Phiên họp marathon đầu tiên của Quốc hội Ukraine: Định hình quan hệ với Nga
Phiên họp “ marathon” đầu tiên của Quốc hội Ukraine với đảng của Tổng thống Zelensky chiếm đa số được cho là sẽ định hình quan hệ giữa nước này với Nga.
Quốc hội khóa mới của Ukraine, với đảng Phụng sự Nhân dân của đương kim Tổng thống Volodymyr Zelensky chiếm đa số tuyệt đối, hôm qua (28/8) bắt đầu “phiên họp marathon” đầu tiên. Sự kiện thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, bởi nhà lãnh đạo Ukraine đã cam kết thúc đẩy thông qua ngay lập tức hàng chục văn kiện luật mới và đẩy nhanh quá trình thành lập Chính phủ. Mối quan hệ với Nga vì thế cũng dự báo sẽ được định hình trong phiên họp này.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: Reuters
Đắc cử hồi tháng 4 vừa qua với cam kết tạo ra một cuộc cách mạng, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hiện nắm trong tay nhiều lợi thế để thực hiện các tham vọng chính trị của mình. Đảng Phụng sự Nhân dân của ông, dù mới được thành lập song đã giành được thế đa số tuyệt đối tại Quốc hội trong cuộc bầu cử hồi tháng 7 vừa qua.
Tổng thống Volodymyr Zelensky tham vọng chấm dứt cuộc chiến tranh kéo dài với các lực lượng đối lập đòi li khai ở miền Đông để từ đó cải thiện quan hệ với Nga, đẩy lùi tham nhũng và khôi phục nền kinh tế.
Các nghị sĩ dự kiến sẽ phải làm việc suốt đêm nay để thông qua hàng chục, thậm chí là hàng trăm văn kiện luật. Với thành viên đều là những người mới trên chính trường, đảng Phụng sự nhân dân của ông Zelensky đã giành được 254 ghế trên tổng số 450 ghế tại Quốc hội trong cuộc bầu cử sớm hồi tháng 7 vừa qua. Đây là lần đầu tiên một đảng đạt được kết quả như vậy kể từ khi quốc gia thuộc liên bang Xô-viết trước đây và nằm ở cửa ngõ Liên minh châu Âu này giành được độc lập.
Video đang HOT
Theo một số nhà phân tích, đây là một cơ hội đặc biệt và là một trách nhiệm đặc biệt. Quốc hội mới tại Ukraine sẽ có cơ hội để thúc đẩy những cải cách về cơ cấu và tạo ra sự thay đổi cho đất nước như kỳ vọng của các cử tri:
“Tôi ủng hộ những thay đổi ở Ukraine, vì tương lai của Ukraine. Theo tôi nghĩ, lực lượng chính trị có thể mang lại tương lai cho đất nước này có thể là Đảng Phụng sự Nhân dân. Tôi hy vọng các lực lượng chính trị mới sẽ cùng với Tổng thống của chúng ta cùng chèo lái, thay đổi Ukraine theo hướng tốt hơn”.
Thành công bầu cử đã phần nào nâng cao uy tín của ông Zelensky và đảng của ông, đánh dấu một sự đổi mới về chính trị chưa từng có tại Ukraine, một trong những quốc gia nghèo nhất châu Âu. Điều này phản ánh sự thất vọng của người dân Ukraine đối với các chính quyền trước đây, vốn thường xuyên bị chỉ trích là kém hiệu quả và tham nhũng. Tuy nhiên, mặt khác, với một quốc gia luôn bị “giằng xé” giữa Đông và Tây như Ukraine, bất kỳ bước đi thiếu thận trọng nào cũng có nguy cơ khiến Quốc hội mới bị “sa lầy” vào chủ nghĩa dân túy và đất nước sẽ không có gì thay đổi.
Theo một nguồn tin Văn phòng Tổng thống, ông Zelensky, 41 tuổi, đã chọn ông Olexii Gontcharouk, một trong những quan chức hàng đầu phụ trách các vấn đề kinh tế trong chính quyền của ông làm Thủ tướng. Ông Gontcharouk là một chuyên gia về luật, không mấy tiếng tăm trong giới chính trị và chỉ mới 35 tuổi. Các nhà phân tích này, những luồng gió mới mà Tổng thống Zelensky tạo ra trên chính trường Ukraine có thể mang lại những thay đổi cách mạng tại nước này, mà một trong số đó là mối quan hệ với Nga./.
