Phiên chiều 29/7: Bluechips bị bán mạnh, VN-Index thoái lui
Áp lực ban tiếp tục được duy trì, tập trung mạnh vào nhóm bluechips nên VN-Index đã điều chỉnh trở lại sau 2 phiên tăng điểm, thanh khoản chung cũng sụt giảm khi sức cầu tỏ ra yếu ớt.
Vẫn là xu hướng giằng co, song đó chỉ là trong nửa đầu phiên giao dịch chiều, khi mà nhà đầu tư còn đang “nhìn ngó”. Tuy nhiên, nhận ra sức cầu càng lúc càng tỏ ra yếu ớt nên việc đẩy bán bắt đầu được gia tăng và thực sự dứt khoát trong thời gian khớp lệnh giá đóng cửa.
Các cổ phiếu bị bán mạnh không có gì thay đổi, vẫn là nhóm cổ phiếu bleuchips và cổ phiếu đầu cơ. Không còn trụ đỡ, trong khi lực cầu èo uột, bởi vậy không ngạc nhiên khi VN-Index tiếp tục lùi sâu và chính thức có phiên điều chỉnh trở lại, sau 2 phiên tăng kỹ thuật trước đó.
Ngược lại, nhờ lực đỡ tốt từ một số mã cổ phiếu bluechips chủ chốt, chỉ số HNX-Index dần hồi phục và kết phiên với sắc xanh nhẹ. Tuy nhiên, thanh khoản chưa có nhiều cải thiện.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần 29/7, với 119 mã giảm và 97 mã tăng, VN-Index giảm 4,91 điểm (-0,75%) xuống 652,23 điểm. Chỉ số VN30-Index giảm 5,16 điểm (-0,8%) xuống 639,17 điểm với 11 mã tăng và 15 mã giảm.
Tổng khối lượng giao dịch đạt 119,64 triệu đơn vị, giá trị 2.194,19 tỷ đồng. Trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 7,35 triệu đơn vị, giá trị gần 160 tỷ đồng, đáng chú ý có giao dịch thỏa thuận của 1,5 triệu cổ phiếu DLG, giá trị 10,95 tỷ đồng.
Trong khi đó, với 101 mã giảm và 93 mã tăng, HNX-Index tăng 0,2 điểm ( 0,23%) lên 83,71 điểm. Chỉ số HNX30-Index tăng 0,23 điểm ( 0,15%) lên 151,43 điểm với 7 mã giảm và 10 mã tăng.
Tổng khối lượng giao dịch đạt 39,24 triệu đơn vị, giá trị 465,31 tỷ đồng. Trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 3,3 triệu đơn vị, giá trị 47,79 tỷ đồng.
Áp lực đẩy bán mạnh khiến các mã trụ như VNM, VIC, MSN, VCB, BVH đều đồng loạt giảm điểm mạnh. VIC giảm 1.500 đồng, VCB giảm 1.000 đồng. VNM và MSN cùng giảm 2.000 đồng, song VNM thanh khoản cao với hơn 1 triệu đơn vị được khớp.
Nhiều mã bluechips khác như SSI, PVD, PVT, HPG, HSG, FPT, MBB, KDC… cũng giảm điểm.
Video đang HOT
HSG giảm 600 đồng xuống 39.400 đồng/CP và khớp 1,59 triệu đơn vị. Với HPG, nhờ được khối ngoại mua vào mạnh mẽ với gần 3,17 triệu đơn vị, nên chỉ còn giảm 100 đồng về 44.500 đồng/CP và tổng khớp lệnh được 6,18 triệu đơn vị.
SSI quay đầu giảm 300 đồng về 22.900 đồng/CP và khớp 1,29 triệu đơn vị.
Ngược lại, GAS lại có được mức tăng nhẹ 500 đồng, cùng với các mã như CII, NT2, GMD, SBT, STB, HCM… duy trì được sắc xanh nên VN-Index không lùi sâu hơn.
