Phiên giao dịch chiều 27/11:Bán ‘ồ ạt’,VN-Index ‘thủng’ mốc 585
Các cổ phiếu ngân hàng, bảo hiểm và bất động sản đã chịu áp lực bán mạnh và đồng loạt lao dốc.
Về gần cuối phiên giao dịch, thị trường hứng chịu một đợt bán rất mạnh, hàng loạt các cổ phiếu lớn trên thị trường đều giảm khá sâu. Trong đó, các cổ phiếu ngân hàng như VCB, STB, BID, CTG, EIB và ACB đều chìm trong sắc đỏ. Khép phiên giao dịch, VCB giảm 1.100 đồng xuống còn 42.600 đồng/CP. BID giảm 300 đồng xuống 21.300 đồng/CP.
Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu bảo hiểm là BVH, BIC, BMI, PVI, PTI… cũng giảm giá khá mạnh trong phiên giao dịch hôm nay. Trong đó, BVH giảm 2.500 đồng xuống 55.000 đồng/CP. BIC cũng giảm 1.000 đồng xuống 19.500 đồng/CP.
Ngoài ra, hàng loạt các cổ phiếu lớn khác như VIC, SSI, MSN, GAS, PVS… cũng không tránh được xu hướng chung của thị trường và đồng loạt giảm giá.
Các cổ phiếu lớn đồng loạt giảm đã dẫn tới việc sắc đỏ của chỉ số VN-Index bị nới rộng thêm và chỉ số này đã để tuột mốc 585 điểm bất chấp những nỗ lực yếu ớt đến từ hai cổ phiếu KDC và VNM. Cụ thể, VNM trong phiên hôm nay duy trì được mức tăng 1.000 đồng lên 124.000 đồng/CP và khớp lệnh hơn 1,1 triệu đơn vị. Tương tự, KDC cũng tăng 100 đồng lên 25.900 đồng/CP và khớp lệnh hơn 1 triệu đơn vị.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, các mã bất động sản như ITA, KBC, HQC, HAR, NTL, NVT, NDN, FLC… cũng lao dốc khá mạnh trong phiên. Khép phiên giao dịch, FLC giảm mạnh 300 đồng xuống 8.300 đồng/CP và khớp lệnh mạnh nhất thị trường, đạt gần 23,4 triệu đơn vị. Sau phiên tăng mạnh hôm qua, SAM đã bị bán xuống mức giá sàn và khớp lệnh trên 1,2 triệu đơn vị.
Đáng chú ý, HAG phiên hôm nay giảm mạnh 500 đồng xuống 12.600 đồng/CP và khớp lệnh được hơn 5,3 triệu đơn vị.
Giao dịch trên thị trường trong phiên hôm nay diễn ra tương tự phiên trước, thanh khoản hai sàn đạt khoản trên 2.700 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt gần 300 tỷ đồng. Trong khi FLC tiếp tục dẫn đầu khối lượng khớp lệnh trên thị trường thì KLF tiếp tục đứng vị trí số một về khớp lệnh trên HNX, đạt hơn 13 triệu đơn vị. Phiên hôm nay, KLF đứng ở mức giá tham chiếu.
Chốt phiên, chỉ số VN-Index giảm mạnh 7,54 điểm (-1,28%) xuống còn 582,86 điểm. Toàn sàn có 70 mã tăng, 159 mã giảm và 80 mã đứng giá. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 142,2 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị hơn 2.181 tỷ đồng.
Tương tự, chỉ số HNX-Index cũng giảm 0,42 điểm (-0,51%) xuống còn 81,49 điểm. Toàn sàn có 79 mã tăng, 111 mã giảm và 182 mã đứng giá. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 65 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 577 tỷ đồng.
VNM tăng 3.000 đồng, VN-Index vẫn giảm điểm nhẹ
Về cuối phiên sáng, lực bán có phần suy yếu, nhiều cổ phiếu lớn trên thị trường đã thu hẹp đà giảm hoặc lấy lại được sắc xanh. Trong đó, VNM cuối phiên sáng đã tăng trở lại 3.000 đồng lên 126.000 đồng/CP và là nhân tố chính giúp làm giảm áp lực lên chỉ số VN-Index. Bên cạnh đó, FPT phiên sáng nay cũng tăng 700 đồng elen 49.700 đồng/CP.
Video đang HOT
Các cổ phiếu lớn khác trên thị trường như KDC, MBB, SCR, NTP, PLC, ACB… cũng đồng loạt tăng giá. ACB tăng 100 đồng lên 19.700 đồng/CP. SCR tăng 200 đồng lên 9.000 đồng/CP và khớp lệnh hơn 2,6 triệu đơn vị. KDC tăng 300 đồng lên 26.100 đồng/CP và có thỏa thuận 2,7 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 70,3 tỷ đồng.
