Phiên giao dịch chiều 21/9:Lực cầu tăng mạnh, VN-Index tăng gần 6 điểm
VHG và VCG tiếp tục chia sẻ hai vị trí dẫn đầu về khối lượng khớp lệnh trên sàn HOSE và HNX, đạt lần lượt 7,93 triệu đơn vị và 3 triệu đơn vị.
Về cuối phiên giao dịch, lực cầu tăng mạnh đã giúp nới rộng sắc xanh của nhiều cổ phiếu lớn trên thị trường, điều này cũng giúp chỉ số VN-Index kết phiên với mức tăng gần 6 điểm.
Trong đó, hai nhóm cổ phiếu ngân hàng và bảo hiểm như BVH, MBB, VCB, CTG, STB, SHB… đã đồng loạt tăng giá. Khép phiên giao dịch, MBB tăng mạnh 400 đồng lên 15.300 đồng/CP và khớp lệnh được hơn 5 triệu đơn vị. CTG tăng 200 đồng lên 20.200 đồng/CP và cũng khớp lệnh được hơn 2,27 triệu đơn vị. BVH tăng tới 2.100 đồng lên 47.400 đồng/CP.
Bên cạnh đó, khá nhiều cổ phiếu trụ cột khác là VIC, MSN, VCG, PVS… cũng đều đã tăng giá khá mạnh. Đáng chú ý, VIC phiên hôm nay tăng 900 đồng lên 42.900 đồng/CP và khớp lệnh hơn 1,15 triệu đơn vị. Trong buổi gặp gỡ nhà đầu tư tổ chức tại HOSE vào chiều ngày 11/09, VIC cho biết mục tiêu đề ra đến cuối năm nay là sẽ đạt con số 60,000 tỷ đồng, trong đó chủ yếu đến từ việc tiếp tục bán căn hộ Vinhomes Central Park tại TPHCM và Vinhomes Times City tại Hà Nội.
Chiều ngược lại, các cổ phiếu như NT2, KDC, GAS, HAG, SCR… đều đã lùi xuống dưới mốc tham chiếu. Sau những lùm xùm liên quan đến vấn đề bánh trung thu, KDC phiên hôm nay giảm 500 đồng xuống còn 23.800 đồng/CP. Trong khi đó, với việc lực cầu khối ngoại không còn mạnh như trước, nên hai cổ phiếu HAG và NT2 cũng đều giảm giá khá mạnh.
Phiên hôm nay, giao dịch trên thị trường lại quay trở về trạng thái ảm đạm do không còn những đột biến từ việc tái cơ cấu của hai quỹ ETF. Dòng tiền trong phiên đa phần chỉ tập trung vào một vài mã nhất định là VHG, MBB, CII, SBT, VCG…
VHG và VCG tiếp tục chia sẻ hai vị trí dẫn đầu về khối lượng khớp lệnh trên sàn HOSE và HNX, đạt lần lượt 7,93 triệu đơn vị và 3 triệu đơn vị.
Đáng chú ý, giao dịch thỏa thuận trong phiên hôm nay đóng góp hơn 317 tỷ đồng vào thanh khoản sàn HOSE. Về cuối phiên, giao dịch thỏa thuận của MHC được nâng lên thành 12,5 triệu cổ phiếu và đều được thực hiện ở mức giá trần, trị giá hơn 225,6 tỷ đồng. HAR cũng có thỏa thuận hơn 5,4 triệu cổ phiếu, tương ứng trên 34,5 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 5,87 điểm (1,04%) lên 572,12 điểm. Toàn sàn có 135 mã tăng, 76 mã giảm và 98 mã đứng giá. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 109,4 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 1.709,8 tỷ đồng.
Tương tự, chỉ số HNX-Index tăng 0,32 điểm (0,41%) lên 78,07 điểm. Toàn sàn có 94 mã tăng, 83 mã giảm và 190 mã đứng giá. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 32,4 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 368 tỷ đồng.