Theo Thu Hoài/VOV1
Tổng hợp
Ông Zelensky ra giá Tổng thống Putin đổi Crưm lấy xuất trong G8, Nga đáp Ukraine 'quá mạnh dạn'
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng nhà lãnh đạo Ukraine "quá mạnh dạn" khi tự cho mình quyền thảo luận về các vấn đề quốc tế.
" Tôi thực sự rất ngạc nhiên khi thấy Tổng thống Ukraine quá mạnh dạn cho mình quyền thảo luận các vấn đề đòi hỏi sự hiểu biết về bản chất những gì đang xảy ra" - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Zakharova phát biểu trong cuộc họp báo hôm 22/8 bình luận tuyên bố gần đây của Tổng thống Volodymyr Zelensky cho rằng, Nga sẽ có thể quay trở lại G8 và có một vị trí trong chương trình nghị sự ngoại giao cấp cao sau khi trao trả Crưm và chấm dứt cuộc xung đột ở Donbass.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Nga Maria Zakharova. (Ảnh: TASS)
Bà Zakharova cũng lưu ý rằng cấu trúc của các mối quan hệ quốc tế không thể nào được hiểu rõ chỉ trong một buổi tối. " Chúng tôi nhận thức rõ rằng lĩnh vực mà vị tổng thống đương nhiệm của Ukraine đang hoạt động, tất nhiên, có một khía cạnh quốc tế, nhưng lại hơi khác một chút" - nhà ngoại giao Nga bổ sung thêm.
Bà Zakharova giải thích rằng để có thể đưa ra những tuyên bố liên quan đến việc Nga quay trở lại G8 kiểu như ông Zelensky đã làm, tốt nhất nên "tham khảo ý kiến hoặc trao toàn quyền cho các chuyên gia, những người thực sự hiểu bản chất của những gì đang xảy ra".
" Vì những phát biểu của ông Zelensky là nhằm vào Nga, nên chúng tôi có quyền bình luận về chúng. Nói chung, có một khuyến nghị thế này: nên để các chuyên gia giải quyết vấn đề mà họ nghiên cứu, và nếu bạn không có đủ sự am hiểu trong một số vấn đề, tốt hơn là nên ủy thác các vấn đề này" - đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Nga kết luận.
Trước đó, Thư ký Báo chí của Tổng thống Putin, ông Dmitry Peskov nói rằng Nga không thực sự muốn quay lại G7 bởi với nhiều vấn đề cần giải quyết, hình thức của G20 sẽ hiệu quả hơn.
" Quay trở lại G7, tức từng là G8 không phải là mục tiêu đối với Nga. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Nga cho rằng việc thảo luận các vấn đề toàn cầu hiện nay về địa chính trị, an ninh và kinh tế sẽ không hiệu quả lắm nếu không có Trung Quốc và Ấn Độ", ông Peskov nhấn mạnh.
" Vì thế, các hình thức khác, chẳng hạn như G20 sẽ có nhiều lợi thế hơn", Thư ký báo chí điện Kremlin cho biết, đồng thời nhận định thêm rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhiều lần nói rằng Matxcơva sẵn sàng hợp tác với các quốc gia khác dưới bất kỳ hình thức nào.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và nhà lãnh đạo Mỹ Donald Trump đã cùng nhất trí với nhau về việc nên mời Nga tham dự hội nghị G7 vào năm 2020.
Nga gia nhập G7 vào năm 1998. Đến năm 2014, hội nghị thượng đỉnh G8 đáng lẽ được tổ chức tại Sochi, tuy nhiên trong bối cảnh các sự kiện ở Crưm, các thành viên khác đã quyết định không đến địa điểm dự kiến, mà lại tập trung tại Brussels khi không có mặt Nga.
Tuần này, Hội nghị thượng đỉnh G7 sẽ được tổ chức tại Biarritz (Pháp). Giới truyền thông loan tin rằng tại Hội nghị G7 lần này, vấn đề đưa Nga tái hòa nhập G7 sẽ được đưa ra thảo luận.
Ukraine không phải là thành viên của Nhóm G7 và cả G20.
(Nguồn: TASS)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Tin thế giới: Căng thẳng Nga-Ukraine tồi tệ hơn dưới thời Zelensky Tính đến tháng 8/2019, sau vài tháng ông Volodymyr Zelensky làm tổng thống Ukraine, quan hệ giữa nước này và Nga đã trở nên tồi tệ hơn. Quan hệ giữa Nga và Ukraine căng thẳng hơn dưới thời Tổng thống Volodymyr Zelensky Theo Southfront, tình hình tại đường liên lạc giữa các lực lượng vũ trang Ukraine và lực lượng tự vệ của...