Trong khi chỉ số HNX-Index đã nhích nhẹ lên trên mốc tham chiếu thì chỉ số VN-Index phiên sáng nay vẫn còn giảm giá nhẹ bất chấp sự hồi phục mạnh của VNM do khá nhiều cổ phiếu lớn như BID, BVH, VIC, VCB, GAS… vẫn chìm trong sắc đỏ. Khép phiên sáng, VCB giảm nhẹ 300 đồng xuống 45.100 đồng/CP. BVH giảm 500 đồng xuống 57.000 đồng/CP.
Đáng chú ý, hai cổ phiếu FLC và KLF tiếp tục chia sẻ hai vị trí dẫn đầu về khối lượng khớp lệnh trên sàn HOSE và HNX. Cụ thể, FLC phiên sáng nay tăng 100 đồng lên 8.700 đồng/CP và khớp lệnh hơn 14,6 triệu đơn vị. KLF tiếp tục tăng mạnh 300 đồng lên 5.300 dodongfCP và khớp lệnh hơn 9,26 triệu đơn vị.
Khép phiên sáng, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 0,09 điểm (-0,02%) xuống 590,31 điểm. Toàn sàn có 85 mã tăng, 89 mã giảm và 135 mã đứng giá. Tổng khối lượng giao dịch đạt trên 64,39 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 1.100 tỷ đồng.
Trong khi đó, chỉ số HNX-Index tăng trở lại 0,34 điểm (0,41%) lên 82,24 điểm. Toàn sàn có 70 mã tăng, 79 mã giảm và 223 mã đứng giá. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 39,5 triệu cổ phiếu, tương ứng trên 326 tỷ đồng.
Lực bán tăng cao, VN-Index giảm gần 4 điểm, mất mốc 590
Sau khoảng thời gian đầu giao dịch cầm chừng, lực bán bất ngờ tăng cao đã kéo hàng loạt các cổ phiếu lớn trên thị trường như BID, BVH, MSN, GAS, VCB… lùi xuống dưới mốc tham chiếu, điều này đã khiến chỉ số VN-Index giảm trở lại và tuột khỏi mốc 590 điểm.
Hiện giờ, BID đang giảm nhẹ 100 đồng xuống 21.500 đồng/CP. MSN giảm 500 đồng xuống 69.500 đồng/CP. Được biết, sau nhịp ‘nghỉ’ vào ngày 23/11, khối ngoại trên HOSE đã có 3 phiên bán ròng liên tiếp cổ phiếu MSN.
Trong khi đó, VNM cũng không thể duy trì được sắc xanh mà lùi về đứng ở mức giá tham chiếu. FPT chỉ còn tăng nhẹ 200 đồng lên 49.200 đồng/CP.
Giao dịch trong khoảng thời gian đầu của phiên cuối tuần diễn ra tương đối thận trọng. Nhiều cổ phiếu lớn trên thị trường như VNM, FPT, BVH, NTP, PLC… đều đã nhích lên trên mốc tham chiếu và giúp kéo cả hai chỉ số tăng điểm tở lại.
Trong đó, VNM đang tăng 2.000 đồng lên 125.000 đồng/CP. FPT tăng 200 đồng lên 49.200 đồng/CP. Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC (SIC) vừa thông báo đăng ký mua vào 500.000 cổ phiếu FPT và 300.000 cổ phiếu VNM từ ngày 1/12 đến 30/12/2015 với mục đích đầu tư tài chính.
Đáng chú ý, sau phiên giảm mạnh hôm qua, BID đã tăng nhẹ trở lại 100 đồng lên 21.700 đồng/CP. PLC tăng 900 đồng lên 39.100 đồng nhờ thông tin sẽ tạm ứng cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt, tỷ lệ 30% trong tháng 12.
Chiều ngược lại, một vài cổ phiếu lớn khác là GAS, EIB, VIC, VCB, STB, PVS, PVC… đang lùi nhẹ xuống dưới mốc tham chiếu. GAS đang giảm 100 đồng xuống 43.400 đồng. PVS giảm 100 đồng xuống 20.300 đồng.
Được biết, giá dầu phiên 26/11 giảm sau 6 ngày tăng liên tục do tâm lý lo ngại về căng thẳng leo thang tại Trung Đông đã lắng dịu trong khi giới đầu tư lại tập trung vào tình trạng dư cung toàn cầu. Giá dầu Brent giảm 71 cent xuống 45,46 USD/thùng. Từ đầu tháng 11 đến nay, giá dầu Brent đã giảm hơn 8% và giảm 20% kể từ đầu năm.
Giao dịch trên thị trường vẫn đang tập trung mạnh vào nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ như FLC, SBT, KLF… Trong đó, FLC tăng 100 đồng lên 8.700 đồng và khớp lệnh hơn 4,2 triệu đơn vị. KLF tăng 200 đồng lên 5.200 đồng và cũng khớp lệnh được hơn 5 triệu đơn vị.