Video đang HOT
Phiên sáng nay, giao dịch trên thị trường tiếp tục diễn ta khá ảm đạm, dòng tiền trên thị trường chỉ đa phần tập trung vào một số cổ phiếu nhất định như VHG, MBB, VCG…
Kết thúc phiên sáng, tổng khối lượng giao dịch trên sàn HOSE đạt hơn 59,66 triệu cổ phiếu, tương ứng trên 908 tỷ đồng. Tổng khối lượng giao dịch sàn HNX đạt hơn 17,8 triệu cổ phiếu, trị giá chỉ hơn 203 tỷ đồng.
VHG tăng nhẹ 100 đồng lên 8.200 đồng/CP và dẫn đầu khối lượng giao dịch sàn HOSE đạt hơn 6,6 triệu đơn vị. Trong khi đó, VCG tăng 500 đồng lên 11.700 đồng/CP và khớp lệnh mạnh nhất sàn HNX, đạt hơn 2,1 triệu đơn.
Phiên sáng nay, hai cổ phiếu VHG và MHC đều có giao dịch thỏa thuận với khối lượng lớn. Trong đó, VHG thỏa thuận 3,9 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 31,59 tỷ đồng, còn MHC thỏa thuận hơn 3,89 triệu cổ phiếu, trị giá trên 70 tỷ đồng. Bên cạnh đó, MBB cũng có thỏa thuận 1,34 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 18,6 tỷ đồng.
Về mặt điểm số, các cổ phiếu trụ cột trên thị trường đã phân hóa mạnh. Phiên sáng nay, các cổ phiếu ngân hàng trên sàn HOSE như VCB, STB, EIB, CTG, BID và MBB đều đồng loạt tăng giá và là nhân tố chính giúp VN-Index tăng điểm. Trong đó, MBB tăng mạnh 300 đồng lên 15.200 đồng/CP và khớp lệnh hơn 3,6 triệu đơn vị. Bên cạnh đó, nhiều cổ phiếu lớn khác là VNM, VIC, BVH, GMD… cũng đồng loạt tăng giá.
Chiều ngược lại, sắc đỏ đã bao trùm lên các cổ phiếu dầu khí như GAS, PVD, PXS, PVC….
Kết thúc phiên sáng, chỉ số VN-Index tăng 3,06 điểm (0,54%) lên 569,31 điểm. Toàn sàn có 101 mã tăng, 78 mã giảm và 130 mã đứng giá.
Trong khi đó, chỉ số HNX-Index đi ngang và đứng ở mức 77,76 điểm. Toàn sàn có 63 mã tăng, 73 mã giảm và 231 mã đứng giá.
Thị trường bước vào phiên giao dịch đầu tuần mới với tâm lý khá thận trọng, các cổ phiếu lớn đang phân hóa mạnh và khiến cả hai chỉ số đang có mức biến động hẹp quanh mốc tham chiếu.
Trên sàn HOSE, mã MBB đang tăng mạnh 300 đồng lên 15.200 đồng/CP. Trước đó, thông báo kết quả phát hành cổ phiếu riêng lẻ. Có 5 nhà đầu tư tổ chức tham gia mua cổ phần lần này của MBB và tất cả đều là tổ chức trong nước. Trong đó đáng chú ý Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã mua vào 160 triệu cổ phần MBB, nắm giữ 10% vốn của MB sau đợt phát hành.
Bên cạnh đó, một số cổ phiếu ngân hàng khác là VCB, STB và CTG cũng đã nhích lên trên mốc tham chiếu. Bên cạnh đó, các cổ phiếu lớn khác là VIC, MSN, BVH… cũng đang có được mức tăng giá nhẹ.
