Phiên giao dịch chiều 10/11: Sợ hãi
Tưởng chừng thị trường sẽ có diễn biến tích cực hơn trong phiên giao dịch chiều sau khi đã có cú hồi tích cực cuối phiên sáng, nhưng xem ra sự sợ hãi đang chiếm lĩnh tâm trí nhà đầu tư.
Thông tin vĩ mô đáng chú ý trong phiên chiều này là thông tin Quốc hội đã thông qua kế hoạch kinh tế – xã hội 2016 với các chỉ tiêu chính như tốc độ tăng GDP là 6,7%, CPI tăng dưới 5%, bội chi ngân sách nhà nước là 4,95%.
Đây là thông tin tích cực và cho thấy, kinh tế vĩ mô Việt Nam đã ổn định và đang từng bước lấy lại đà tăng trưởng mạnh như trước đây. Điều này sẽ có tác động tích cực tới thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, diễn biến của thị trường trong phiên chiều nay lại không có thấy điều đó. Nhà đầu tư dường như vẫn đang bị ám ảnh bởi tin đồn margin tăng mạnh và thị trường có thể phải hứng chịu những đợt giải chấp bất cứ lúc nào, do đó việc chốt sớm đã được nhiều người lựa chọn.
Những nỗ lực có được trong nửa cuối phiên giao dịch sáng đã bị đánh mất hoàn toàn trong phiên giao dịch chiều khi bên mua rụt tay trở lại, trong khi áp lực bán vẫn không ngừng gia tăng.
Bản tin tài chính trưa
Kết thúc phiên giao dịch 10/11, VN-Index giảm 5,39 điểm (-0,88%), xuống 605,27 điểm. Sắc đỏ vẫn chiếm thế áp đảo với 137 mã giảm so với 87 mã tăng. Giao dịch trong phiên chiều khá ảm đạm khi bên mua không dám mạo hiểm. Kết thúc phiên giao dịch 10/11, tổng khối lượng giao dịch trên sàn HOSE đạt 119,83 triệu đơn vị, tương đương tổng giá trị giao dịch 1.952,54 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 9,56 triệu đơn vị, giá trị 152,9 tỷ đồng.
Video đang HOT
Tương tự, với 103 giảm trong khi chỉ có 68 mã tăng, HNX-Index cũng giảm 0,58 điểm (-0,72%), xuống 80,84 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 41,5 triệu đơn vị, giá trị 398,7 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 5,57 triệu đơn vị, giá trị 46,6 tỷ đồng.
Kỳ vọng về phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp để tiến dần tới mốc tham chiếu của FLC đã không thành hiện thực trong phiên hôm nay. Khác với phiên hôm qua, người nắm tiền hồ hởi, trong khi bên nắm giữ sau phút đầu xả mạnh đã găm hàng trở lại, thì phiên giao dịch hôm nay, lực bán tỏ ra quá mạnh, trong khi bên mua không đủ dũng cảm và nguồn lực để hấp thụ hết lượng dư bán.
Thậm chí, trong phiên giao dịch chiều, có lúc FLC đã bị kéo lùi về sát mốc tham chiếu, trước khi đóng cửa ở mức 7.600 đồng, tăng 2,7% với 23,14 triệu đơn vị được khớp và còn dư bán hơn 9,2 triệu đơn vị, trong đó còn dư bán giá trần 7.900 đồng hơn 6,2 triệu đơn vị.
Trong khi đó, OGC dù chỉ được giao dịch trong phiên chiều, nhưng giao dịch rất sôi động với hơn 5,9 triệu đơn vị được khớp và đóng cửa ở mức giá trần 2.800 đồng, vượt qua CII để trở thành mã có thanh khoản thứ 2 sàn HOSE sau FLC.
Ngoài FLC và OGC, một số mã thị trường khác cũng giữ được giá, hoặc chỉ giảm nhẹ, trong khi ở nhóm cổ phiếu lớn, VNM vẫn giữ được mức giá đóng cửa của phiên sáng và cũng là sắc xanh hiếm hoi xuất hiện trong số các mã bluechip, cùng với GMD và DCM. Trong khi đó, đa số các mã lớn khác như ngân hàng, dầu khí, bảo hiểm VIC, MSN, HAG, HPG… đều đóng cửa trong sắc đỏ, trong đó có nhiều mã đóng cửa ở mức thấp nhất ngày như VCB, VIC, MSN, CTG, BVH, HAG…
Trên HNX, ngoài KLF đã xuất hiện thêm nhiều mã có tổng khối lượng khớp trên 1 triệu đơn vị (9 mã có tổng khớp trên 1 triệu đơn vị), nhưng diễn biến giá lại không tích cực như phiên sáng. Trong đó, sắc tím tại BAM đã bị biến mất khi mã này đóng cửa ở mức tham chiếu 1.700 đồng với hơn 2 triệu đơn vị được khớp, trong khi KLF đóng cửa giảm 4,44%, xuống 4.300 đồng với 3,25 triệu đơn vị được khớp.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Phiên giao dịch đầu tuần 9/11: "Vua thanh khoản" trở lại
Diễn biến thiếu tích cực tuần qua khiến thị trường giao dịch thận trọng hơn trong phiên giao dịch đầu tuần mới. Tuy nhiên, điều này là ngoại lệ với FLC sau buổi gặp mặt nhà đầu tư cuối tuần qua."Vua thanh khoản" đang trở lại!
