trong nội chiến Syria năm 2013, di sản thế giới này trở thành đống đổ nát. Bánh xe nước Hama, Syria, có đường kinh 20 mét là công trình thủy lợi hồi thế kỷ 5. 17 bánh xe gỗ tồn tại cho tới ngày nay và trở thành điểm du lịch hàng đầu ở Hama. Tuy nhiên, một số bánh xe đã bị phá hủy năm 2014. Thành cổ Aleppo (Syria) tồn tại ít nhất 4 thiên niên kỷ, kéo dài từ thời Alexander Đại đế, Roma, Mông Cổ và Đế chế Ottoman. Đây là một trong những di sản thế giới nổi tiếng nhất ở Syria. Thành cổ Aleppo đã bị biến thành căn cứ quân sự và nhiều tòa nhà đã bị phá hủy. Cầu Deir Ez-zor (Syria) do người Pháp xây dựng trở thành tuyến đường tiếp tế quan trọng trong cuộc xung đột vũ trang gần đây. Nó đã bị sập do bị pháo kích. Thành phố cổ Nineveh (Iraq) từng là chứa đựng vô số báu vật, bao gồm tượng đài, trang sức. Tuy nhiên, sau khi Mỹ đem quân vào Iraq năm 2003, nhiều cổ vật đã bị mất cắp và đem ra buôn bán ở chợ đen. Tưởng niệm của 1,5 triệu người Armenia đã bị sát hại hồi năm 1915-1923, Bảo tàng diệt chủng Deir Ez-zor (Syria) trở thành địa điểm đến của những người hành hương từ khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, năm 2004, phiến quân IS đã phá hủy công trình kiến trúc này.
Bị rơi vào tay phiến quân IS, thành phố cổ Palmyra vốn là biểu tượng tiêu biểu cho lối kiến trúc hiện đại nhất hồi Thế kỷ thứ II TCN. Di sản thế giới này hiện đối mặt với nguy cơ bị phiến quân IS tiêu hủy như nhiều thành phố cổ khác ở Iraq và Syria.
Mới đây, phiến quân IS đã nắm quyền kiểm soát thành phố cổ Palmyra. Người ta lo ngại rằng phiến quân IS sẽ cướp phá các di tích lịch sử hàng ngàn năm ở đó. Ảnh: Dãy mái vòm và hàng cột phía đông Palmyra.
Thánh đường Baal, nơi làm các nghi lễ chính ở Palmyra.
Trong các cuộc chiến tranh hay xung đột, nhiều di tích lịch sử hay công trình kiến trúc có từ thời xa xưa cũng bị tàn phá nặng nề. Được xây dựng hồi thế kỷ 9 bên bờ sông Tigris, phía bắc Baghdad, Ngôi đền lớn Samarra với tháp Malwiya cao 52 mét đã bị bom đạn NATO tàn phá năm 2005.
Tháng 3/2001, Taliban đã dùng thuốc nổ đánh sập hai bức tượng Phật lớn nhất thế giới được khắc vào núi đá Bamiyan, Afghanistan, cách đây hơn 1.500 năm.
Liên tục có các cư dân cư trú trong 2.500 năm, thành phố cổ Bosra (Syria) trở thành thủ đô của Đế quốc Ả-rập. Di tích tiêu biểu trong thành cổ này là Nhà hát La Mã tồn tại từ Thế kỷ II cho tới cuộc xung đột gần đây.
Ngôi đền Hồi giáo ở Aleppo (Syria) được xây cất năm 715 và là một trong những ngôi đền lâu đời nhất trên thế giới. Trong nội chiến Syria năm 2013, di sản thế giới này trở thành đống đổ nát.
Bánh xe nước Hama, Syria, có đường kinh 20 mét là công trình thủy lợi hồi thế kỷ 5. 17 bánh xe gỗ tồn tại cho tới ngày nay và trở thành điểm du lịch hàng đầu ở Hama. Tuy nhiên, một số bánh xe đã bị phá hủy năm 2014.
Thành cổ Aleppo (Syria) tồn tại ít nhất 4 thiên niên kỷ, kéo dài từ thời Alexander Đại đế, Roma, Mông Cổ và Đế chế Ottoman. Đây là một trong những di sản thế giới nổi tiếng nhất ở Syria. Thành cổ Aleppo đã bị biến thành căn cứ quân sự và nhiều tòa nhà đã bị phá hủy.
Cầu Deir Ez-zor (Syria) do người Pháp xây dựng trở thành tuyến đường tiếp tế quan trọng trong cuộc xung đột vũ trang gần đây. Nó đã bị sập do bị pháo kích.
Thành phố cổ Nineveh (Iraq) từng là chứa đựng vô số báu vật, bao gồm tượng đài, trang sức. Tuy nhiên, sau khi Mỹ đem quân vào Iraq năm 2003, nhiều cổ vật đã bị mất cắp và đem ra buôn bán ở chợ đen.
Tưởng niệm của 1,5 triệu người Armenia đã bị sát hại hồi năm 1915-1923, Bảo tàng diệt chủng Deir Ez-zor (Syria) trở thành địa điểm đến của những người hành hương từ khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, năm 2004, phiến quân IS đã phá hủy công trình kiến trúc này.
Theo_Kiến Thức
Một nửa Syria rơi vào tay IS Nhà nước Hồi giáo hiện kiểm soát hơn một nửa Syria sau khi tấn công theo hướng tây vào trung tâm Palmyra và chiếm thành phố cổ này. Một khu di tích cổ ở Palmyra, Syria. Ảnh: AFP. Nhà nước Hồi giáo (IS) hiện kiểm soát toàn bộ thành phố Palmyra của Syria, trong đó có sân bay quân sự và nhà tù,...