Phiên chiều 7/1: Tháo chạy trước hàng loạt tin xấu
Áp lực bán gia tăng khiến các cổ phiếu lớn bé đua nhau giảm điểm mạnh, thậm chí nằm sàn kéo VN-Index và HNX-Index lùi sâu dưới mốc tham chiếu.
Cú sốc đầu phiên sáng khi tâm lý thị trường chịu tác động mạnh bởi thị trường chứng khoán toàn cầu trải qua một ngày đen tối, cùng diễn biến giá dầu thô tiếp tục lao dốc mạnh khiến bảng điện tử ngập trong sắc đỏ.
Mặc dù sau đó lực cầu gia tăng đã giúp thị trường hồi nhẹ và diễn biến giằng co quanh ngưỡng 570 điểm, nhưng kết cục Vn-Index đã thất bại ở những phút cuối bởi áp lực chốt lời gia tăng.
Ngay khi bước sang phiên giao dịch chiều, thị trường tiếp tục chịu thêm những “cú bồi” như chứng khoán Trung Quốc đóng cửa lần thứ 2 trong tuần đầu năm mới; giá dầu thô rơi xuống gần mức 30 USD/thùng khiến cuộc tháo chạy trên hầu hết các nhóm cổ phiếu trên hai sàn kéo thị trường suy giảm mạnh.
Chỉ sau chưa đầy 20 phút giao dịch phiên chiều, VN-Index đánh mất hơn 13 điểm và lùi về sát mốc 560 điểm.
Giá các cổ phiếu xuống khá thấp đã đẩy lực cầu tăng lên giúp thị trường dần hồi nhẹ. Chỉ số VN-Inde lình xình quanh ngưỡng 565 điểm trong suốt hầu hết thời gian giao dịch còn lại.
Đóng cửa, toàn sàn HOSE có tới 194 mã giảm, gấp hơn 4,5 lần số mã tăng (42 mã), trong đó, hầu hết các mã trong nhóm VN30 cũng đều đỏ điểm với 26 mã giảm và 3 mã tăng. Chỉ số Vn-Index giảm 9,21 điểm (-1,6%) xuống 565,36 điểm.
Thanh khoản cải thiện đáng kể với khối lượng giao dịch đạt 147,86 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 2.267,41 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đạt 6,81 triệu đơn vị, trị giá 143,63 tỷ đồng. Riêng SBt thỏa thuận gần 2,6 triệu đơn vị, trị giá hơn 67 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trên HNX cũng có tới 154 mã giảm và chỉ 46 mã tăng, chỉ số HNX-Index giảm 1,53 điểm (-1,95%) xuống 77,15 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 51,93 triệu đơn vị, trị giá 523,67 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 5,63 triệu đơn vị, trị giá 39,87 tỷ đồng. HNX30-Index giảm 3,84 điểm (-2,77%) xuống 134,88 điểm khi có tới 25 mã giảm, 3 mã tăng và 2 mã đứng giá.
Thông tin giá dầu thô thế giới xuống sát mức 30 USD/thùng đã khiến giá các cổ phiếu dầu khí tiếp tục suy giảm mạnh. Tiêu biểu PVD giảm 6,88% xuống giá sàn 23.000 đồng/Cp, các mã lớn khác cũng giảm gần sát sàn như GAS giảm 4,96% xuống mức thấp nhất trong phiên 34.500 đồng/CP, PVS giảm 8,13% xuống 14.700 đồng/CP, PVC giảm 8,18% xuống 14.600 đồng/CP, PVB giảm 2,89%…
Thông tin giá dầu thô thế giới xuống sát mức 30 USD/thùng đã khiến giá các cổ phiếu dầu khí tiếp tục suy giảm mạnh
Cũng chịu áp lực bán mạnh, các cổ phiếu lớn ngành ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm tiếp tục rớt giá. Tiêu biểu như HCM giảm 6,55% xuống sát sàn 27.100 đồng/CP, SSI giảm 2,87%, BID giảm 4,46%, BVH giảm 2,8%…
Trái lại, cùng với đà tăng duy trì tích cực của MSN, “ông lớn” VIC cũng đã đảo chiều thành công, tuy nhiên, đà tăng khá hạn chế nên không đủ sức để cứu thị trường. Chốt phiên, VIC đã tăng hơn 1% lên 48.000 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh đạt 2,85 triệu đơn vị.
Không chỉ các cổ phiếu lớn suy giảm, ở nhóm cổ phiếu thị trường có thị giá vừa và nhỏ cũng đua nhau rớt giá. FLC là cổ phiếu thanh khoản tốt nhất thị trường với hơn 10 triệu đơn vị được chuyển nhượng thành công nhưng với áp lực cung lớn, FLC đã giảm 5% xuống sát sàn 7.600 đồng/CP.
Bên cạnh đó, OGC chỉ giao dịch trong phiên chiều đã khớp lệnh 9,84 triệu đơn vị và đóng cửa ở mức giá sàn 4.200 đồng/CP với mức giảm 6,67%; các mã DLG, VHG và HHS cũng giảm sàn với lượng khớp tương ứng hơn 8 triệu đơn vị, 5,23 triệu đơn vị và 4,53 triệu đơn vị…
Thanh Thúy
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Phiên chiều 5/1: Nỗi sợ lấn át, VN-Index chia tay mốc 570 điểm
Dù lực bán không quá mạnh, nhưng nỗi sợ của những nhà đầu tư nắm giữ tiền mặt đã khiến VN-Index nới rộng đà giảm và chính thức chia thay mốc 570 điểm.
