Phiên họp Thường vụ Quốc hội, phóng viên chỉ được dự… 5 phút đầu
“Nhiều khi biết có phóng viên theo dõi phiên họp, các đại biểu cũng ngại, phát biểu không hết vấn đề mà mình nắm. Có vấn đề tối mật không trao đổi không được, nhưng khi nói ra rồi lại phải đề nghị báo chí không đăng tải”, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết.
Báo chí không còn được theo dõi phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội như trước đây. (Ảnh: VPQH)
Sáng nay 11.7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chính thức khai mạc phiên họp lần thứ 12 khóa XIV. Tại phiên họp này mặc dù nhiều cơ quan báo chí có giấy mời đến dự đưa tin, nhưng phóng viên chỉ được dự 5 phút đầu của buổi làm việc.
Cụ thể, sau phần phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, màn hình tại Trung tâm báo chí của Quốc hội đã tắt, không tiếp hình, tiếng để báo chí theo dõi như mọi khi.
Trao đổi với báo chí sáng nay về vấn đề này, Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, từ nay với các phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, phóng viên các cơ quan báo chí sẽ chỉ được dự 5 phút đầu của mỗi buổi làm việc (phục vụ ghi hình, chụp ảnh – PV).
Video đang HOT
Trong mỗi ngày làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ có 2 bản Thông cáo báo chí thể hiện đầy đủ nội dung và kết luận về vấn đề được thảo luận trong phiên họp gửi tới cơ quan báo chí.
Lý giải về việc không cho phóng viên báo chí tham dự, theo dõi đầy đủ các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội như trước đây, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chia sẻ thêm: Đôi khi trong lúc thảo luận, trao đổi, phát biểu sâu về các vấn đề quan trọng, có thành viên của Ủy ban Thường vụ vô tình nói cả những thông tin nhạy cảm hoặc thuộc về bí mật Nhà nước.
Vẫn theo ông Phúc, thêm nữa nhiều khi biết có phóng viên theo dõi phiên họp, các đại biểu cũng ngại, phát biểu không hết vấn đề mà mình nắm. Có vấn đề tối mật không trao đổi không được, nhưng khi nói ra rồi lại phải đề nghị báo chí không đăng tải.
Như vậy, với cách làm mới là phát Thông cáo báo chí sau mỗi phiên họp, các phóng viên sẽ không còn được theo dõi phần thảo luận trong các buổi làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội như trước đây.
Theo Danviet
Lễ khánh thành khu di tích lịch sử Cách mạng Việt Nam Lào
Ngày 6.7, tỉnh Sơn La tổ chức lễ khánh thành khu di tích lịch sử Cách mạng Việt Nam - Lào tại bản Lao Khô I, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu (Sơn La). Tới dự buổi lễ, có đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam; đồng chí Pa Ny Tho Tu, Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội Việt Nam và Lào.
Cảnh tiếp đón lãnh đạo nước bạn Lào đến dự lễ khánh thành khu di tích lịch sử Cách mạng Việt Nam - Lào.
Khu di tích được xây dựng trên diện tích 3,5 ha với các hạng mục chính như: Đài tưởng niệm tình hữu nghị Việt Nam - Lào; nhà trưng bày, sân đài biểu tượng, khuôn viên... được xây dựng trên đỉnh đồi cao 18m, chất liệu đá xanh, với 3 tầng đế, trong đó tầng đế thứ 3 hình tròn đường kính 9m, chiều cao 1,1m, mặt đế tạo hình sóng nước với các cánh hoa sen, hoa Chăm Pa cách điệu.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tới thăm và tặng các thầy cô giáo, học sinh Trường THCS Phiêng Khoài, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu (Sơn La).
Cách đây hơn 65 năm, Ban xung phong Lào-Bắc do đồng chí Cay-Xỏn Phôm-Vi-Hẳn làm Trưởng Ban được thành lập với nhiệm vụ liên lạc với Ủy ban kháng chiến và Tỉnh bộ Việt Minh Sơn La để thống nhất hoạt động, có sự tương trợ lẫn nhau khi cần thiết với bộ đội Sơn La. Hai bên có nhiệm vụ gây dựng cơ sở trong đất địch, phát động phong trào du kích, đào tạo cán bộ địa phương. Bản Phiêng Sa thuộc xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu (Sơn La) trở thành căn cứ cách mạng của cách mạng Việt - Lào. Sau này, bản Phiêng Sa được đổi tên thành bản Lao Khô ( tên của ông Tráng Lao Khô, dân tộc Mông, là người có nhiều công lao trong việc giúp đỡ, nuôi giấu đồng chí Cay-Xỏn Phôm-Vi-Hẳn và Ban xung phong Lào - Bắc).
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chia sẻ, Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào là nơi là nơi ghi dấu quá trình hoạt động, xây dựng căn cứ cách mạng của Ban xung phòng Lào - Bắc và đồng chí Cay Xỏn - Phôm Vi Hẳn. Khu di tích đã ghi đậm dấu ấn của tình đoàn kết chiến đấu giữa hai nước Việt Nam - Lào nói chung và giữa nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào nói riêng trong cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. Khu di tích sẽ là nơi giáo dục truyền thống yêu nước, quan hệ đoàn kết đặc biệt, tình cảm thủy chung son sắt giữa hai nước Việt Nam - Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cay-Xỏn Phôm-Vi-Hẳn đặt nền móng và được các thế hệ lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước dày công vun đắp trở thành tài sản chung vô giá của hai nước .
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Trường THCS Phiêng Khoài, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu (Sơn La).
Chủ tịch Quốc hội Lào Pa-ny Ya-thô-tu thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam anh em đã luôn dành sự giúp đỡ to lớn, có hiệu quả với nhân dân Lào. Tin rằng, nhân dân hai nước sẽ cùng nhau tiếp tục phát huy mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước ngày càng tốt, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hữu nghị và hợp tác, phát triển ở khu vực và thế giới
Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tới thăm và tặng các thầy cô giáo, học sinh Trường THCS Phiêng Khoài, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu (Sơn La) 30 bộ máy tính để bàn.
Theo Danviet
"Nay giải cứu thịt lợn, mai giải cứu dưa hấu, mốt còn cứu gì nữa?" "Thời gian qua, nền nông nghiệp vẫn còn nhiều bất cập, đầu vào thì cao, đầu ra thì thấp, giá cả bấp bênh. Nay giải cứu thịt lợn, mai giải cứu dưa hấu, mốt không biết còn giải cứu cái gì nữa" - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Phong Điền (Cần Thơ)...