Phiên giao dịch chiều 1/6: Cổ phiếu nhỏ nổi sóng
Dù VN-Index gặp khó khăn khi cố “tái chiếm” ngưỡng 620 điểm do lực cản từ một vài mã lớn như VNM, MSN, KDC, nhưng diễn biến phiên chiều tích cực hơn khi xuất hiện sóng ở nhóm cổ phiếu nhỏ.
Đã không còn diễn biến trồi sụt, giằng co mạnh như ở phiên sáng, hoạt động giao dịch trong phiên chiều nay đã trở nên cân bằng hơn. Trong khi nhóm cổ phiếu lớn diễn biến phân hóa mạnh khiến các chỉ số chịu áp lực khá mạnh, song dòng tiền đã được luân chuyển khá đều ra các nhóm cổ phiếu nhỏ và vừa.
Mặc dù tâm lý thận trọng vẫn rất cao, thể hiện qua việc thanh khoản chung đã giảm khá mạnh trở lại, nhưng điểm tích cực là sự “thông minh” của dòng tiền phần nào đã giúp làm giảm áp lực lên thị trường. Dù không nhận được sự hậu thuận từ nhóm cổ phiếu lớn, song thị trường vẫn tăng điểm theo hướng “chậm mà chắc” với sự ổn định của nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ.
Đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên của tháng 6, với 118 mã tăng và 96 mã giảm VN-Index tăng 1,42 điểm ( 0,23%) lên 619,86 điểm. Chỉ số VN30-Index tăng 1,86 điểm ( 0,3%) lên 619,38 điểm với 13 mã tăng và 8 mã giảm.
Tổng khối lượng giao dịch đạt 112,67 triệu đơn vị, giá trị 2.052,64 tỷ đồng. Trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp khá đáng kể với hơn 13 triệu đơn vị, giá trị trên 303 tỷ đồng. Đáng chú ý là thỏa thuận của 2,83 triệu cổ phiếu HPG, giá trị 93,39 tỷ đồng; 2,65 triệu cổ phiếu KSA, giá trị 15,77 tỷ đồng; 1,97 triệu cổ phiếu EIB, giá trị 23,46 tỷ đồng…
Trên sàn HNX, với 88 mã tăng và 104 mã giảm, HNX-Index tăng 0,01 điểm ( 0,01%) lên 81,93 điểm. Chỉ số HNX-Index tăng 0,06 điểm ( 0,04%) lên 147,77 điểm với 9 mã tăng và 10 mã giảm.
Tổng khối lượng giao dịch đạt 47,39 triệu đơn vị, giá trị gần 511 tỷ đồng. Trong đó giao dịch thỏa thuận đóng chỉ 1,9 triệu đơn vị, giá trị gần 20 tỷ đồng.
Sự phân hóa ở nhóm cổ phiếu lớn khiến thị trường không thể bứt lên, song khác với phiên trước, áp lực cuối phiên đã không còn mạnh. Sắc xanh của thị trường được đảm bảo khi nhiều mã lớn tăng điểm như VIC, VCB, STB, BID, HPG, HSG, ACB, DBC, LAS,…
Đáng chú ý, HPG một lần nữa bứt phá trong “hiệp 2″, tăng mạnh cả về điểm số lẫn thanh khoản. HPG tăng 600 đồng lên 34.400 đồng/CP và khớp 5,68 triệu đơn vị, mạnh nhất thị trường. Đặc biệt là giao dịch của khối ngoại khi đã bán ra tới 3,55 triệu cổ phiếu HPG. Tính chung cả phiên, tổng giá trị giao dịch của HPG đạt gần 260 tỷ đồng, chiếm 10% thanh khoản toàn thị trường.
Video đang HOT
Còn HSG dù không đạt sắc tím, nhưng cũng tăng mạnh 1.800 đồng lên 37.100 đồng/CP và khớp 2,67 triệu đơn vị.
Ngược lại, các mã VNM, MSN, SSI, KDC, NTP, PVS, PVC HUT,… tiếp tục chìm trong sắc đỏ để kìm hãm các chỉ số.