Trong phiên giao dịch sáng, tâm lý thận trọng khiến giao dịch diễn ra khá ảm đạm. VN-Index sau khi không thể chinh phục thành công mốc 575 điểm đã bị đẩy lùi trở lại, nhưng cũng chỉ lình xình trong biên hẹp với thanh khoản thấp.
Tưởng chừng với việc chứng khoán Trung Quốc nói riêng và khu vực nói chung hãm đà rơi, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có cơ hội hồi phục trở lại trong phiên chiều nhờ sự hỗ trợ của một số mã lớn.
Tuy nhiên, cũng giống phiên giao dịch đầu tuần, diễn biến tâm lý nhà đầu tư trong phiên chiều lại tỏ ra tiêu cực hơn. Với việc bên mua chưa dám xuống tiền trong giai đoạn này, nên ngay khi lực cung chỉ gia tăng nhẹ, đã làm thị trường rung lắc. VN-Index về cuối phiên càng nới rộng đà giảm và dù rất nỗ lực trong đợt khớp lênh ATC, nhưng vẫn chấp nhận chia tay mốc 570 điểm sau 4 phiên đạt được.
Có thể, ngoài những ảnh hưởng không mấy tích cực từ thông tin bên ngoài, nhà đầu tư trong nước còn thận trọng để nghe ngóng diễn biến tỷ giá theo cơ chế điều hành mới của Ngân hàng Nhà nước.
Kết thúc phiên giao dịch 5/1, VN-Index giảm 4,47 điểm (-0,78%), xuống 569,94 điểm với 67 mã tăng, trong khi có tới 138 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 104,1 triệu đơn vị, giá trị 1.546 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 6,06 triệu đơn vị, giá trị 104 tỷ đồng.
HNX-Index giảm 1,02 điểm (-1,29%), xuống 78,43 điểm với 67 mã tăng và 131 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 43,65 triệu đơn vị, giá trị 461,3 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 5,73 triệu đơn vị, giá trị 87,9 tỷ đồng.
Đợt rung lắc trong phiên chiều bắt nguồn từ lực bán ở một số mã thị trường như HAI, HQC, VHG, JVC, KBC, sau đó lan ra cả thị trường, kéo theo cả một số mã bluechip, vốn là trợ lực cho VN-Index trong phiên sáng quay đầu giảm giá.
Trong số các mã thị trường, OGC, SHI là điểm sáng hiếm hoi khi kết thúc phiên với mức tăng 2,33%, 1,79%, lên mức cao nhất ngày 4.400 đồng và 11.400 đồng với 9,7 triệu đơn vị và hơn 3 triệu đơn vị được khớp. Còn lại đều giảm khá giá, thậm chí có lúc đã về mức giá sàn, như HQC, JVC, ITA, VHG, DLG. Nhờ có những nỗ lực cuối phiên, đà giảm của các mã này đã được hãm ở mức tối thiểu.
FLC cũng có giao dịch sôi động hơn trong phiên chiều với gần 5,5 triệu đơn vị được khớp, nâng tổng khối lượng khớp cả ngày lên hơn 9 triệu đơn vị. Tuy nhiên, bên bán vẫn là bên thắng thế khi FLC chốt phiên giảm 2,53%, xuống 7.700 đồng.
Trong các mã bluechip hỗ trợ cho thị trường phiên sáng, chỉ còn DPM và KDC giữ được sắc xanh, còn lại đa số đều chìm trong sắc đỏ. Trong đó, giảm mạnh nhất phải kể đến HAG khi mất 4,95%, xuống 9.600 đồng với 7,55 triệu đơn vị được khớp.
Trên HNX, trong khi gần như toàn bộ nhóm nhóm HNX30 chìm trong sắc đỏ (24 mã giảm), thì AAA lại là một trong những điểm sáng hiếm hoi khi tiếp tục bơi ngược dòng thành công, thậm chí đóng cửa cao hơn phiên sáng, ở mức 13.600 đồng, tăng 7,14% với 1,84 triệu đơn vị được khớp.
Tuy nhiên, chỉ mỗi AAA không đủ sức để giúp HNX-Index tránh khỏi phiên giảm mạnh, bởi các mã lớn khác đồng loạt giảm giá, như ACB (-1,52%), PVS (-2,4%), VCG, SHB, nhóm chứng khoán...
Có thanh khoản tốt nhất trên HNX là TIG với 4,19 triệu đơn vị được khớp, chốt phiên giảm nhẹ 1 bước giá. Tiếp đến là KLF với hơn 3,26 triệu đơn vị được khớp, giảm 4,54%, SCR được khớp 2,48 triệu đơn vị, giảm 1,15%...
T.Lê
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Phiên giao dịch chiều 29/12: Tự tin đón sóng Tưởng chừng thông tin giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc vào biển Đông sẽ khiến tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng nặng nề như hồi tháng 5/2014, thì thị trường phiên hôm nay lại bật tăng khá mạnh. Cuối giờ sáng nay, một số phương tiện thông tin đại chúng trong nước đưa tin...