Phiên giao dịch chiều 15/1:VN-Index ‘thủng’ mốc 545
Mặc dù thị trường giảm sâu, nhưng thanh khoản lại sụt giảm đáng kể so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch trên hai sàn HOSE và HNX đạt khoảng 2.200 tỷ đồng, nhưng giao dịch thỏa thuận đã chiếm 400 tỷ đồng.
Về cuối phiên giao dịch thị trường lại đón nhận tin không vui từ việc biến động tiêu cực của thị trường chứng khoán Châu Á. Thị trường chứng khoán Nhật Bản và Trung Quốc đều chìm trong sắc đỏ. Thông tin trên ngay lập tức ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư trong nước. Áp lực bán trên cả hai sàn HOSE và HNX đều bất ngờ tăng cao đã đẩy hàng loạt các cổ phiếu trụ cột và đầu cơ lao dốc.
Cụ thể, đóng cửa phiên giao dịch hôm nay, các cổ phiếu lớn như STB, VCB, SSI, BID, BVH, LAS,… đã đồng loạt giảm giá mạnh. Trong đó, STB đã giảm kịch sàn, với khối lượng khớp lệnh hơn 1,4 triệu đơn vị. VCB cũng giảm 1.200 đồng xuống 40.600 đồng/CP. BVH giảm 1.700 đồng xuống 47.300 đồng/CP. MSN giảm mạnh 4.000 đồng xuống 70.000 đồng/CP. KDC cũng giảm 1.300 đồng xuống 20.900 đồng/CP.
Đà giảm của thị trường cũng lan rộng tới phần lớn các cổ phiếu đầu cơ trên thị trường. Trong đó, các mã như KBC, BGM, DLG, HDG, JVC, … đều đồng loạt nằm sàn. Bên cạnh đó, FLC may mắn thoát khỏi mức giá sàn vào cuối phiên và giảm 300 đồng xuống 6.700 đồng/CP và khớp lệnh mạnh nhất thị trường, đạt hơn 28,3 triệu đơn vị.
Tuy vậy, trên thị trường vẫn còn có một số cổ phiếu đi ngược lại xu hướng giảm đó là SBT, OGC, AAA, ACB, VGS, DBC. Trong đó, OGC tăng 100 đồng lên 4.000 đồng/CP và khớp lệnh gần 8,3 triệu đơn vị sau thông tin được đưa ra khỏi diện bị kiểm soát đặc biệt từ 18/1/2016.
Mặc dù thị trường giảm sâu trong phiên hôm nay, nhưng thanh khoản lại sụt giảm đáng kể so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch trên hai sàn HOSE và HNX đạt khoảng 2.200 tỷ đồng, nhưng giao dịch thỏa thuận đã chiếm 400 tỷ đồng. Về cuối phiên giao dịch, thị trường đón nhận thêm giao dịch thỏa thuận của HNG (1,04 triệu cổ phiếu), MSN (1,19 triệu cổ phiếu), SHB (4,54 triệu cổ phiếu), SPP (1,34 triệu cổ phiếu).
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm mạnh 9,99 điểm (-1,81%) xuống 543,04 điểm. Toàn sàn có 64 mã tăng, 161 mã giảm và 83 mã đứng giá.
Chỉ số HNX-Index chốt phiên giảm 0,32 điểm (-0,42%) xuống 75,39 điểm. Toàn sàn có 65 mã tăng, 121 mã giảm và 193 mã đứng giá.
Về cuối phiên sáng, lực cầu có phần suy yếu đi đã khiến nhiều cổ phiếu lớn trên thị trường giảm giá trở lại, từ đó, áp lực tới chỉ số VN-Index tăng lên đáng kể và chỉ số này đã đảo chiều giảm trở lại. Cụ thể, các cổ phiếu như STB, VIC, VCB, MSN, MBB, KDC, BVH… đều đồng loạt giảm giá. Đáng chú ý, STB giảm mạnh 500 đồng xuống 11.400 đồng/CP. BVH giảm 700 đồng xuống 48.300 đồng/CP.
