Phiên chợ quê độc lạ giữa trung tâm TP.HCM
Phiên chợ chỉ mở vào cuối tuần ở giữa trung tâm quận 1 (TP.HCM), người bán mặc áo dài dân dã thu hút hàng trăm người đến mua sắm cùng không gian giải trí cho trẻ em.
Đây là một hoạt động của Hội quán các bà mẹ, do các thành viên cùng nhau tổ chức tại số 7 đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1, TP.HCM). “Phiên chợ diễn ra vào sáng chủ nhật mỗi tuần, tập trung phục vụ các mặt hàng nông sản, đồ thủ công, trong đó, còn có nhiều sản phẩm đến từ những làng nghề nổi tiếng”, chị Nguyễn Thị Thanh Thúy, Hội trưởng Hội quán các bà mẹ, cho biết.
Cũng theo chị Thúy, các loại trái cây tại đây được trồng từ các nhà vườn trong dự án hỗ trợ sinh kế, không phun thuốc trừ sâu trên tinh thần “xanh – sạch – an toàn” từ các vùng quê.
Nhằm hạn chế sử dụng túi ni lông để bảo vệ môi trường, khách được khuyến khích mang theo túi, giỏ, các rau củ bày bán được cho vào túi giấy, gói bằng lá chuối tươi. Chị Thư (quận 7) cho biết rất thích phiên chợ cũng vì điều đó.
Đây cũng trở thành nơi yêu thích của nhiều trẻ nhỏ khi đến nghe chị Thiên Kim kể chuyện bằng kịch giấy. “Đây là loại hình mới giúp các bé có thêm nhiều loại hình giải trí hơn thay vì chỉ cắm mặt vào trong những thiết bị di động giải trí khác”, chị Thiên Kim chia sẻ.
Video đang HOT
Một phụ huynh cho biết rất vui khi đưa con đến đây nghe kể chuyện bằng hình thức kịch giấy. Đây là một loại hình kể chuyện cũng như giáo dục cũ mà mới trong thời đại điện thoại, máy tính.
Xen kẽ những món hàng mang đậm chất dân dã vùng quê, một gian hàng gốm với đủ xuất xứ làm phong phú và đa dạng sản phẩm cho người tới mua sắm, dạo chơi khu chợ.
Anh Hoàng Đình Quốc Đạt (27 tuổi, quận 4) cho biết: “Tôi ấn tượng với phiên chợ vì nó giữ được sự truyền thống, trong đó có cả quầy đồ gốm Nhật xen giữa phiên chợ quê”.
Đến đây, những người khách sẽ mang về các loại rau củ quả sạch do người nông dân trồng theo phương pháp hữu cơ được nhóm của chị Thúy hướng dẫn.
Lê Thị Huấn (23 tuổi) hiện vẫn là sinh viên nhưng do yêu thích mô hình phiên chợ này đã đến phụ người bạn bày bán tại quầy rau hơn 2 năm nay. “Chợ bày bán các loại rau, quả dân dã. Các sản phẩm được bày bán ở đây đều đảm bảo nguồn gốc tự nhiên, không phun thuốc, không chất hóa học”.
Chị Trâm Anh (38 tuổi, quận Bình Thạnh), là chủ của một quán nước ép, bún bò Huế, quê ở miền Trung. Để đa dạng hóa các món ăn giúp thực khách dễ lựa chọn, chị còn bán thêm món đặc sản trứ danh của Cần Thơ.
Nhịp sống dân dã ở Quy Nhơn cách đây gần 30 năm
Trước khi trở thành 'thiên đường du lịch' giữa lòng miền Trung, Quy Nhơn cách đây gần 30 năm mang vẻ đẹp dân dã. Cuộc sống của người dân gắn liền với công việc đánh bắt hải sản trên biển.
Trong loạt ảnh của nhiếp ảnh gia người Đức Hans-Peter Grumpe, Quy Nhơn năm 1992 hiện lên đầy dân dã và đời thường. Thành phố ven biển của miền Trung Việt Nam khi đó mang vẻ đẹp nguyên sơ, chỉ có người dân chứ chưa hề xuất hiện khách du lịch như bây giờ.
Quy Nhơn được thiên nhiên ưu ái ban tặng bờ biển dài 72 km. Ngày nay, Quy Nhơn được ví như thiên đường du lịch miền Trung với cảnh quan tươi đẹp, giữ nguyên được nét hoang sơ vốn có.
Cuộc sống của người dân khi đó gắn liền với nghề đánh bắt hải sản trên biển.
Những khoảnh khắc bình dị về nhịp sống của người dân ở Quy Nhơn được nhiếp ảnh gia ghi lại chân thực.
Qua loạt ảnh, có thể thấy nhịp sống của người dân vùng biển cũng rất hối hả và bận rộn.
Người lớn bận rộn với công việc, còn trẻ em thì hồn nhiên chơi đùa trên biển.
Kho ảnh màu của Hans-Peter Grumpe về Quy Nhơn có giá trị rất lớn, giúp ích cho những người muốn tìm hiểu về cuộc sống của người dân thời kỳ đổi mới.
Sau một ngày làm việc mệt nhọc, người dân tự thưởng cho mình giây phút thảnh thơi, tắm biển thư giãn hay ngồi trên bãi biển ngắm cảnh.
Đầy cảm xúc trước hình ảnh trẻ em ở những gia đình vùng cao Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, các em nhỏ phải theo gia đình đi kiếm sống từ khi con rất nhỏ, nhưng những nụ cười của trẻ em vùng cao vẫn luôn hồn nhiên, tươi sáng hệt như "búp non trên cành". Trẻ em vùng cao với nụ cười trong trẻo luôn là hình ảnh đẹp khó quên với những ai từng...