Phiên giao dịch chiều 23/2: “Thoát hàng” tại HAG?
Áp lực bán gia tăng trên diện rộng khiến sắc đỏ chiếm áp đảo trên bảng điện tử. Trong khi một số trụ đỡ như GAS, BVH, VCB giúp sàn HOSE cầm cự được sắc xanh thì HNX-Index lại đảo chiều giảm điểm. HAG hôm nay rung lắc mạnh.
Dòng tiền vẫn tham gia tích cực nhưng áp lực bán có dấu hiệu gia tăng khiến thị trường có những nhịp điều chỉnh quanh ngưỡng 565 điểm trong phiên giao dịch sáng nay. Trong đó, các cổ phiếu bluechip vẫn là trụ đỡ chính giúp thị trường duy trì sắc xanh ổn định.
Mặc dù diễn biến giao dịch đã chậm lại nhưng thanh khoản trong phiên sáng vẫn cải thiện tích cực và ghi nhận phiên sáng thứ 5 liên tiếp, tổng giá trị giao dịch của thị trường vượt mức 1.000 tỷ đồng.
Với tâm lý lo ngại “lên không được sẽ xuống” khiến lực cung đẩy mạnh ngay khi bước vào phiên chiều. Sắc đỏ đã chiếm ưu thế trên bảng điện tử, trong đó, nhiều trụ đỡ cũng đã đảo chiều giảm điểm kéo VN-Index lùi về sát mốc tham chiếu.
Đóng cửa, toàn sàn HOSE có 88 mã tăng và 134 mã giảm, trong đó nhóm VN30 có 9 mã tăng, 14 mã giảm và 7 mã đứng giá. Chỉ số VN-Index tăng nhẹ 0,57 điểm ( 0,1%) lên 561,28 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 159,71 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 2.427,95 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 8,54 triệu đơn vị, trị giá 176,9 tỷ đồng.
Trong khi đà giảm của các cổ phiếu bluechip cùng lượng lớn các mã trên thị trường khiến HNX không thể cầm cự được sắc xanh. Với mức giảm 0,07 điểm (-0,09%), HNX-Index xuống đứng ở mức 78,2 điểm khi có 108 mã giảm và 83 mã tăng. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua với khối lượng giao dịch đạt 48,87 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 519,33 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 4,88 triệu đơn vị, trị giá 66,82 tỷ đồng.
Thông tin giá dầu thô tiếp tục tăng nhưng không đủ sức giúp các cổ phiếu trong nhóm dầu khí bật tăng mạnh trước áp lực bán trong nước. Cụ thể, GAS giữ sắc xanh với mức tăng chỉ 0,9%, PVS và PVC cùng nhích nhẹ 1 bước giá, trong khi PVD giảm tới 2,76%, PVB giảm 0,86%, PVT giảm 2,91%…
Ở nhóm cổ phiếu chứng khoán, mã đi tiên phong trong việc nới room là SSI chỉ còn nhích nhẹ 1 bước giá, thậm chí có thời điểm rơi xuống mốc tham chiếu; HCM hãm đà tăng với biên độ 2,39%, trong khi các cổ phiếu cùng ngành trên HNX cũng diễn biến thiếu tích cực như VIX giảm 2,9%, VND giảm 2,52%, SHS giảm 1,33%…
Video đang HOT
Trong khi đó, các cổ phiếu trong nhóm ngân hàng tiếp tục có sự phân hóa. Trong khi VCB, STB đang tăng điểm thì BID, CTG, MBB lại đỏ điểm. Đáng chú ý, MBB tiếp tục nhận được lực cầu hấp thụ mạnh từ nhà đầu tư ngoại, tuy nhiên, áp lực bán rất mạnh ngăn cản cổ phiếu này tăng giá. Đóng cửa, MBB giảm 1,29% xuống 15.300 đồng/Cp với khối lượng khớp lệnh đạt 6,18 triệu đơn vị và khối ngoại mua vào mạnh nhất hơn 5,9 triệu đơn vị.
Mặc dù HAG có thời điểm chạm trần nhưng áp lực chốt lời nhanh chóng kéo cổ phiếu này xuống sát mốc tham chiếu. Với mức tăng nhẹ 1,14% lên 8.900 đồng/CP, HAG tiếp tục là cổ phiếu dẫn đầu thanh khoản với 15,67 triệu đơn vị được chuyển nhượng thành công. Trong khi đó, áp lực bán cũng khiến HNG có những phút rung lắc, tuy nhiên, đóng cửa cổ phiếu này vẫn giữ sắc tím với mức tăng 6,38% lên 10.000 đồng/CP và khớp 3,86 triệu đơn vị.
Với việc rung lắc sớm trong điều kiện thị trường chung chạm ngưỡng cản, khả năng về một kịch bản “thoát hàng” tại HAG là khá lớn.
Dòng tiền đầu cơ vẫn hoạt động khá mạnh nhưng cũng chịu chung tâm lý đẩy bán khiến hầu hết các mã thị trường đều quay đầu giảm điểm. Cụ thể, FLC giảm 5,23% xuống sát sàn 6.800 đồng/CP và khớp hơn 12 triệu đơn vị; HQC giảm 1,72% và khớp 6,76 triệu đơn vị; DLG giảm 1,64% và khớp 3,68 triệu đơn vị; SHI giảm 3,15% và khớp 3,32 triệu đơn vị…
Trái với diễn biến hạ nhiệt nhanh chóng của cặp đôi cổ phiếu chứng khoán SSI và VIX, sau khi nới room lên 49%, BIC đã thiết tiếp khoác áo tím và xác lập phiên tăng trần thứ 4 liên tiếp. Đóng cửa, BIC tăng 6,8% lên 20.500 đồng/CP với thanh khoản tích cực hơn 0,76 triệu đơn vị khớp lệnh và dư mua trần 30.000 đơn vị.