Bên cạnh đó, sau khi hồi phục ở đầu phiên giao dịch, nhiều cổ phiếu dầu khí cũng đã suy yếu đi đáng kể. Trong đó, PVS và PGS đã đảo chiều giảm điểm trở lại. GAS và PVD cũng chỉ duy trì được sắc xanh nhẹ.
Mặc dù vậy, chỉ số HNX-Index phiên sáng vẫn duy trì được mức tăng điểm nhẹ nhờ vào lực đỡ khá tốt từ một vài cổ phiếu có tính dẫn dắt như AAA, ACB, NTP… Trong đó, AAA tiếp tục tăng mạnh 400 đồng lên 14.900 đồng/CP. DBC tăng 800 đồng lên 27.000 đồng/CP.
Video đang HOT
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, các cổ phiếu nhưu HAG, ITA, KBC, HQC… vẫn giao dịch khá tiêu cực. Trong đó, HAG tiếp tục giảm 100 đồng xuống 10.200 đồng/CP. KBC giảm 400 đồng xuống 11.300 đồng/CP.
Giao dịch trên thị trường phiên sáng nay diễn ra chậm chạp, đặc biệt là giao dịch khớp lệnh. Tổng giá trị giao dịch trên hai sàn HOSE và HNX chỉ đạt hơn 900 tỷ đồng, trong đó có hơn 200 tỷ đồng là của giao dịch thỏa thuận. Các cổ phiếu có giao dịch thỏa thuận với khối lượng lớn là FDC (3,7 triệu cổ phiếu), HQC (1 triệu cổ phiếu) và PAN (1,2 triệu cổ phiếu).
Tạm dừng phiên sáng, chỉ số VN-Index giảm 2,02 điểm (-0,37%) xuống 551,01 điểm. Toàn sàn có 55 mã tăng, 108 mã giảm và 145 mã đứng giá.
Chỉ số HNX-Index tăng nhẹ 0,03 điểm (0,03%) lên 75,73 điểm. Toàn sàn có 50 mã tăng, 90 mã giảm và 239 mã đứng giá.
Đà phục hồi của nhóm cổ phiếu năng lượng đã kích chứng khoán Mỹ tăng điểm trở lại vào ngày thứ Năm, trong khi nhóm cổ phiếu tài chính khởi sắc sau khi nhận được thông tin lợi nhuận lạc quan từ JPMorgan Chase & Co, Reuters đưa tin. S&P 500 ghi nhận đà tăng mạnh nhất về giá trị % kể từ tháng 12 và khép phiên trên mốc 1.900 điểm trong phiên giao dịch sôi động nhất từ đầu năm đến nay.
Còn ở thị trường Châu Á các chỉ số chứng khoán chính của Trung Quốc lại chuyển sang sắc xanh với Shanghai Composite tăng vọt 1,99% trong khi chỉ số Shenzhen Composite tiến 2,4%. Dù vậy, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông vẫn giảm 0,77%, nhưng đã thu hẹp đáng kể biên độ sụt giảm so với mức trượt dài 2,04% vào đầu phiên.
Bên cạnh đó, giá dầu phiên 14/1 hồi phục, chấm dứt mạch giảm 8 phiên liên tiếp, khi giới đầu tư mua vào để cân bằng trạng thái. Tuy nhiên, thị trường vẫn lo ngại về tình trạng thừa cung khi Iran tăng xuất khẩu sau khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ sớm hơn dự kiến.
Như vậy, thị trường chứng khoán trong nước phần nào giảm bớt được nỗi lo từ những tiêu cực của tình hình kinh tế thế giới. Mở cửa phiên giao dịch mới, thị trường đón nhận sự hồi phục của một số cổ phiếu lớn từ đó cả hai chỉ số cũng đã nhích nhẹ lên trên mốc tham chiếu.
