Phiến quân Hồi giáo thề nhuốm máu Kenya
Phiến quân Somalia hôm nay thề sẽ tiến hành cuộc chiến lâu dài chống lại Kenya và ‘nhuốm đỏ các thành phố bằng màu máu’, sau khi nhóm giết chết gần 150 người trong cuộc tấn công vào trường đại học.
Người nhà nạn nhân vụ thảm sát tại trường đại học ở Kenya đau đớn khi biết tin. Ảnh: Reuters
“Không có biện pháp đề phòng hoặc an ninh nào có thể đảm bảo an toàn cho các người. Các người cũng không có khả năng ngăn chặn một cuộc tấn công hay tắm máu khác”, Reuters dẫn tuyên bố của phiến quân Somalia, al-Shabaab, trong một thông điệp gửi đến Kenya.
Nhóm này đe dọa sẽ “nhuốm đỏ các thành phố bằng màu máu” và nói thêm “đây sẽ là một cuộc chiến khủng khiếp và lâu dài. Người Kenya sẽ là nạn nhân đầu tiên”.
4 tay súng al-Shabaab, phiến quân có liên quan đến al-Qaeda hôm 2/4 thảm sát sinh viên tại một trường ở Garissa, đông bắc Kenya, cách biên giới Somalia 200 km. Phiến quân tuyên bố vụ tấn công nhằm trả đũa cho sự hiện diện của quân đội Kenya ở Somalia và việc người Hồi giáo bị ngược đãi ở Kenya.
Cuộc tấn công đặt Kenya vào tình trạng khẩn cấp và làm kinh sợ tín đồ Kitô giáo. Một vài người sống sót kể lại rằng các chiến binh cực đoan tìm kiếm, bắt giữ và sát hại những người Kito giáo, trong khi tha mạng cho một số người theo đạo Hồi.
Số người chết trong vụ thảm sát trường đại học ở Garissa tăng lên 148 người, Bộ trưởng Nội vụ Joseph Nkaissery hôm qua cho biết. Đây là cuộc tấn công đẫm máu nhất tại Kenya kể từ năm 1998, khi al-Qaeda đánh bom đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Nairobi, giết chết hơn 200 người.
Video đang HOT
Phương Vũ
Theo VNE
Thảm sát ở Kenya: Thi thể chồng chất đến 3 lớp
Trong vụ thảm sát tại Kenya ngày 2.4 khiến 147 người thiệt mạng, phần lớn là sinh viên nữ. Các nhân viên ứng cứu khẩn cấp tả lại hiện trường "đầy những thi thể, chồng chất đến 3 lớp".
Người thân nạn nhân đau đớn sau vụ thảm sát tại Kenya - Ảnh: Reuters
Phía ngoài cổng trường, một đám đông, trong đó có nhiều phụ nữ đứng đợi, mong tìm thấy tin tức về người thân.
Cô Barey Bare chờ nghe tin của anh họ làm thư ký tại trường đã mất tích từ ngày 2.4. "Chúng tôi đang đợi ở đây để biết tin về anh ấy, dù còn sống hay đã chết", Reuters dẫn lời cô Bare.
Bà Rose Nyambura đã tìm đến Bệnh viện quốc gia Kenyatte tại thành phố Nairobi với hy vọng cô con gái Jacinta Njoki còn sống. Njoki là sinh viên năm 2 tại trường Garissa, và hiện chưa thấy tin tức gì về cô kể từ vụ thảm sát ngày 2.4, theo tờ Daily Nation (Kenya).
"Nó là đứa con gái duy nhất của tôi, rất dễ thương và xinh đẹp. Chúng tôi nói chuyện vào tuần trước và tôi đã gửi tiền để nó sửa điện thoại", bà Nyambura nói. Trước khi rời Nairobi, bà Nyambura cố gọi điện cho con gái trong vô vọng, và cuối cùng một người lạ bắt máy.
Một người phụ nữ được các nhân viên Chữ Thập Đỏ dìu ra khỏi nhà xác tại Nairobi - Ảnh: Reuters
"Ông ấy bảo tôi rằng ông ấy là nhân viên của trường và đã nhận điện thoại vào tuần trước để sửa chữa", bà Nyambura nói trong khi ánh mắt vẫn hướng về chiếc xe cứu thương, nơi những nạn nhân được đưa đến bệnh viện.
Bên ngoài nhà xác Chiromo, nơi các nạn nhân được đưa đến, những người thân thấp thỏm và đau đớn đứng đợi tin tức con em mình. Ông Joseph Kamanu nói rằng đang cố liên lạc với cháu trai Samuel Kamanu, sinh viên năm 2 ngành kinh doanh, nhưng không được, theo The Guardian.
"Điện thoại của nó tắt. Chúng tôi không có thông tin gì. Chúng tôi đến bệnh viện nhưng họ bảo chỉ có 18 người sống sót. Họ bảo chúng tôi thử đến nhà xác", ông Kamanu nói.
Mặc dù những tay súng chỉ nhắm vào người Cơ đốc giáo, nhưng vẫn có nhiều người Hồi giáo lo lắng đứng đợi tin tức người thân. Một trong số đó là Amina, cô nói rằng vẫn chưa liên lạc được với chị gái Hawi của mình. "Chị ấy rất hạnh phúc tại thị trấn Garissa vì là lứa sinh viên đầu tiên từ khi trường mở cửa vào năm 2011. Còn giờ đây chúng tôi đang phải chịu đau khổ", Amina nói.
Một sinh viên thoát ra được sau vụ thảm sát - Ảnh: AFP
Từ cách đó hàng trăm cây số, Fred Musinai và vợ đã đến để tìm cô con gái Elizabeth Namarone. Ông Fred Musinai cho biết đã nhận được cuộc gọi từ con gái ông nói rằng các tay súng đang đi qua từng phòng tại ký túc xá, bắn sinh viên nào chúng xác định là người Cơ đốc, theo The Guardian.
"Bảo mẹ cầu nguyện thật nhiều nhé. Những người này chỉ muốn giết chúng con", Namarone nói trong sợ hãi.
"Sau đó, tôi cố gọi lại nhưng con bé không bắt máy. Tôi là người Cơ đốc. Tôi chỉ biết quỳ xuống và cầu nguyện như con bé nói để xin Chúa tha thứ cho mạng sống", bà Rose Nafula, mẹ của nạn nhân nói.
Vài giờ sau đó, chiếc điện thoại lại reo. Nhưng đó không phải Namarone mà là một trong những tay súng. Y nói với ông Musinai rằng: "Con gái ông tiêu rồi".
"Đây là nỗi đau quá lớn đối với gia đình chúng tôi và tôi cầu rằng Chúa sẽ phóng thích chúng tôi khỏi những kẻ khủng bố này", ông Musinai đau đớn.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Nhân chứng vụ thảm sát kinh hoàng ở Kenya: Bắn bất kỳ người nào họ thấy "Chúng tôi đang ngủ thì nghe tiếng nổ lớn, tiếp sau đó là tiếng súng và mọi người bắt đầu chạy thoát thân", một nhân chứng sống sót sau vụ thảm sát làm ít nhất 147 người chết tại Kenya ngày 2.4 kể lại. Một người phụ nữ bị thương sau vụ thảm sát tại Kenya - Ảnh: AFP Các tay súng bịt...