SSI giảm 200 đồng về 21.300 đồng/CP và khớp 1,7 triệu đơn vị. PVS giảm 300 đồng về 18.400 đồng/CP và khớp 1,44 triệu đơn vị.
MBB cũng gây chú ý khi được khối ngoại gom mạnh với 2,79 triệu đơn vị, tổng giao dịch khớp lệnh đạt 3,66 triệu đơn vị, song kết phiên đứng giá tham chiếu 15.600 đồng/CP.
Như đã nêu trên, dòng tiền phiên này đã luân chuyển khá đều sang các cổ phiếu vừa và nhỏ. Do đó, đa phần các mã thuộc nhóm này tăng tốt cả về thanh khoản lẫn điểm số, từ đó hỗ trợ khá tốt cho thị trường.
IJC tiếp tục gây ấn tượng, dù không còn tăng trần như phiên trước, song thanh khoản đã tăng vọt khi khớp tới 5,17 triệu đơn vị.
Ngoài ra, sắc tím xuất hiện ở hàng loạt mã nhỏ khác như JVC, CCL, CIG, HAS, LCM, LGL, NVT, PTL,TLH, VNG, VOS.
Trên HNX, SCR tăng 200 đồng lên 9.600 đồng/CP, khớp lệnh mạnh nhất sàn HNX với hơn 4,4 triệu đơn vị. DCS cũng duy trì mức tăng tốt trong phiên chiều, thậm chí có lúc đã chạm mức giá trần 5.000 đồng, trước khi đóng cửa ở mức 4.900 đồng với 3,39 triệu đơn vị được khớp. Trong khi PVX, KSQ, APS, CVN, PSE, PXA, SCJ cũng đóng cửa với sắc tím
Nguyễn Tùng
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Phiên giao dịch chiều 26/5: VN-Index giảm sâu, đe dọa mốc 600 điểm
Dù thông tin giá dầu thô tăng mạnh vẫn là điểm nhấn tích cực giúp các mã dầu khí tiến bước, nhưng "dòng P" không tìm được tiếng nói chung và không đủ mạnh giúp VN-Index tránh khỏi phiên giảm mạnh hôm nay.
Sau khi xuyên thủng ngưỡng 610 điểm, thị trường tiếp tục lao dốc bởi áp lực bán gia tăng khi bước vào phiên giao dịch chiều. Sắc đỏ càng phủ kín bảng điện tử hơn với đà giảm ngày càng sâu của các "ông lớn", đẩy chỉ số VN-Index rơi xuống các ngưỡng hỗ trợ thấp hơn.
Trái lại, trên sàn HNX, giao dịch có phần tích cực hơn về cuối phiên. Mặc dù lực bán vẫn ở mức cao nhưng dòng tiền hấp thụ giúp nhiều mã khởi sắc, tạo cơ hội cho chỉ số HNX-Index dành lại mốc 81 điểm.
Đóng cửa, sắc đỏ chiếm chủ đạo với 149 mã giảm và 76 mã tăng trên sàn HOSE, chỉ số VN-Index giảm 7,55 điểm (-1,23%), xuống mức thấp nhất trong ngày 604,34 điểm. Trong đó, nhóm cổ phiếu bluechip diễn biến thiếu tích cực, chỉ số VN30-Index giảm 5,58 điểm xuống 607,16 điểm khi có 19 mã giảm và 8 mã tăng.
Bên cạnh những cổ phiếu nóng, một số cổ phiếu lớn như VNM, VIC, BVH giao dịch sôi động hơn giúp thanh khoản thị trường tăng nhẹ so với phiên trước. Tổng khối lượng giao dịch đạt 116,59 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 2.143,35 tỷ đồng, tăng 4,25% về lượng và 8,93% về giá trị so với phiên trước.
Trên sàn HNX, nhóm HNX30 vẫn giao dịch thiếu tích cực khi có 15 mã giảm và 8 mã tăng, chỉ số HNX30-Index giảm 0,79 điểm xuống 145 điểm. Tuy nhiên, đà giảm có phần hãm nhẹ nhờ số mã xanh có phần gia tăng, với 113 mã giảm và 69 mã tăng, chỉ số HNX-Index giảm 0,2 điểm (-0,25%) xuống 81,06 điểm.