Đáng chú ý, với sự hồi phục của giá dầu thế giới, các cổ phiếu ngành dầu khí trên thị trường lừ GAS, PVD, PXS, PVS, PVC… đều đồng loạt tăng giá trở lại. Trong đó, GAS đang tăng 200 đồng lên 34.600 đồng/CP. PVD tăng 200 đồng lên 22.700 đồng/CP.
Bên cạnh đó, nhiều cổ phiếu lớn khác là VCB, BID, BVH, FPT, EIB, AAA, ACB… cũng đồng loạt nhích lên trên mốc tham chiếu. Hiện tại, AAA tiếp tục tăng mạnh 500 đồng lên 15.000 đồng/CP.
Chiều ngược lại, thị trường vẫn còn một số cổ phiếu lớn tiếp tục suy giảm như VIC, STB, MSN, BVS… Trong đó, VIC giảm 100 đồng xuống 47.900 đồng/CP. Trước đó, VIC đã bị khối ngoại bán ròng tới 11 phiên liên tiếp.
Sau 30 phút giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 1,78 điểm (0,32%) lên 554,81 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 12,7 triệu cổ phiếu, trị giá 178 tỷ đồng.
Chỉ số HNX-Index cùng thời điểm tăng 0,62 điểm (0,82%) lên 76,33 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 6,6 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 64 tỷ đồng.
Theo NDH
Phiên giao dịch chiều 13/1:Nhỏ lẻ 'rụng' hàng loạt
Sau phiên lao dốc mạnh hôm qua, nhóm cổ phiếu dầu khí có được sự hồi phục rất tốt. Các cổ phiếu như GAS, PXS, PVD, PVC... đều đồng loạt tăng giá mạnh.
Diễn biến cuối phiên giao dịch hôm nay khác hẳn với phiên trước, lực bán tăng mạnh đã đẩy hàng loạt các cổ phiếu vừa và nhỏ trên thị trường lùi xuống dưới mốc tham chiếu. Trong đó, FLC giảm mạnh tới 400 đồng xuống 7.500 đồng/CP và khối lượng khớp lệnh vọt lên mức gần 30 triệu đơn vị. Bên cạnh đó, sau nhiều phiên tăng điểm liên tiếp, HAG đã bị chốt lời và giảm mạnh 400 đồng xuống 10.900 đồng/CP và khớp lệnh hơn 6,3 triệu đơn vị.
Đáng chú ý, JVC đã chính thức có phiên giảm sàn thứ 5 liên tiếp và thanh khoản của cổ phiếu này tiếp tục ở trạng thái đóng băng. Bên cạnh đó, các cổ phiếu như HQC, ITA, KBC, OGC... cũng đều chìm trong sắc đỏ.
Diễn biến tiêu cực ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ đã khiến tâm lý nhà đầu tư tỏ ra bất ổn, chính điều này đã khiến đà giảm có phần lan rộng tới nhiều cổ phiếu lớn trên thị trường như VNM, VIC, VCB, MSN, BID, BVH, AAA, VCG...
Khác với chỉ số VN-Index, chỉ số HNX-Index phiên hôm nay vẫn duy trì được sắc xanh nhẹ có một phần rất lớn nhờ vào lực đỡ từ nhóm cổ phiếu dầu khí. Cụ thể, các cổ phiếu như GAS, PVD, PVS, PVC... đều duy trì được sắc xanh rất tốt. Trong đó, PXS vẫn tăng kịch trần. PVC tăng 200 đồng lên 13.400 đồng/CP.
Ngoài ra còn một số cổ phiếu lớn như EIB, GMD, NTP, VND... cũng giữ được đà tăng nhẹ. Đáng chú ý, EIB đã được kéo lên mức giá trần.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 3,89 điểm (-0,69%) xuống còn 560,37 điểm. Toàn sàn có 84 mã tăng, 117 mã giảm và 107 mã đứng giá. Tổng khối lượng giao dịch đạt 134,3 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 1.805 tỷ đồng.
