Phiên chợ tình độc đáo giữa lòng thành phố Lạng Sơn
Đông qua Xuân đến, tranh thủ lúc còn nông nhàn người dân tộc Tày, Nùng ở khắp các phố huyện đổ về khu tượng đài giữa lòng thành phố Lạng Sơn hát đối đáp hỏi thăm và chúc nhau một năm mới nhiều điều may mắn.
Từ sáng sớm 9.2 (tức 22 tháng Giêng Mậu Tuất), lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ khai hội. Hàng nghìn người vận quần áo chàm xanh, đen tập trung ở khu vực chợ Kỳ Lừa (phường Hoàng Văn Thụ), đền Tả Phủ, chân núi Phai Vệ (phường Đông Kinh) và khu vực tượng đài Hoàng Văn Thụ (phường Chi Lăng) tìm đến nơi hẹn, gặp mặt bạn tình.
Màu áo chàm nổi bật dưới chân tượng đài Hoàng Văn Thụ.
Năm nay, tiết trời nắng đẹp, khô ráo, dịu mát nên các điểm hẹn chật kín người. Buổi sáng, thông thường mọi người tu tập đông để xem rước kiệu từ đề Kỳ Cùng lên đền Tả Phủ. Buổi trưa, mọi người tản dần ra tượng đài Hoàng Văn Thụ (phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn) để gặp gỡ, trao nhau những câu hát sli, những ánh mắt, cái nhìn đắm đuối. Nơi này không gian thoáng mát, rộng rãi thuận tiện để người dân các dân tộc địa phương từ Cao Lộc, Lộc Bình, Chi Lăng, Hữu Lũng, Văn Quan về hội tụ.
2 đội nam nữa đối đáp hỏi thăm nhau.
Trong “biển người”màu áo chàm xanh, đen họ tìm kiếm nhau ở lùm cây, góc phố đã có những đôi, những tốp bắt quen, gặp gỡ thăm hỏi sau bao ngày. Họ cất tiếng sli râm ran vang vọng cả khu phố.
Nhiều người trẻ nghe không hiểu gì nhưng cũng rất tò mò đến xem.
Video đang HOT
Bà Đàm Giỏi (55 tuổi, dân tộc Nùng ở Tân Thành, Cao Lộc) cho biết: “Đã thành thông lệ rồi, cứ ngày này là đội hát sli chúng tôi lại tụ tập tại thành phố Lạng Sơn để hát chọi, hát đôi đối đáp nhau. Trước đây ít người biết hát, tầm 50 tuổi trở lên mới biết nhưng giờ khoảng 40 cũng biết rồi vì lớp già chúng tôi dạy lại cho. Lời hát mang ý nghĩa hỏi thăm nhau, làm ăn ra sao, gia đình như thế nào. Hát sli bắt đầu từ khi có chữ Hán hơi giống kiểu hát quan họ Bắc Ninh. Nhiều người gắn bó được với nhau là nhờ những câu hát sli thắm đượm tình cảm, sự quan tâm dành cho nhau như này”.
Những tiếng hát sli bay bổng, ngọt ngào.
Đông nghịt màu áo chàm tại tượng đài.
Bà Hoàng Lanh (58 tuổi, dân tộc Nùng Phàn Slinh ở Tân Quang, Lục Ngạn, Bắc Giang) cho biết: “Năm nào tôi cùng mấy người hàng xóm cũng rủ nhau thuê xe lên đây chơi. Phiên chợ này làm tôi nhớ lại những phiên chợ tình ngày xưa. Mọi người đến đây ghép đôi, ghép cặp hát đối đáp hỏi han nhau sau thời gian dài không gặp gỡ”.
Họ tíu tít hỏi han nhau sau thời gian dài không gặp…
… và kể cho nhau nghe cuộc sống gia đình.
Hát sli dân tộc Nùng đã có từ lâu. Khoảng 25 năm trở về trước, các tốp thanh niên nam- nữ hát đối đáp, giao duyên với nhau tại các lễ hội, chợ hội, ngày cưới và ngày về nhà mới… Hát sli thể hiện tài hoa đối đáp bằng ngôn ngữ dân ca. Từ lâu, người Nùng đã duy trì loại hình hát sli trong các sự kiện biểu diễn; hát sli để bày tỏ tình cảm. Sau các cuộc hát sli tại lễ hội, nhiều đôi nam nữa đã nên vợ, nên chồng.