Thanh khoản trên sàn giảm đáng kể với khối lượng giao dịch đạt 44,87 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 471,23 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt hơn 4 triệu đơn vị, trị giá 54,35 tỷ đồng.
Trong khi hai mã lớn dòng dầu khí là PVD và GAS vẫn không cải thiện và biến động trái chiều trong biên độ hẹp thì các mã họ P khác trên sàn HNX đang dần hồi phục. Cụ thể, bên cạnh PVB tăng hơn 1%, thì PVX tăng 4,17%, PVS tăng 1,1%.
Bên cạnh đó, các cổ phiếu nhóm ngân hàng cũng giao dịch thiếu tích cực khi đồng loạt đua nhau giảm điểm như VCB giảm 1,52%, STB giảm 1,79%, BID giảm 2,23%, CTG giảm 1,16%, SHB giảm 1,56%, ACB giảm 0,54%.
Ngoài ra, các cổ phiếu trụ cột khác tiếp tục giảm sâu như VNM giảm 2,08%, VIC giảm 1,92%, BVH giảm 2,52%, MSN giảm 1,43%...
Trái với gánh nặng ngày một lớn của các "ông lớn" trên sàn HOSE, các cổ phiếu bluechip trên sàn HNX đã thu hẹp đà giảm hoặc lấy lại mốc tham chiếu đã hỗ trợ tích cực cho thị trường, giúp mốc 81 điểm được giữ vững. Cụ thể, NTP, BVS, PLC đứng ở mốc tham chiếu, còn LAS, PVC, VCG, ACB chỉ còn giảm nhẹ 1 bước giá.
Một số cổ phiếu đang chú ý trong phiên như OGC, sau thông báo kế hoạch phát triển giai đoạn 2015-2020 với định hướng đầu tư bất động sản là lĩnh vực kinh doanh mũi nhọn cùng ước kết quả kinh doanh quý I/2016 khả quan, OGC đã tăng trần với lượng dư mua trần khá lớn và bên bán trống sàn. Đóng cửa, OGC giữ mức giá 2.900 đồng/CP với lượng khớp 0,83 triệu đơn vị và dư mua trần 1,16 triệu đơn vị.
Bên cạnh đó, trạng cạn cung cũng diễn ra ở cổ phiếu "tí hon" khác là PTL. Ghi nhận phiên tăng trần thứ 5 liên tiếp, PTL đứng ở mức giá 2.400 đồng/CP với lượng dư mua trần hơn 2 triệu đơn vị.
Nhóm cổ phiếu đầu cơ vừa và nhỏ vẫn giao dịch có phần sôi động hơn, cụ thể, HQC khớp 3,84 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản thị trường. Các mã tiếp đó gồm TSC, HAG, GTN có lượng khớp hơn 3 triệu đơn vị.
Trong đó, HAG sau quyết định thu hồi dự án nuôi bò nghìn tỷ đồng khiến diễn biến giá cổ phiếu tiếp tục đà giảm. Được biết, trong quý I/2016, doanh thu thuần từ bán bò đã mang lại 1.233 tỷ đồng cho Tập đoàn,trong khi dự án đàn bò chỉ tiêu tốn của HAG 156,8 tỷ đồng.
Đóng cửa, HAG đã giảm 3,7% xuống mức giá gần thấp nhất trong ngày 7.700 đồng/CP và chuyển nhượng thành công 3,37 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, DCS vẫn là điểm sáng thị trường. Dù không tìm lại được sắc tím nhưng đà tăng khá tích cực với mức tăng 5,3%, DCS đứng ở mức giá 4.000 đồng/CP và đã khớp lệnh hơn 7 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản thị trường.
Thanh Thúy
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Phiên giao dịch sáng 25/5: Tiếp đà phục hồi Thị trường tiếp tục giữ được sắc xanh khá ổn định, song tâm lý đề phòng về một phiên bulltrap khiến dòng tiền chưa thể cải thiện. Có thể thấy, phiên tăng điểm ngày hôm qua (24/5) dù còn chưa đủ "đô", nhưng việc ngắt mạch 4 phiên giảm liên tiếp đã phần nào giúp thị trường cởi bỏ tâm lý nặng nề....