Bên cạnh BGM tiếp tục duy trì đà tăng trần với lượng dư mua trần không ngừng gia tăng lên hơn 2 triệu đơn vị thì trong phiên chiều còn có sự góp mặt của một cổ phiếu vừa và nhỏ khác trong dòng khoáng sản là DHM. Lực cầu tăng mạnh giúp DHM tăng 6,9% lên mức trần 7.700 đồng/Cp với khối lượng khớp 1,39 triệu đơn vị và dư mua trần hơn 1 triệu đơn vị.
Thanh Thúy
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Khối ngoại vẫn mua ròng hơn 116 tỷ đồng cổ phiếu MBB phiên 22/2
Giao dịch nhà đầu tư nước ngoài trong phiên 22/2 khá cân bằng trên cả hai sàn. Trong đó, tuy MBB vẫn được khối ngoại mua ròng mạnh hơn trăm tỷ đồng nhưng với việc bán khá mạnh các mã bluechip khiến khối này chỉ còn mua ròng chưa tới 5 tỷ đồng trong phiên đầu tuần.
Thống kê trên HOSE, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 12.953.150 đơn vị, tổng giá trị tương ứng đạt 276,72 tỷ đồng, giảm 58,69% về lượng và 63,96% về giá trị so với phiên 19/2.
Ngược lại, bán ra với khối lượng 13.375.460 đơn vị, trị giá tương ứng 275,28 tỷ đồng, tăng 5,21% về lượng nhưng giảm 48,83% về giá trị so với phiên 19/2.
Tổng cộng, khối này đã bán ròng 422.310 đơn vị, trong khi phiên cuối tuần trước mua ròng 18.645.260 đơn vị. Tuy nhiên, tổng giá trị vẫn là mua ròng 1,44 tỷ đồng, giảm 99,37% so với phiên trước.
Trong đó, MBB tiếp tục là cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất với khối lượng đạt 7.468.770 đơn vị, tương ứng tổng giá trị hơn 116 tỷ đồng.
Tiếp đó, SSI được mua ròng 871.580 đơn vị, trị giá 19,33 tỷ đồng.
Trái lại, khối ngoại bán ròng mạnh nhất HHS với tổng khối lượng 3.486.190 đơn vị, trị giá tương ứng 37,94 tỷ đồng.
Ngoài ra, DRC bị bán ròng 704.340 đơn vị, trị giá 30,57 tỷ đồng; DPM bị bán ròng 735.680 đơn vị, trị giá 20,85 tỷ đồng; VIC bị bán ròng 411.120 đơn vị, trị giá 18,5 tỷ đồng.
Trên HNX, khối ngoại mua vào với khối lượng đạt 7.111.368 đơn vị, tổng giá trị tương ứng 174,75 tỷ đồng, gấp gần 8,6 lần về lượng và hơn 12 lần về giá trị so với phiên 19/2.
Ngược lại, bán ra với khối lượng 7.333.044 đơn vị, tổng giá trị tương ứng 172,84 tỷ đồng, gấp gần 8 lần về lượng và 11,6 lần về giá trị so với phiên 19/2.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 221.676 đơn vị, gấp hơn 2,5 lần so với phiên trước. Tuy nhiên, tổng giá trị là mua ròng 1,91 tỷ đồng, trong khi phiên trước bán ròng 0,74 tỷ đồng.
LAS là cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất với khối lượng đạt 317.300 đơn vị, tương ứng tổng giá trị hơn 8 tỷ đồng.
Tiếp đó, PVS được mua ròng 198.800 đơn vị, trị giá hơn 3 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, DBC là cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất về giá trị đạt 2,53 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 85.800 đơn vị. Còn xét về khối lượng, SHB là cổ phiếu dẫn đầu danh mục đạt 319.900 đơn vị, trị giá bán ròng tương ứng 2,17 tỷ đồng.
Ngoài ra, khối ngoại còn bán ròng hơn 1 tỷ đồng đối với các mã VCG, LIG, CEO.
Đáng chú ý trong phiên, khối ngoại đã giao dịch thỏa thuận gần 6,18 triệu cổ phiếu PVI với tổng giá trị 155,11 tỷ đồng.
Tính chung trên 2 sàn trong phiên 22/2, khối ngoại đã bán ròng 643.986 đơn vị, trong khi phiên cuối tuần trước mua ròng 18.557.685 đơn vị. Tuy nhiên, tổng giá trị vẫn là mua ròng 3,35 tỷ đồng, giảm tới 98,54% so với phiên trước.
T.Thúy
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Tuần qua, khối ngoại bán ròng mạnh trên HOSE, mua ròng trên HNX Chuỗi ngày bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa có dấu hiệu dừng, tuy nhiên, khối này đã có một tuần hoạt động sôi động với giao dịch mua-bán tăng mạnh trên hai sàn. Trên sàn HOSE, khối ngoại đã thực hiện 4 phiên bán ròng và 1 phiên mua ròng duy nhất vào giữa tuần (20/1). Tính chung, khối...