Theo Danviet
Người người chen chân tại lễ hội quy mô và kéo dài nhất xứ Lạng
Sáng nay (9.3), trên quãng đường đoàn kiệu rước của Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ đi qua, các gia đình đều bày biện mâm lễ cúng xôi, gà, lợn quay vàng ruộm, hoa quả để nghênh đón, cầu may, cầu tài lộc. Khắp các con phố ngợp màu đỏ của cờ hoa, pháo giấy
Là một trong những lễ hội quy mô lớn và kéo dài nhất tại TP.Lạng Sơn, Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương tham dự.
Lễ hội thu hút hàng nghìn lượt du khách và người dân tham gia.
Theo truyền thuyết, đền Kỳ Cùng (phường Vĩnh Trại) thờ quan Tuần Tranh thuộc nhà Trần, do oan khuất nên ông nhảy xuống sông Kỳ Cùng tự vẫn. Sau này, Tả đô đốc Hán quận công Thân Công Tài được nhà Lê cử lên Lạng Sơn đã minh oan cho cái chết của ông Tuần Tranh. Sau khi ông mất người dân lập đền Tả Phủ (phường Hoàng Văn Thụ) để thờ cúng. Cảm kích trước công ơn của ông Thân Công Tài, ngày 22 tháng Giêng hàng năm, vào đúng Ngọ, người dân địa phương mở hội rước bát hương ông Tuần Tranh từ đền Kỳ Cùng lên đền Tả Phủ tạ nghĩa. Ngày 27 sẽ rước kiệu quay ngược lại, đặc biệt ngày này sẽ diễn ra lễ cướp đầu pháo. Theo quan niệm dân gian, ai cướp được đầu pháo năm ấy sẽ gặp may mắn tài lộc.
Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ diễn ra từ ngày 22 đến 27 tháng Giêng âm lịch hàng năm (tức kéo dài từ ngày 9-14.3 năm nay) với nhiều hoạt động sôi nổi.
Hai bên đường có đoàn rước đi qua, các gia đình bày biện mâm lễ để cầu an, cầu lộc, cầu tài.
Tương truyền, nhà nào được đội múa lân, múa rồng đến xông đất sẽ làm ăn may mắn, phát đạt trong cả năm.
Kiệu Long Đình của quan lớn Tuần Tranh gồm 20 nam người Tày, Nùng khiêng. Đoàn rước đi vòng qua các dãy phố, đến ngã ba, ngã tư lại thực hiện động tác quay vòng thu hút sự chú ý của du khách.
Dòng người nườm nượp đi theo đoàn rước kiệu, chật kín các con phố. Chú Tấn (Bắc Giang) cho hay, hầu như năm nào, gia đình chú cũng đi lễ các đền tại Lạng Sơn và đều được theo dõi màn rước kiệu tại Lễ hội Kỳ Cùng - Tả Phủ.
Các vị bô lão, các cô, các cậu cùng đi theo đoàn rước kiệu.
Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ là hoạt động văn hóa tín ngưỡng dân gian truyền thống sinh động, trở thành điểm đến hấp dẫn của người dân trong tỉnh và khách thập phương dịp đầu năm. Lực lượng chức năng đã tổ chức hướng dẫn, phân luồng đảm bảo an toàn giao thông và trật tự lễ hội.
Theo Danviet
'Vương quốc' ngựa bạch lớn nhất Việt Nam Gần 700 con ngựa bạch thuần chủng được chăn thả trên thảo nguyên Khau Sao (Lạng Sơn). Thảo nguyên Khau Sao thuộc thôn Suối Mạ A (Hữu Kiên, Chi Lăng, Lạng Sơn) là nơi chăn thả hơn 1.700 con ngựa trong đó có gần 700 ngựa bạch thuần chủng nguồn gốc từ Việt Nam. Nơi đây, đồng bào người Tày và Nùng sinh...