Phiên giao dịch chiều 23/9: Dòng tiền vào cổ phiếu bất động sản
Bên cạnh sự trở lại của nhóm dầu khí và một số mã ngân hàng, xu hướng dòng tiền chảy vào nhóm cổ phiếu bất động sản cũng là tín hiệu vui trong phiên hôm nay.
So với phiên sáng, giao dịch có phần sôi động hơn với sự cải thiện về thanh khoản. Đặc biệt, cùng với sự hỗ trợ của nhóm dầu khí, sự trở lại của một vài cổ phiếu nhóm ngân hàng đã giúp VN-Index thu hẹp khoảng giảm. Tuy nhiên, ảnh hưởng bởi đà giảm của 2 mã vốn hóa lớn nhất thị trường là VNM và VCB, chỉ số sàn này vẫn không vượt qua được tham chiếu.
Trong khi đó, trên HNX, do ít chịu áp lực hơn, lại được hỗ trợ bởi đà tăng của PVS, PVG, ACB, VCG, may mắn tăng nhẹ trước khi thị trường đóng cửa.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 0,48 điểm (-0,08%) xuống 572,72 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 107,8 triệu đơn vị, tương đương giá trị 1.876,17 tỷ đồng.
Độ rộng thị trường đã khá cân bằng so với phiên sáng với 109 mã giảm trên 95 mã tăng. Trong nhóm VN30 cũng có 10 mã tăng, 15 mã giảm và 5 mã đứng giá. Điều này giúp chỉ số này chỉ còn giảm 1,55 điểm (-0,26%) xuống 591,23 điểm.
Trên HNX, chỉ số HNX-Index tăng 0,12 điểm ( 0,15%) lên 78,47 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 32,75 triệu đơn vị, trị giá 378,18 tỷ đồng.
Với 11 mã giảm, 11 mã tăng và 8 mã đứng giá, chỉ số HNX30-Index tăng 0,55 điểm ( 0,38%) lên 146,95 điểm.
Video đang HOT
Tính chung, tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt khoảng 2.250 tỷ đồng, trong đó có sự đóng góp của tới gần 520 tỷ đồng từ giao dịch thỏa thuận. Phần lớn trong số thỏa thuận này là giao dịch của BCI tới gần 17,7 triệu cổ phiếu (chiếm gần 20% tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành của mã này), trị giá 377,5 tỷ đồng.
Điểm đáng chú ý nữa là, mặc dù dòng tiền chung đang có dấu hiệu suy yếu sau đợt cơ cấu danh mục của các quỹ ETF, nhưng thanh khoản của nhóm cổ phiếu bất động sản đang cho thấy những tín hiệu tích cực và có được mức tăng khá tốt. Đặc biệt là mã S99 trên HNX. Trong phiên hôm nay, mã này tăng trần với 3,56 triệu cổ phiếu được trao tay, trong khi vẫn còn dư bán trần gần 30.000 đơn vị.
Một số điểm sáng trong nhóm này như CEO; VCG; CII, DIG…
Quay trở lại với diễn biến phiên giao dịch, bên cạnh GAS nới rộng đà tăng, việc giá dầu thế giới có xu hướng tăng trở lại hỗ trợ cho nhóm cổ phiếu này. PVD cũng tăng 400 đồng;
Ở nhóm ngân hàng, ngoài EIB quay về tham chiếu, MBB và CTG đã tăng trở lại với mức tăng tương ứng 100 và 200 đồng. Thời gian gần đây, MBB nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư khi còn mức định giá khá thấp so với mặt bằng chung của nhóm, nhất là khi MBB có khả năng sẽ hở room ngoại nếu phát hành tăng vốn cho NĐT nội.
Ngoài ra, đà tăng từ BVH, GMD, DPM, HVG… cũng giúp thị trường không bị rơi sâu.
Ở chiều ngược lại, JVC vẫn ở mức sàn, nhưng thanh khoản không cải thiện so với phiên sáng, khi cung cầu không gặp nhau về giá.
T. Huyền
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
TQ muốn chuẩn dầu mới dùng NDT: Lợi ích của Bắc Kinh
Nếu Trung Quốc ra được chuẩn giá dầu riêng dùng nhân dân tệ sẽ làm giảm sức mạnh của đồng USD, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào Mỹ.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Trưởng bộ môn Quản trị Tài chính Quốc tế, Khoa Tài chính Quốc tế (Học viện Tài chính) nhận định như vậy khi trao đổi về kế hoạch ra chuẩn giá dầu riêng dùng nhân dân tệ của Trung Quốc.
PV: - Trung Quốc đang có kế hoạch khởi động thùng dầu tiêu chuẩn riêng, tương tự như dầu Brent biển Bắc và dầu WTI ngọt nhẹ Bắc Mỹ, vào tháng 10 tới. Các hợp đồng mua bán dầu trên sẽ thực hiện thanh toán bằng nhân dân tệ, không dùng USD. Theo ông, tại sao Trung Quốc lại muốn xây dựng chuẩn dầu riêng vào lúc này?