Chiều ngược lại các mã lớn khác là SSI, PVD, GAS, KDC… đã lùi xuống dưới mốc tham chiếu. GAS đang giảm 700 đồng xuống 47.300 đồng/CP. SSI giảm 200 đồng xuống 24.700 đồng/CP. Đáng chú ý, mã BID đang giảm 200 đồng xuống 24.300 đồng/CP sau khi lóe xanh ở những phút đầu tiên của phiên hôm nay. Trong phiên cuối của tuần vừa qua, BID mới chỉ bị khối ngoại bán ra hơn 1,6 triệu cổ phiếu. Trước đó, hai quỹ ETF là FTSE và V.N.M đã mua vào tới hơn 9 triệu cổ phiếu này nhưng đều không thêm BID vào danh mục đầu tư.
Sau phiên giảm sàn cuối tuần trước, mã PDR tiếp tục bị bán rất mạnh. Hiện tại, PDR đang giảm 300 đồng xuống 14.700 đồng/CP.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, VHG đang tăng 100 đồng lên 8.200 đồng/CP và khớp lệnh mạnh nhất sàn HOSE, đạt hơn 4,5 triệu đơn vị. Được biết, VHG dự kiến mua lại tối đa 5 triệu cổ phiếu từ nguồn vốn thặng dư vốn cổ phần và lợi nhuận sau thuế đến 30/06/2015 căn cứ theo BCTC hợp nhất 06 tháng 2015 đã kiểm toán.
Sau 30 phút giao dịch, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 0,27 điểm (-0,05%) xuống còn 565,98 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 14,2 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 181 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng giảm nhẹ 0,1 ddiemr (-0,12%) xuống còn 77,66 điểm. Tổng khối lượng giao dịch chỉ đạt hơn 4 triệu cổ phiếu, trị giá trên 45 tỷ đồng.
Tương tự sàn HOSE, các cổ phiếu có tính dẫn dắt trên HNX cũng đang phân hóa khá mạnh. Các mã như VCB, VND, SHS, AAA… đã nhích lên trên mốc tham chiếu. Đáng chú ý, VCG tăng mạnh 300 đồng lên 11.500 đồng/CP. Chiều ngược lại, sắc đỏ đã bao trùm lên các cổ phiếu là PVS, SCR, PVC, BVS….
Theo NDH
Tâm lý được giải tỏa, VN-Index tăng điểm
Sáng nay, thị trường đón nhận thông tin Fed quyết định giữ nguyên lãi suất đồng USD. Tâm lý ngập ngừng chờ quyết định của Fed đã được giải tỏa, giúp VN-Index đang có diễn biến tăng.
BID "vào hụt" danh mục của 2 quỹ ETF
Kỳ tái cơ cấu quý III/2015 của hai quỹ ETF lần này đã mang lại những diễn biến bất ngờ xoay quanh cổ phiếu BID. "Tiếp bước" FTSE Vietnam ETF, cuối tuần trước, Quỹ VNM ETF công bố sẽ thêm BID vào rổ chỉ số với tỷ trọng 8%, cao nhất trong danh mục, góp phần đưa cổ phiếu này trở thành điểm sáng của cả thị trường, dù các chỉ số chứng khoán chủ chốt tiếp tục diễn biến "lình xình". Tăng giá trần liên tiếp trong hai phiên đầu tuần, BID đã nhảy vọt lên mức đỉnh cao nhất trong lịch sử với mức thanh khoản kỷ lục hơn 9 triệu cổ phiếu trong phiên 15/9.
Bất ngờ xảy ra khi tối 15/9, VNM ETF đột ngột thông báo sẽ không thêm BID vào danh mục như trong thông báo trước đó và FTSE ETF có động thái tương tự chỉ một ngày sau đó. "Sự cố" hi hữu này đã khiến cổ phiếu BID lập tức giảm giá sàn với lượng dư bán sàn xấp xỉ 10 triệu cổ phiếu.
Việc BID không được thêm vào danh mục trong đợt cơ cấu lần này có lợi cho những cổ phiếu còn lại trong rổ chỉ số của hai quỹ ETF. Thay vì bị bán ra mạnh như dự kiến, những cổ phiếu như VCB, HAG, BVH, STB, KDC, MSN... nhiều khả năng bị bán ra ít hơn, thậm chí được mua ròng trở lại. Điều này đã giúp thị trường có lực nâng đỡ, đối trọng lại tác động tiêu cực từ việc BID giảm sàn.