Sau 30 phút giao dịch, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 1,11 điểm (0,19%) lên 591,51 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 14,5 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 208 tỷ đồng.
Tương tự, chỉ số HNX-Index cũng tăng nhẹ 0,3 điểm (0,37%) lên 82,2 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 14,6 triệu cổ phiếu, trị giá trên 95 tỷ đồng.
Theo NDH
Nhận định thị trường ngày 23/11: Hành trình tăng khó khăn hơn
Thị trường không phát đi những tín hiệu tiêu cực khiến hầu hết các công ty chứng khoán đều nhận định khá khả quan về xu thế tăng sẽ tiếp diễn trong tuần tới. Tuy nhiên, hành trình tăng giá sẽ đối mặt với những khó khăn hơn, đặc biệt khi VN-Index vượt ngưỡng 615 điểm.
Ngưỡng 600 điểm có thể được duy trì
CTCK BIDV (BSC)
Nhìn chung, diễn biến của thị trường chung chưa có nhiều điểm mới. Hầu hết các cổ phiếu Bluechip vẫn đang tích lũy, và khối lượng khớp lệnh vẫn duy trì ở mức bình quân. Nếu không có sự xuất hiện của các tin tức tiêu cực, dòng tiền margin có thể sẽ không có sự bán tháo, và ngưỡng 600 điểm có thể được duy trì.
Nhà đầu tư ưa mạo hiểm tiếp tục mở vị thế mua khi VN-Index điều chỉnh giảm và nhanh chóng chốt lời tại các phiên tăng điểm, hạn chế sử dụng margin tại thời điểm này.
VN-Index vẫn tăng trong ngắn hạn nhưng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn hơn
CTCK MayBank KimEng (MBKE)
Nhìn chung biến động giảm nhẹ ở các phiên gần đây không có nhiều tác động đến nhìn nhận kỹ thuật của chúng tôi dành cho thị trường. Chúng tôi bảo lưu đánh giá xu hướng tăng ngắn hạn cho VN-Index nhưng đồng thời lưu ý hành trình tăng giá sẽ dần đối mặt với khó khăn lớn hơn, đặc biệt khi VN-Index vượt trên khu vực 615 điểm.
Nhà đầu tư vẫn có thể duy trì một tỷ trọng cổ phiếu lớn hơn tiền mặt trong bối cảnh hiện nay nhưng việc mở thêm các vị thế mua mới nên dần được hạn chế.
Đà tăng sẽ tiếp diễn
CTCK Bảo Việt (BVSC)
Đà giảm của chỉ số VN-Index trong tuần qua chủ yếu có nguyên nhân đến từ diễn biến tiêu cực 1 số mã bluechips vốn hóa lớn, trong khi độ rộng thị trường vẫn ở mức cân bằng.
Diễn biến thị trường trong phiên cuối tuần tương đối tích cực khi 2 chỉ số hồi phục khá tốt cả về điểm số và thanh khoản. Nhiều khả năng đà tăng điểm của thị trường sẽ tiếp diễn trong các phiên đầu tuần tới.
Nhà đầu tư được khuyến nghị cơ cấu dần danh mục ở các phiên thị trường biến động mạnh, tập trung mua vào nhóm cổ phiếu cơ bản và chưa tăng mạnh trong giai đoạn vừa qua để giảm thiểu rủi ro khi 2 chỉ số tiệm cận các mốc kháng cự cao hơn.
Góc nhìn chuyên gia tuần mới: Dòng tiền đầu cơ sẽ tiếp tục chảy mạnh
Thị trường sẽ tăng trở lại và tâm điểm vẫn là các cổ phiếu đầu cơ
CTCK Maritime (MSI)
Thị trường đã có phiên hồi phục sau chuỗi ngày điều chỉnh 4 phiên trước đó, khối ngoại cũng tích cực hơn khi mua ròng trở lại. Điểm sáng trong phiên cuối tuần là dòng tiền không chỉ tập trung vào nhóm đầu cơ mà ở nhóm cổ phiếu cơ bản cũng có lực cầu tốt.
Chúng tôi nghiêng về kịch bản thị trường sẽ tăng trở lại trong tuần tới, VN-Index có thể sẽ giao động quanh ngưỡng 600 - 610 điểm và tâm điểm của thị trường chính là các cổ phiếu đầu cơ, những cổ phiếu có hệ số beta cao.
T.Thúy
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Góc nhìn kỹ thuật phiên 30/10: Sớm test lại vùng 610-615 Sau các phiên tích lũy bên trên Rising Windows, chỉ số này bật tăng khá mạnh mẽ kiểm định lại mốc 605 điểm. Đà tăng đang mạnh và VN-Index sẽ sớm test lại vùng 610-615 điểm trong các phiên tới. Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS ĐTCK lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số CTCK cho phiên giao...