Chỉ số HNX-Index tăng 0,01 điểm (0,01%) lên 76,66 điểm. Toàn sàn có 85 mã tăng, 102 mã giảm và 191 mã đứng giá. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 35 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch trên 349 triệu cổ phiếu.
Việc thị trường bất ngờ giao dịch tiêu cực trong phiên chiều có thể là do tâm lý nhà đầu tư tỏ ra lo ngại trước tình hình của thị trường chứng khoán Trung Quốc. Chỉ số Shanghai composite Index đang giảm khoảng 2,4% và mất mốc 3.000 điểm.
Phiên sáng nay, các cổ phiếu dầu khí trên thị trường như GAS, PVD, PVC, PVS... đã đồng loạt tăng giá mạnh. Trong đó, PXS vẫn vững vàng ở mức giá trần. GAS tăng 600 đồng lên 35.300 đồng/CP. PVD tăng tới 900 đồng lên 23.400 đồng/CP và khớp lệnh gần 2 triệu đơn vị. PVS cũng tăng 400 đồng lên 15.300 đồng/CP và khớp lệnh hơn 1 triệu đơn vị. Việc các cổ phiếu dầu khí tăng mạnh đã giúp chỉ só HNX-Index duy trì được sắc xanh.
Bên cạnh đó, một vài cổ phiếu lớn như VCB, SSI, GMD, DPM, CTG... cũng duy trì đà tăng nhẹ trong phiên sáng, tuy nhiên, chỉ số VN-Index vẫn đảo chiều giảm điểm trở lại do nhiều cổ phiếu trụ cột như VIC, VNM, MSN, FPT... đều đồng loạt giảm. Trong đó, VNM giảm 1.000 đồng xuống 122.000 đồng/CP. VIC giảm 500 đồng xuống 47.500 đồng/CP.
Ngoài ra, các cổ phiếu vừa và nhỏ trên thị trường phiên sáng nay cũng giao dịch khá tiêu cực. JVC đang có phiên giảm sàn thứ 3 liên tiếp và dư bán giá sàn hơn 2,28 triệu đơn vị. HAG bị chốt lời sau nhiều phiên tăng liên tiếp. Kết thúc phiên sáng, HAG giảm 200 đồng xuống 11.100 đồng/CP và khớp lệnh hơn 4,2 triệu đơn vị.
Giao dịch trên thị trường trong phiên sáng nay diễn ra vẫn khá ảm đạm, thanh khoản thị trường có đóng góp hơn 200 tỷ đồng của giao dịch thỏa thuận. Trong đó, CII có thỏa thuận 4,8 triệu cổ phiếu (109,44 tỷ đồng), SAM cũng thỏa thuận 4 triệu cổ phiếu (33,2 tỷ đồng).
Tổng giá trị giao dịch hai sàn HOSE và HNX đạt tổng cộng hơn 1.000 tỷ đồng. FLC tiếp tục dẫn đầu khối lượng khớp lệnh trên thị trường, đạt gần 9 triệu đơn vị.
Tạm dừng phiên sáng, chỉ số VN-Index giảm 0,12 điểm (-0,02%) xuống 564,14 điểm. Toàn sàn có 93 mã tăng, 77 mã giảm và 138 mã đứng giá.
Chỉ số HNX-Index tăng 0,29 điểm (0,38%) lên 76,94 điểm. Toàn sàn có 83 mã tăng, 68 mã giảm và 227 mã đứng giá.
Thị trường trong nước trước khi bước vào phiên giao dịch mới đón nhận những thông tin trái chiều từ các thị trường chứng khoán thế giới. Cụ thể, hoạt động mua bắt đáy đã được kích hoạt giúp phố Wall phục hồi tốt trong phiên thứ Ba. Cũng giống phố Wall, chứng khoán châu Âu hồi phục khá tốt trong phiên thứ Ba nhờ kết quả kinh doanh của các nhà bán lẻ và một số công ty trong các lĩnh vực khác.