Thị trường tuần qua dù giữ vững được mốc hỗ trợ 610, thậm chí có thời điểm đã vượt được mốc 615, nhưng nhìn chung lại không nhiều sự tích cực. Áp lực bán đã gia tăng trên diện rộng, song VN-Index vẫn tăng tổng cộng 0,83% dựa vào một số mã vốn hóa lớn như VNM, FPT...
Việc phụ thuộc nhiều vào các mã lớn khiến đà tăng của thị trường kém bền vững. Sự phân hóa theo đó trở nên nặng nề bởi dòng tiền chỉ tập trung tại một số mã và cũng đã hạn chế hơn, thanh khoản do vậy mà sụt giảm.
Về giao dịch khối ngoại, họ chỉ nhúc nhắc mua ròng, tập trung chủ yếu các mã vừa và nhỏ, trong khi bán dần các mã lớn đã tăng tốt thời gian qua.
Đánh giá các diễn biến trên, nhiều ý kiến cho rằng, dù đà tăng ngắn hạn vẫn được đảm bảo, nhưng xung lực của thị trường đã yếu đi rõ rệt, vì vậy vùng 615-620 điểm sẽ là vùng kháng cự rất mạnh. Bên cạnh đó, sức ép lên nhóm cổ phiếu lớn được dự báo sẽ mạnh hơn trong tuần giao dịch này, vì vậy mà thị trường sẽ chịu sự rung lắc mạnh hơn và không loại trừ khả năng sẽ có điều chỉnh sâu.
Trở lại phiên giao dịch sáng 9/11, sau những diễn biến không mấy sáng sủa ở tuần giao dịch trước, sự thận trọng đã được thể hiện ngay khi mở cửa phiên giao dịch đầu tuần mới. Các chỉ số đều khởi đầu trong sắc đỏ khi nhiều mã lớn giao dịch dưới tham chiếu, thanh khoản được giữ ở mức trung bình.
Kết thúc đợt 1, VN-Index giảm 0,07 điểm (-0,01%) xuống 612,29 điểm, tổng khối lượng giao dịch đạt 3,4 triệu đơn vị, giá trị 41,49 tỷ đồng.
Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, VN-Index bắt đầu hồi dần khi sức ép ở các cổ phiếu lớn này đã được giảm bớt.
Các mã như VIC, VCB, KDC, REE, PVT có được sắc xanh nhẹ, trong khi VNM, FPT, BVH, SSI, STB... đứng giá tham chiếu. Một vài mã khác giữ sắc đỏ nhẹ là GAS, HAG, HPG...
Trong nhóm cổ phiếu lớn còn đang "dậm dịch" thì mọi chú ý đang đổ dồn về mã FLC. Cuối tuần rồi, FLC vừa tổ chức buổi gặp mặt nhà đầu tư với nhiều thông tin tích cực được đưa ra. Trong đó, đáng chú ý là tuyên bố của Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết rằng sẵn sàng cầm cố tài sản để mua lại cả vốn điều lệ Công ty nếu đến năm 2016, thị giá cổ phiếu FLC vẫn dưới mệnh giá.
Có lẽ nhờ vậy, cổ phiếu FLC đã tăng kịch trần lên 7.400 đồng ngay từ khi mở cửa với thanh khoản tăng vọt khi khớp hơn 11,7 triệu sau chưa đầy 1 giờ giao dịch. Đây là mức thanh khoản mạnh mà khá lâu nay FLC mới có trở lại.
Ngoài ra, cũng gây sự chú ý là nhóm cổ phiếu dầu khí cũng đang đồng loạt giảm điểm do giá thế giới tiếp tục sụt giảm, dù không mạnh.
Trên HNX, HNX-Index đang giằng co mạnh quanh tham chiếu khi một số mã lớn trên sàn này đang nỗ lực tăng đỡ chỉ số như NTP, LAS, PLC, VCG, DBC, AAA...
Tại thời điểm 10h20, VN-Index giảm 0,32 điểm (-0,05%) xuống 612,04 điểm, tổng khối lượng giao dịch đạt 39,69 triệu đơn vị, giá trị 538tỷ đồng. HNX-Index giảm 0,02 điểm (-0,03%) xuống 81,47 điểm, tổng khối lượng giao dịch đạt 14,62 triệu đơn vị, giá trị 123,8 tỷ đồng.
... Tiếp tục cập nhật
Nguyễn Tùng
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Phiên giao dịch sáng 15/10: Hiệu ứng qua nhanh Hiệu ứng thoái vốn của SCIC chỉ có tác động tích cực đến các mã lớn trong danh mục chỉ một phiên. Sau phiên tăng mạnh hôm qua, VNM, NTP, BMP đã lần lượt quay đầu giảm trở lại, FPT đang cầm cự gần tham chiếu, trong khi BMI cũng không thể có sắc tím như phiên hôm qua. Sau một tuần tăng...