Phiên giao dịch chiều 12/4: Giá trị tài sản ròng (NAV) của VFF đạt 120,9 tỷ đồng
Tính đến đầu tháng 3-2016, giá trị tài sản ròng (NAV) của VFF đạt 120,9 tỷ đồng đến từ hơn 600 Nhà đầu tư tham gia vào quỹ.
Ngày 1-4-2016, CTCP Quản lý Quỹ VinaWealth, thành viên của Tập đoàn VinaCapital, đã kỷ niệm 3 năm thành lập Quỹ đầu tư Trái phiếu Bảo Thịnh VinaWealth (VFF). VFF được thành lập vào ngày 1-4-2013 là quỹ mở trái phiếu (TP) đầu tiên tại Việt Nam và quỹ mở đầu tiên được cấp phép chào bán bởi Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước.
Khi mới thành lập, VFF huy động được 53,8 tỷ đồng, với việc đầu tư vào TP vốn có tỷ suất sinh lời không thể hấp dẫn bằng cổ phiếu (CP), nên thách thức trong việc tìm kiếm và giữ chân các Nhà đầu tư đối với những người điều hành VFF là rất lớn. Tuy nhiên, bằng nỗ lực cũng như những sáng kiến trong quá trình điều hành quỹ và sự đổi mới liên tục trong cách tiếp cận các Nhà đầu tư, từ việc hợp tác với các công ty chứng khoán, đến việc kết hợp với các ngân hàng thương mại để chào bán chứng chỉ quỹ (CCQ) VFF, sau 3 năm thành lập, VFF đã đạt được những thành quả tích cực.
Tính đến đầu tháng 3-2016, giá trị tài sản ròng (NAV) của VFF đạt 120,9 tỷ đồng đến từ hơn 600 Nhà đầu tư tham gia vào quỹ. Lợi nhuận tích lũy của quỹ VFF sau 3 năm hoạt động đạt 23%, tương đương mức sinh lời bình quân 8%/năm, cao hơn so với mức 6,9% nếu gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng tại VCB hoặc mức bình quân 5,8% nếu gửi tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng tại 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước.
Bản thân quỹ VFF khi đi vào hoạt động đã là một sản phẩm đầu tư tiên phong mang tính đột phá với Nhà đầu tư trong nước do là mô hình đầu tư hoàn toàn mới lạ, điều kiện khi quỹ được thành lập không thật sự thuận lợi và quy mô quá nhỏ để có thể hoạt động hiệu quả. Do đó, mọi hoạt động của VFF đều được theo sát chặt chẽ từ khâu phân tích, đầu tư đến quảng bá thông tin, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm đầu tư, phương thức tiếp cận Nhà đầu tư, cách thức phát triển các kênh phân phối chứng chỉ quỹ. Tất cả đều hoàn toàn mới nên đòi hỏi toàn bộ đội ngũ điều hành không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia có mô hình quỹ mở tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độc, Singapore và chọn lọc để áp dụng cho phù hợp với điều kiện thị trường Việt Nam.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thái Thuận, Tổng GĐ VinaWealth chia sẻ: “Ba năm qua là khoảng thời gian rất nhiều khó khăn nhưng đồng thời cũng mang đến nhiều điều thú vị và ý nghĩa đối với quỹ VFF cũng như đối với cá nhân tôi trong vai trò là Tổng GĐ Công ty Quản lý quỹ VianWealth. Chúng tôi rất lấy làm vinh dự khi đã dần từng bước tạo dựng được sự tin tưởng từ Nhà đầu tư và mang lại giá trị gia tăng trên các khoản đầu tư của Nhà đầu tư tại quỹ VFF, từng bước đi lên từ những khó khăn trong những ngày đầu tiên.”
Theo NDH
Năm 2015, các ngân hàng chi khoảng 75.000 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro
Trong mùa đại hội đồng cổ đông năm nay, lãnh đạo nhiều ngân hàng sẽ phải 'cúi đầu' trước cổ đông vì lợi nhuận giảm do nợ xấu lớn, trích lập dự phòng rủi ro tăng cao. Năm 2016, áp lực dự phòng rủi ro dự kiến vẫn là 'ác mộng' với nhiều ngân hàng.
Ước tính, năm 2015, các ngân hàng đã phải chi khoảng 75.000 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro
Tại đại hội đồng cổ đông của LienVietPostBank diễn ra đầu tuần này, ông Phạm Doãn Sơn, Tổng giám đốc ngân hàng này cho hay, lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 45% so với kế hoạch, một phần do chênh lệch lãi suất không như kỳ vọng, một phần do chi phí trích lập dự phòng rủi ro gia tăng do tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) về việc bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Khoản nợ mà ngân hàng này đã bán (và phải trích lập dự phòng rủi ro) cho VAMC trong năm 2015 là 1.344 tỷ đồng.