Trên thị trường châu Á, ngay khi giao dịch trở lại trong phiên đầu tuần mới (phiên thứ Hai nghỉ giao dịch), chứng khoán Nhật Bản đã sụt giảm mạnh hơn 2,7%, xuống mức thấp nhất gần 1 năm do ảnh hưởng của giá dầu thô. Chứng khoán Hồng Kông cũng tiếp tục giảm do ảnh hưởng của nhóm cổ phiếu công nghệ, năng lượng, dù chứng khoán Trung Quốc đã tạm thời ổn định sau phiên bán tháo trước đó.
Tuy nhiên, thị chứng khoán Nhật Bản và Chứng khoán Trung Quốc đang có sự hồi phục khá tốt ở khoảng thời gian đầu của phiên giao dịch ngày 13/1/2016.
Quay trở lại với thị trường chứng khoán trong nước, các cổ phiếu lớn trên thị trường như SSI, VCB, BID, BVH, CTG, NTP...vẫn nhích nhẹ lên trên mốc tham chiếu và giúp duy trì khá tốt sắc xanh của hai chỉ số. Trong đó, SSI đang tăng 300 đồng lên 21.000 đồng/CP. NTP tăng 2.000 đồng lên 57.000 đồng/CP. CII tăng 400 đồng lên 23.000 đồng/CP. CII góp 99,99% vốn, thành lập Công ty TNHH Trường Thuận Phát (TTP). Sau đó, toàn bộ cổ phần được bán cho một công ty liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài.
Đáng chú ý, sau phiên lao dốc mạnh hôm qua, nhóm cổ phiếu dầu khí có được sự hồi phục rất tốt. Hiện tại, các cổ phiếu như GAS, PXS, PVD, PVC... đều đồng loạt tăng giá. Trong đó, PXS đang được kéo lên mức giá trần. GAS tăng 300 đồng lên 35.000 đồng/CP. Được biết, giá dầu thô của Mỹ phiên 12/1 giảm xuống dưới ngưỡng 30 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2003, nối dài đà lao dốc trong năm 2016 do tình trạng thừa cung cũng như lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu và đồng USD lên giá. Việc cổ phiếu dầu khí bất ngờ bật tăng mạnh trở lại bất chấp những diễn biến tiêu cực của giá dầu thế giới có thể đến từ việc giá dầu thô đang nhận được thông tin tích cực để chấm dứt chuỗi 8 phiên giảm liên tiếp. Cụ thể, theo số liệu của Viện Năng lượng dầu khí Mỹ (API) công bố, kho dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần trước bất ngờ giảm 3,9 triệu thùng, dù kho xăng và sản phẩm chưng cất vẫn gia tăng.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, HHS tiếp tục bứt phá mạnh 600 đồng lên 12.000 đồng/CP và khớp lệnh hơn 1,35 triệu đơn vị. Trong khi đó, JVC đang có phiên giảm sàn thứ 5 liên tiếp với tình trạng đóng băng thanh khoản và khớp lệnh được trên 2 triệu đơn vị.
Sau 30 phút giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 1,24 điểm (0,22%) lên 565,5 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 14 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 225 tỷ đồng.
Chỉ số HNX-Index cũng đang tăng 0,53 điểm (0,69%) lên 77,18 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 4,7 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 51 tỷ đồng.
Theo NDH
Phiên giao dịch chiều 5/1:Trụ đồng loạt giảm, VN-Index mất hơn 4 điểm Thanh khoản trên thị trường tiếp tục ở mức thấp. Tổng giá giá trị giao dịch trên thị trường chỉ đạt khoảng 2.000 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận là gần 200 tỷ đồng. Về cuối phiên giao dịch, hàng loạt các cổ phiếu trụ cột trên thị trường bị bán mạnh trở lại và đều chìm trong sắc đỏ. Các...