Tuy nhiên, thanh khoản thị trường vẫn suy yếu. Sự ngập ngừng của giới đầu tư dường như là để chờ đợi quyết định của Fed đưa ra sau cuộc họp chính sách kết thúc ngày 17/9. Đây là một quyết định quan trọng, không chỉ liên quan đến kinh tế nước Mỹ, mà nó còn có sức ảnh hưởng đến kinh tế toàn thế giới. Nhiều quan điểm của các chuyên gia, định chế tài chính có uy tín được đưa ra xoay quanh câu chuyện Fed chuẩn bị tăng lãi suất USD, nhưng lịch sử cho thấy, dự đoán các quyết định của Fed đều là "mạo hiểm".
Bên cạnh nền tảng thanh khoản yếu, chỉ đạt trên dưới 80 triệu cổ phiếu/phiên trên sàn HOSE, diễn biến của chỉ số VN-Index cũng không có nhiều khởi sắc khi liên tục dao động trong biên độ hẹp từ 560 - 565 điểm và không phát ra tín hiệu xu hướng rõ ràng. Sự thận trọng khiến dòng tiền không đủ sức mạnh lan tỏa, mà chỉ tập trung tại một số cổ phiếu lớn trong rổ chỉ số của hai quỹ ETF, hoặc các cổ phiếu dầu khí như GAS, PVD, PVS, PVC nhờ thông tin giá dầu tăng trở lại. Tuy vậy, biến động giá của những cổ phiếu này khá thụ động theo các thông tin đưa ra, hoặc do ảnh hưởng từ diễn biến giá dầu thế giới trong đêm hôm trước.
VN-Index vẫn nằm trong thị trường giá xuống
Chỉ số VN-Index dao động trong khoảng 555 - 575 điểm với thanh khoản giảm về mức trung bình trong hai tuần vừa qua, sau khi phục hồi mạnh từ ngưỡng hỗ trợ 510 điểm. Đồ thị chỉ số dao động quanh các đường trung bình động ngắn hạn như MA5, MA10 hay MA20 đang hội tụ vào nhau và phát ra tín hiệu trung tính cho xu hướng ngắn hạn. Tuy vậy, điểm đáng lưu ý là cận trên của vùng dao động của chỉ số tại 575 điểm chính là kháng cự của đường trung bình động MA200 ngày đang có xu hướng đi xuống. Điều này cho thấy, trong xu hướng trung hạn, VN-Index vẫn đang nằm trong thị trường giá xuống.
Theo chúng tôi, tín hiệu kỹ thuật này đang ảnh hưởng đến quyết định mua vào của nhà đầu tư trong bối cảnh "nhạy cảm" hiện tại. Hy vọng, phản ứng tích cực của TTCK thế giới trước quyết định của Fed sẽ tạo động lực cần thiết để VN-Index có thể chinh phục thành công ngưỡng 575 điểm, xác lập lại xu hướng tăng giá trung hạn. Ngược lại, một tâm lý tiêu cực có thể khiến VN-Index phá vỡ ngưỡng hỗ trợ 555 - 560 điểm, kéo dài xu hướng giảm điểm. Do đó, chúng tôi cho rằng, nhà đầu tư nên duy trì chiến lược quan sát thị trường cho đến khi những tín hiệu kỹ thuật mới xuất hiện.
Bài viết được cung cấp bởi CTCK VPBS và chỉ mang giá trị tham khảo
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Góc nhìn kỹ thuật phiên 16/9: Khó bứt phá Lực cầu vẫn yếu do vậy trạng thái bứt phá khó có khả năng xảy ra. Tuy vậy VN-Index phản ứng khá tích cực với đường SMA20 và chỉ số này vẫn tiếp tục duy trì trên mốc hỗ trợ 560 điểm. Dấu hiệu điều chỉnh giảm mạnh tạm thời vẫn chưa xuất hiện trong hiện tại. Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn:...