Phiên giao dịch chiều 29/9: Chán nản
Tình trạng thị trường lình xình với thanh khoản thấp kéo dài trong suốt gần 1 tháng qua đã bắt đầu khiến nhà đầu tư cảm thấy chán nản.
Theo nhận định của một số công ty chứng khoán, thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong giai đoạn tích lũy. Tuy nhiên, với việc thiếu vắng thông tin vĩ mô trong nước, trong khi thị trường bên ngoài có nhiều bất ổn liên quan đến sức khỏe nền kinh tế Trung Quốc, cũng như chờ đợi quyết định của Fed khiến nhà đầu tư trở nên rất thận trọng và khiến thanh khoản thị trường sụt giảm và đứng ở mức thấp trong gần 1 tháng qua.
Ngoài ra, việc các quỹ ETF lớn trên thế giới liên tục bị rút vốn mạnh, nhất là ở các thị trường mới nổi cũng tạo ra những tâm lý lo sợ cho các nhà đầu tư trong nước.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, sắc đỏ cũng bao trùm ở hầu hết các thị trường với mức giảm rất mạnh, đặc biệt là chứng khoán Nhật Bản giảm tới hơn 4% trong phiên hôm nay. Chứng khoán châu Âu cũng mở cửa giảm hơn 1% trong phiên hôm nay sau khi đã giảm mạnh trong phiên đầu tuần.
Cùng với tâm lý bi quan chung của giới đầu tư trên thị trường toàn cầu, chứng khoán Việt Nam cũng giảm điểm ngay khi mở cửa phiên giao dịch hôm nay và duy trì sắc đỏ trong suốt phiên.
Trong phiên giao dịch chiều, đà giảm đã được nới rộng ngay khi thị trường bước vào phiên chiều khi lực bán vẫn duy trì như phiên sáng, trong khi bên nắm giữ tiền mặt đã rụt tay khi chứng kiến “cơn lốc đỏ” trên thị trường chứng khoán khu vực.
Tuy nhiên, cũng giống như phiên sáng, dường như VN-Index đang tìm được điểm hỗ trợ tốt tại 560 điểm, nên ngay khi xuống dưới ngưỡng hỗ trợ này, VN-Index đã bật trở lại đóng cửa ở mức điểm tương đương phiên sáng.
Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch 29/9, VN-Index giảm 3,69 điểm (-0,65%), xuống 561,19 điểm với 68 mã tăng, trong khi có tới 127 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 93,14 triệu đơn vị, giá trị 1.489,5 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đã đóng góp tới hơn 10 triệu đơn vị, giá trị 114 tỷ đồng.
Video đang HOT
Tương tự, HNX-Index cũng giảm 0,27 điểm (-0,21%), xuống 77,94 điểm với 73 mã tăng và 107 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 38,46 triệu đơn vị, giá trị 439,38 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp tới 9 triệu đơn vị, giá trị 110 tỷ đồng.
Dù độ rộng của thị trường nghiêng hẳn về sắc đỏ, nhưng mức biến động của cả các mã tăng và mã giảm không lớn, một số mã có mức biến động lớn, nhưng thanh khoản rất thấp.
Trong các cổ phiếu đáng chú ý, nhóm ngân hàng chỉ có duy nhất EIB có mức tăng tối thiểu, còn 3 mã đứng ở tham chiếu là STB, MBB và BID, trong khi 2 mã còn lại là VCB, CTG giảm nhẹ.
Nhóm cổ phiếu dầu khí cũng đóng cửa trong sắc đỏ do chịu ảnh hưởng của giá dầu thế giới, nhưng mức giảm không lớn.
Trong nhóm cổ phiếu dẫn dắt dòng tiền, FLC lấy lại vị trí dẫn đầu về thanh khoản với 5,89 triệu đơn vị được khớp, tiếp đến là SSI với 4,4 triệu đơn vị, HQC khớp 3,3 triệu đơn vị… đa phần các mã còn lại không có nhiều điểm đáng chú ý.
Trên HNX, nhờ có sự hỗ trợ hiếm hoi của ACB và PHP, nên đà giảm của HNX-Index nhẹ hơn VN-Index. VND và KLF là 2 mã có thanh khoản tốt nhất trên HNX với 2,8 triệu đơn vị và 2,2 triệu đơn vị được khớp. Các mã còn lại cũng không có nhiều điểm đáng chú ý. Ngay cả giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài cũng trầm lắng khi họ bán ròng nhẹ 220 triệu đồng trên HNX.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Phiên giao dịch chiều: MSN, TTP thỏa thuận mạnh, VN-Index giữ được mốc 570
Thị trường tiếp tục diễn biến giằng co trong sự ảm đạm của dòng tiền, ngoại trừ một vài điểm sáng như MSN, TTP. Tuy nhiên, VN-Index vẫn giữ thành công mốc hỗ trợ quan trọng 570 điểm.
Thị trường đã có diễn biến giằng co ngay từ khi mở cửa phiên giao dịch sáng và đã để tuột mốc 570 điểm khi kết phiên. Tuy nhiên, thanh khoản mới chính là điều mà nhà đầu tư quan tâm nhất ở thời điểm này.
Trong phiên sáng nay, thanh khoản vẫn ở mức rất thấp, chỉ nhỉnh hơn 800 tỷ đồng trên cả 2 sàn cho thấy dòng tiền hiện đang rất "hờ hững" với thị trường. Tình trạng này phần nào khiến nhà đầu tư bắt đầu cảm thấy "khó chịu" nên đã gia tăng việc đẩy bán, khiến thị trường có pha giảm khá mạnh ở cuối phiên.
