Phiên giao dịch sáng 29/4: Cổ phiếu “tí hon” khởi sắc
Sự hồi phục của các cổ phiếu bluechip đã giúp VN-Index đảo chiều tăng điểm trong khi HNX-Index vẫn giao dịch dưới mốc tham chiếu bởi áp lực bán khá cao. Nổi bật trong phiên sáng nay là những cổ phiếu tí hon bật tăng mạnh nhờ lực cầu hấp thụ lớn.
Trong phiên hôm qua, mặc dù nhận được thông tin hỗ trợ tích cực từ việc giá dầu thô thế giới leo lên mức cao nhất trong khoảng 5 tháng nhưng trước sức ép bán ra, các cổ phiếu dầu khí cũng không cầm cự được đà tăng mạnh của phiên sáng. Nhiều mã lớn như PVD, PVB, PGS đảo chiều giảm điểm đã tác động hãm đà tăng của thị trường.
Sau nhịp giảm mạnh giữa phiên chiều, lực cầu hồi phục về cuối phiên đã giúp Vn-Index tiến dần về mốc tham chiếu. Tuy nhiên, áp lực trên diện rộng cùng việc thiếu các “ông lớn” chống lưng khiến thị trường không thoát khỏi phiên giảm điểm. Đáng chú ý, dòng tiền chảy vào thị trường suy giảm mạnh, tâm lý kỳ nghỉ lễ kéo dài khiến thanh khoản trên cả hai sàn xuống mức thấp nhất trong hơn 2 tháng qua.
Trái với lo ngại của giới phân tích, bước vào phiên giao dịch cuối cùng (29/4) trước kỳ nghỉ lế, dòng tiền nhập cuộc khá sôi động mặc dù dư âm của sắc đỏ còn hiện diện.
Kết thúc đợt 1, VN-Index giảm nhẹ 0,47 điểm (-0,08%) tạm đứng ở mức 591,2 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 9 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 274,85 tỷ đồng.
Sang đợt khớp lệnh liên tục, lực cầu duy trì tích cực giúp nhiều mã cổ phiếu lớn bé khởi sắc, chỉ số Vn-Index nhanh chóng đảo chiều tăng điểm.
Mặc dù, nhóm cổ phiếu dầu khí vẫn tiếp nhận thông tin hỗ trợ từ việc giá dầu thô tiếp tục tăng nhưng diễn biến của các mã này không mấy tích cực. Sau thời gian giảm điểm đầu phiên, các cổ phiếu lớn trong nhóm cũng hưởng ứng cùng thị trường và hồi nhẹ, tuy nhiên chưa hỗ trợ nhiều cho thị trường khi GAS đứng giá tham chiếu, PVD nhích nhẹ 1-2 bước giá.
Video đang HOT
Một số mã lớn là điểm tựa giúp thị trường khởi sắc như VIC, BID, HPG, HSG…
Trong khi đó, trên sàn HNX, áp lực bán vẫn khá lớn khiến HNX-Index vẫn giao dịch dưới mốc tham chiếu. Bên cạnh nhiều mã vừa và nhỏ giảm, thị trường thiếu lực đỡ từ các cổ phiếu bluechip, trong đó, các mã dầu khí trên sàn vẫn giao dịch giằng co quanh mốc tham chiếu, với PVX, PVS, PVB đang giảm điểm.
Tâm điểm đáng chú ý trên thị trường là các cổ phiếu tí hon. Cụ thể, BGM sau chuỗi ngày nằm sàn với lượng dư bán chất đống đã đảo chiều tăng trần. Sau hơn 1 giờ giao dịch, BGM đã khớp 2,4 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản thị trường và dư mua trần hơn 1,1 triệu đơn vị.
Tương tự, ATA sau 7 phiên liên tiếp giảm sàn cũng đã tăng kịch trần nhờ lực cầu hấp thụ mạnh. Hiện ATA tăng 7% lên 4.600 đồng/CP và khớp 1,2 triệu đơn vị với lượng dư mua trần 0,3 triệu đơn vị.
Trong khi đó, sau phiên tỏa sáng hôm qua, FPT đã trở lại “mặt đất”. Cổ phiếu FPT giao dịch nhẹ quanh mốc tham chiếu với thanh khoản sụt giảm mạnh đạt khối lượng khớp lệnh 0,18 triệu đơn vị.
… Tiếp tục cập nhật
Thanh Thúy
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Phiên giao dịch chiều 19/4: VN-Index lao dốc, mô hình 2 đỉnh đã hình thành?
Một số ý kiến cho rằng, phiên giảm điểm hôm nay đã chính thức xác nhận mô hình 2 đỉnh đã được hình thành và rủi ro trong thời gian tới là khá lớn.
Việc thị trường cầm cự khá tốt trong phiên sáng, cùng với dòng tiền ngoại chảy mạnh khiến nhà đầu tư tiếp tục nuôi hy vọng, VN-Index có thể sẽ thử thách lại mốc 580 điểm và các mốc điểm cao hơn nữa vẫn có thể được chinh phục.