Bên cạnh chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng, lợi nhuận ngân hàng này không đạt chỉ tiêu đề ra còn do lãi treo của các khoản nợ quá hạn chưa thu được, lãi đã xử lý, nhưng tiếp tục truy đòi, lãi của các khoản nợ đã bán cho VAMC mặc dù hạch toán ngoại bảng, nhưng vẫn theo dõi tại ngân hàng, không được hạch toán vào thu nhập...
Chính vì không hoàn thành mục tiêu lợi nhuân, năm 2015, ngân hàng chỉ chia cổ tức 4,5% (bằng nửa kế hoạch đề ra từ đầu năm). Điều này khiến nhiều cổ đông nghi ngờ rằng, mục tiêu chia cổ tức năm 2016 của LienVietPostBank (8%) cũng khó khả thi.
Trái ngược với LienVietPostBank, VPBank năm nay ghi nhận mức lãi cao nhất trong lịch sử của mình (3.096 tỷ đồng, bằng 124% kế hoạch đề ra). Tuy nhiên, cái giá mà ngân hàng phải trả là nợ xấu tăng lên 2,7%, do VPBank đẩy mạnh cho vay một số lĩnh vực nhiều rủi ro như tài chính tiêu dùng...
Dù tỷ lệ nợ xấu này vẫn trong phạm vi cho phép, song khiến trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng tăng lên đáng kể. Cụ thể, trong năm 2015, VPBank đã trích lập tới 3.278 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro, bằng 235% so với năm 2014.
Bức tranh nợ xấu, lợi nhuận của nhiều ngân hàng sẽ được "lộ sáng" nhiều hơn tại mùa đại hội đồng cổ đông năm 2016 vừa chính thức bắt đầu. Song một phần bức tranh này đã được phản ánh qua báo cáo tài chính năm 2015 của các ngân hàng, lần lượt được công bố từ quý I năm nay. Theo đó, rất nhiều ngân hàng trong tình trạng dự phòng rủi ro ăn mòn lợi nhuận.
Cụ thể, chỉ tính riêng quý IV/2015, Ngân hàng Eximbank đã lỗ tới 463 tỷ đồng. Lý do là chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của Eximbank tăng đột biến lên 935 tỷ đồng, gần gấp đôi cùng kỳ năm trước. Lũy kế cả năm 2015, Eximbank đạt lợi nhuận sau thuế 62 tỷ đồng, tăng 11% so với năm trước. Trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành cho Eximbank ở mức 6,230 tỷ đồng, tăng 30% so với đầu năm. Dự phòng trái phiếu đặc biệt chiếm hơn 979 tỷ đồng.
Ước tính, năm 2015, các ngân hàng đã phải chi khoảng 75.000 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro.
Rõ ràng, nợ xấu đang giảm nhanh, nếu xét về tỷ lệ, nhưng tổng quy mô nợ xấu tại nhiều ngân hàng liên tục gia tăng, kể cả nhiều ngân hàng lớn như BIDV, Vietcombank... Chính vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, năm 2016, gánh nặng lớn nhất của các ngân hàng vẫn là chi phí dự phòng rủi ro.
Ông Trần Thăng Long, Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) nhận định, chi phí trích lập dự phòng rủi ro tại các ngân hàng sẽ tăng lên tới hơn 91.000 tỷ đồng. Ngoài trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu trong sổ sách, các ngân hàng còn phải trích lập dự phòng rủi ro cho hơn 200.000 tỷ đồng nợ xấu đang nằm tại VAMC.
Một số ngân hàng được dự báo sẽ phải mạnh tay chi trích lập dự phòng rủi ro năm nay là MB, Vietcombank, ACB, BIDV, VietinBank...
Ngoài ra, một số ngân hàng nhỏ, yếu, chưa niêm yết cũng được dự báo sẽ mong manh về lợi nhuận năm nay, do mức trích lập dự phòng rủi ro lớn so với lợi nhuận thu về.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Nhà đầu tư ngoại dồn về Condotel Phú Quốc Đem đến lợi ích kép nghỉ dưỡng kèm theo lợi nhuận lớn trong dài hạn, xu hướng đầu tư căn hộ nghỉ dưỡng (condotel) đang hấp dẫn mạnh các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt là dòng sản phẩm condotel resort sát biển tại Phú Quốc. Năm 2016 được dự đoán là năm dòng khách du lịch tới Phú Quốc...