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: - Đồng USD được sử dụng nhiều trong giao thương quốc tế và đã trở thành một thói quen trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh dầu mỏ. Từ trước tới nay, tất cả các giao dịch mua bán dầu mỏ trên thế giới đều được quy đổi, tính toán bằng USD. Cả thế giới đều coi đồng USD như một chuẩn chung, vì thế chính phủ Mỹ sử dụng sức mạnh trong giao thương của đồng USD để khống chế thị trường dầu, làm thay đổi giá cả dầu mỏ cũng như làm các quốc gia kinh doanh dầu mỏ phụ thuộc vào Mỹ. Trước đây, khi muốn bao vây cấm vận Liên Xô, Mỹ từng dùng biện pháp đồng USD lên giá và dầu mỏ mất giá để khống chế.
Không chỉ Trung Quốc mà rất nhiều quốc gia muốn giảm phụ thuộc vào đồng USD trong kinh doanh dầu mỏ bằng cách chuyển sang đồng euro hay đồng tiền khác nhưng từ trước đến nay họ chưa làm được điều đó.
Nguyên nhân là bởi đồng USD vẫn là đồng tiền mạnh nhất, các nước chưa tìm ra được đồng tiền nào phổ biến và thông dụng như đồng USD. Mặt khác, chính phủ nhiều quốc gia có quan hệ chặt chẽ với chính phủ Mỹ, chịu sự tác động về mặt kinh tế, chính trị, xã hội của Mỹ nên họ muốn thoát ra mà chưa thoát được.
Một lý do nữa đó là thói quen của các nhà kinh doanh dầu là thanh toán bằng đồng USD. Nhưng quan trọng nhất, đồng tiền khác mà các nước muốn sử dụng để thay thế đồng USD rất khó được chấp nhận. Trước đây Liên Xô muốn sử dụng đồng rúp làm đồng tiền chung nhưng nó chỉ có thể lưu thông được trong khối XHCN, còn đi ra thế giới vẫn phải sử dụng đồng USD. Ngay cả trên thị trường vàng, người ta vẫn coi đồng USD là nhất, bởi thế các nước vẫn cứ phụ thuộc vào đồng USD.
Bây giờ nếu Trung Quốc có được chuẩn giá dầu riêng bằng nhân dân tệ thì có thể làm giảm sức mạnh của đồng USD và kinh tế Mỹ, từ đó giúp các nước mua bán dầu bằng đồng nhân dân tệ độc lập với kinh tế Mỹ. Mỹ khi đó khó lòng hưởng lợi từ việc kinh doanh dầu và sự lên xuống của các thị trường sẽ tự do hơn, tách rời khỏi sự điều khiển của Mỹ.
Trung Quốc sắp khởi động kế hoạch chuẩn giá dầu riêng bằng nhân dân tệ
PV: - Trung Quốc đang là một trong những nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Động thái phá giá đồng nhân dân tệ vừa qua của Trung Quốc khiến việc nhập khẩu dầu của quốc gia này tốn kém hơn. Khi có chuẩn giá dầu riêng bằng nhân dân tệ, Trung Quốc sẽ tránh được những rủi ro khi thanh toán bằng USD như thế nào? Liệu các nước bán dầu có chịu bán cho Trung Quốc bằng nhân dân tệ hay không?
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: - Như tôi nói ở trên, một khi việc nhập khẩu mỏ được tính bằng đồng nhân dân tệ thì người được hưởng lợi đầu tiên là Trung Quốc. Việc mua bán dẩu lên xuống theo sự lên xuống của đồng nhân dân tệ chứ không phải đồng USD như trước và như thế tính độc lập của kinh tế Trung Quốc với kinh tế Mỹ rất cao, sự điều phối của các nhà kinh tế Mỹ với thị trường dầu mỏ thế giới sẽ không còn nhiều ý nghĩa nữa. Trong trường hợp đó, có thể đồng nhân dân tệ sẽ được chính phủ Trung Quốc cố gắng giữ một giá trị nào đó hoặc không, nhưng tất cả mọi yếu tố đều đi đến một việc: tất cả những ai trên thế giới chấp nhận đồng nhân dân tệ, coi đồng nhân dân tệ là chuẩn mực sẽ phải phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc, sự điều hành nhân dân tệ của chính phủ Trung Quốc.
Họ cũng tránh được rủi ro khi thay đổi tỷ giá giữa nhân dân tệ với USD vì bản chất vấn đề lúc đó là Trung Quốc sẽ quyết định giá trị thực của đồng tiền, quyết định giá dầu mỏ thế giới, sự tăng hay giảm của giá dầu phụ thuộc vào sức mạnh của nền kinh tế và mong muốn của chính phủ Trung Quốc.
Theo_Báo Đất Việt
Dân đóng tiền phải được biết phí sử dụng thế nào Việc thu phí cần phải đi kèm với những cam kết rõ ràng về chất lượng cũng như thời gian cung ứng dịch vụ. Tại hội thảo lấy ý kiến cho dự án Luật Phí và lệ phí, do Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức chiều 18-9, các chuyên gia cho rằng dự án luật này cần có cơ chế sử...