Tuy nhiên, hy vong đã đã tiêu tan trong phiên giao dịch chiều nay khi lực bán ồ ạt được tung ra ngay từ đầu phiên, đẩy thị trường lao dốc. Không những mốc 575 điểm, mà ngay cả mốc hỗ trợ mạnh trong thời điểm này là 570 điểm cũng dễ dàng bị xuyên thủng, VN-Index đóng cửa ở mức thấp nhất ngày.
Chốt phiên hôm nay, VN-Index giảm 11,58 điểm (-2%), xuống 568,28 điểm với 188 mã giảm, trong khi chỉ có 55 mã tăng. Áp lực bán giá thấp gia tăng, nhưng lực cầu bắt đáy cũng không hoạt động quá tích cực, khiến thanh khoản thị trường không cải thiện nhiều với 138,46 triệu đơn vị, giá trị 2.348 tỷ đồng được chuyển nhượng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 12,9 triệu đơn vị, giá trị 242,88 tỷ đồng.
Tương tự, HNX-Index cũng giảm mạnh 0,84 điểm (-1,04%), xuống 79,42 điểm với 71 mã tăng, trong khi có tới 145 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 60,36 triệu đơn vị, giá trị 549,76 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 18,6 triệu đơn vị, giá trị 101,8 tỷ đồng.
Trong nhóm cổ phiếu lớn, chỉ còn duy nhất MBB may mắn có được sắc xanh nhạt khi chốt phiên hôm nay. "Má phanh" giúp VN-Index không lao dốc trong phiên sáng là VCB cũng đã quay đầu và đóng cửa dưới tham chiếu 1 bước giá. Trong khi nhóm cổ phiếu dầu khí tiếp tục nới rộng đà giảm.
Chốt phiên, GAS giảm 4,32%, xuống 44.300 đồng, PVD giảm 5,42%, xuống 22.700 đồng, PGD giảm 2,72%, xuống 12.400 đồng...
Các mã lớn khác như VNM, VIC, MSN, BID, CTG, BVH cũng đều đóng cửa trong sắc đỏ, trong đó BVH, VNM, VIC giảm rất mạnh.
Không chỉ các mã lớn, nhóm cổ phiếu thị trường cũng đồng loạt bị xả mạnh trong phiên chiều nay, đẩy HAI, OGC xuống mức sàn, trong khi các mã khác như HNG, HAR, TSC, DLG, JVC, HQC, VHG cũng chỉ cách mức sàn 1 bước giá.
Các mã tăng nóng giai đoạn trước cũng đồng loạt đóng cửa ở mức sàn hoặc sát sàn trong phiên hôm nay như EVE, FCM, TLH... Trong khi các mã như ASP, ATA, TTF, NVT vẫn duy trì được đà tăng mạnh như phiên sáng.
Trên HNX, dù cũng đồng loạt giảm giá, nhưng mức giảm của các mã không quá mạnh như trên HOSE. Thậm chí, HNX-Index còn nhận được sự hỗ trợ của một số mã bluechip như VCS, LAS, trong khi 2 mã thị trường là SCR và KLS cũng có được sắc xanh khi chốt phiên. Đây cũng là 2 mã có thanh khoản tốt nhất HNX với hơn 2 triệu đơn vị được khớp. Trong khi đó, SPI tiếp tục bị bán mạnh và xuống mức sàn 5.700 đồng.
Trao đổi với ĐTCK, ông Nguyễn Hữu Bình, Trưởng phòng Đầu tư CTCK IVS cho biết, trong những năm gần đây, sóng tăng của thị trường thường khá ngắn, chỉ tầm 2 tháng. Nếu tính từ giữa tháng 1/2016 đến nay, thì dường như nó đã đang ở giai đoạn cuối.
Nếu như thị trường tuần này giảm điểm, thì mô hình 2 đỉnh dường như đã hình thành và rủi ro có thể sẽ xảy ra.
Như vậy, với phiên lao dốc hôm nay, nhiều khả năng mô hình 2 đỉnh như nhận định của ông Bình đã được hình thành và đây chính là cảnh báo rủi ro đối với các nhà đầu tư. Thay vì mơ ước đến các đỉnh cao như 590 hay 600 điểm, nhà đầu tư cũng chuẩn bị tâm lý nếu VN-Index có thể lùi về 530 điểm, thậm chí sâu hơn.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Phiên giao dịch chiều 13/4: Đột biến khó lường Dù không có nhiều chuyển biến về mặt điểm số chung của thị trường, nhưng phiên giao dịch chiều đã chứng khiến nhiều đột biến tại các mã đơn lẻ, nhất là ở nhóm cổ phiếu đầu cơ. Thêm một lần nữa VN-Index lại thất bại với mốc 580 điểm. Tuy nhiên, đây là điều dường như đã quá quen thuộc, nên cũng...