Trong bối cảnh đang ở vùng trũng thông tin, cộng thêm việc dòng tiền rất thận trọng vào thị trường, tâm lý nhà đầu tư dường như đang chịu sự thử thách, vì vậy mà các ngưỡng hỗ trợ quan trọng của chỉ số đang trong trạng thái khá "mong manh".
Diễn biến trong phiên giao dịch chiều đã cho thấy điều này. Lực cầu tốt từ một vài mã cổ phiếu khiến tâm lý được tốt hơn, thị trường theo đó hồi dần. Nhưng áp lực vẫn đè nặng lên các cổ phiếu lớn, khiến thị trường liên tục rung lắc, có nhiều thời điểm đã giao dịch ở dưới mốc tham chiếu. Dù vậy, nỗ lực ở những phút cuối phiên đã giúp các chỉ số lấy lại được sắc xanh, VN-Index cũng chính thức giữ được mốc hỗ trợ 5790 điểm.
Về mặt thanh khoản, giao dịch thỏa thuận đã "cứu" thanh khoản chung của cả thị trường. Trong phiên chiều nay, trên HOSE đã có 14,88 triệu đơn vị được thỏa thuận, giá trị lên tới 765,44 tỷ đồng, chiếm hơn 1/3 tổng giá trị giao dịch trên 2 sàn. Đáng kể nhất là MSN với thỏa thuận 6 triệu đơn vị, giá trị 441 tỷ đồng; TTP thỏa thuận hơn 4,1 triệu đơn vị, giá trị 230,5 tỷ đồng.
Đóng cửa, với 114 mã tăng và 96 mã giảm, VN-Index tăng 0,13 điểm ( 0,02%) lên 570,38 điểm. Chỉ số VN30-Index giảm 1,31 điểm (-0,22%) xuống 588,11 điểm với 6 mã tăng và 22 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 79 triệu đơn vị, giá trị 1.878,93 tỷ đồng.
Còn với 78 mã tăng và 89 mã giảm, HNX-Index tăng 0,07 điểm ( 0,08%) lên 78,67 điểm. Chỉ số HNX30-Index giảm 0,48 điểm (-0,33%) xuống 146,17 điểm với 10 mã tăng và 12 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 28,9 triệu đơn vị, giá trị 343,2 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp chỉ 7,77 tỷ đồng.
Sức ì từ nhóm VN30 khiến VN-Index chỉ may mắn mới giữ được sắc xanh. Hầu hết các mã lớn như VIC, SSI, REE, HPG, HSG, HAG, FPT, BVH... đều giảm điểm, dù không mạnh. HAG giảm 300 đồng xuống 15.100 đồng/CP và khớp 1,55 triệu đơn vị.
Tương tự các nhóm dẫn dắt khác như ngân hàng, dầu khí, chứng khoán đa phần cũng giữ sắc đỏ như VCB, MBB, CTG, SSI, HCM, PVD, PVT. Trong đó, SSI, PVD, MBB và CTG là các mã có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị.
Ngược lại, các mã VNM, KDC, HVG, GMD, STB, BID vẫn giữ được sắc xanh, còn GAS và MSN về mốc tham chiếu, đã góp phần giúp lưu lại sắc xanh trên VN-Index. HVG tăng 300 đồng lên 17.000 đồng/CP và khớp 1,1 triệu đơn vị.
Đối với nhóm cổ phiếu thị trường, dòng tiền vẫn tập trung chủ yếu tại nhóm này nên thanh khoản vẫn khá tốt, tuy nhiên đa phần là giảm điểm.
CII và HHS giảm 300 đồng và 200 đồng và cùng khớp hớn 3 triệu đơn vị, nhưng CII nhờ nhỉnh hơn đôi chút nên dẫn đầu thanh khoản trên HOSE. VHG giảm 100 đồng và khớp 2,5 triệu đơn vị. Tương tự, FLC, FIT, GTN, HQC, NTL, TTF, SHI cũng giảm nhẹ, thanh khoản đều trên 1 triệu đơn vị.
Ngược lại, một vài mã như BGM, DXG, IDI tăng nhẹ, khớp lệnh cũng hơn 1 triệu đơn vị. OGC tăng trần lên 2.500 đồng/CP và khớp 1,06 triệu đơn vị. HAI và PDR đứng giá tham chiếu và cũng nằm trong nhóm thanh khoản hơn 1 triệu đơn vị.
Trên HNX, nhiều mã lớn như PVC, PVS, PVG, VND, SHB, SHS.... đã giảm điểm nhẹ. SHB và PVS khớp lần lượt 1,3 và 1,6 triệu đơn vị.
Tuy nhiên, sắc xanh của HNX-Index được giữ lại là nhờ ACB, CEO, AAA, DBC, PVB, PLC... tăng giá, trong đó CEO khớp được 1,44 triệu đơn vị.
KLF dẫn đầu thanh khoản trên HNX với 2,68 triệu đơn vị được khớp và kết phiên ở giá tham chiếu 4.500 đồng/CP. VCG cũng đứng giá tham chiếu và khớp 1,2 triệu đơn vị.
Ngoài các mã này, trên HNX cũng chỉ có thêm HKB là có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị (1,1 triệu đơn vị).
Nguyễn Tùng
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Hội nhập ngân hàng - thách thức cạnh tranh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, với việc ký kết hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA), chuẩn gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP)... Ngành ngân hàng (NH) có thể phải mở room đến 70% thay...