SBT khớp 3,92 triệu đơn vị và tăng 600 đồng lên 32.800 đồng/CP. CII khớp 3,3 triệu đơn vị, tăng 200 đồng lên 26.000 đồng/CP. STB khớp 1,19 triệu đơn vị, tăng 100 đồng lên 11.300 đồng/CP.
Bên cạnh nhóm cổ phiếu bluechips, các mã đầu cơ tiếp tục bị bán ra khá mạnh trong phiên này. Chỉ một số mã có thông tin hỗ trợ nên mới duy trì được sắc xanh, đa phần còn lại là giảm điểm, với một số mã đáng chú ý:
KBC với thông tin kết quả kinh doanh tích cực nên tăng 300 đồng lên 17.700 đồng/CP, khớp lệnh 7,04 triệu đơn vị. Tuy nhiên, “người anh em” ITA lại giảm điểm nhẹ, thanh khoản cũng cao với hơn 5,1 triệu đơn vị được khớp.
VHG đã giảm sàn về 3.800 đồng/CP và khớp 8,11 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản toàn thị trường.
Tương tự, câu chuyện về giải chấp và trục trặc trong chuyển đổi trái phiếu tiếp tục khiến TTF giảm sàn về 23.100 đồng/CP. Đây đã là phiên đo sàn thứ 9 liên tục của TTF.
Trong khi đó, HHS cũng chỉ kịp thoát mức sàn vào cuối phiên, đóng cửa giảm 300 đồng về 6.400 đồng/CP, khớp lệnh chỉ sau VHG, đạt 7,89 triệu đơn vị. Được biết, HHS mới công bố giải trình về việc kết quả kinh doanh quý II/2016 giảm mạnh 80% so với cùng kỳ năm trước là do tình hình chung của thị trường ô-tô, đồng thời đây cũng là giai đoạn HHS tập trung đầu tư sản xuất, sản phẩm và dịch vụ mới, cũng như phát triển mạng lưới.
Trên sàn HNX, các mã trụ trên sàn này như ACB, AAA, NTP, HUT, VCG, BVS đều có được mức tăng khá ổn, hay sự thu hẹp đà giảm của nhóm dầu khí, đã giúp HNX-Index “đi ngược chiều” với VN-Index.
VCG tăng 300 đồng lên 14.900 đồng/CP, khớp lệnh 2,88 triệu đơn vị.
Dẫn đầu thanh khoản sàn HNX là HKB với 3,87 triệu đơn vị được khớp và có cú đảo chiều khá ngoạn mục khi tăng nhẹ lên 15.800 đồng, trong khi kết phiên sáng với mức giảm sàn. ACM giảm sàn về 2.000 đồng/CP, khớp lệnh 2,59 triệu đơn vị.
Ngoài ra, đạt thanh khoản trên 1 triệu đơn vị còn có VGS, SHB, SCR, DCS, song không có mã nào trong số này tăng điểm.
N.Tùng
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Khối ngoại bán ròng hơn 80 tỷ đồng trong phiên 23/6
Khối ngoại tiếp tục giảm mạnh mua vào trên cả hai sàn và chính thức chuyển sang xu thế bán ròng với tổng giá trị hơn 80 tỷ đồng. Trong đó, "ông lớn" VNM dù được nhà đầu tư trong nước mua mạnh nhưng lại bị khối ngoại bán ròng 45 tỷ đồng.
Trên HOSE, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 4,99 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 216,48 tỷ đồng, giảm 32,94% về lượng và 42,16% về giá trị so với phiên 22/6.
Ngược lại, khối ngoại bán ra 6,19 triệu đơn vị, tổng giá trị bán 296,22 tỷ đồng, tăng 2,42% về lượng nhưng giảm 12,5% về giá trị so với phiên 22/6.
Tổng cộng, khối ngoại đã bán ròng 1,21 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 79,74 tỷ đồng, trong khi phiên trước đó mua ròng 1,39 triệu đơn vị, trị giá 35,75 tỷ đồng.
Trong đó, HPG tiếp tục là cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất với khối lượng 246.580 đơn vị, tương ứng tổng giá trị 9,89 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí thứ 2 trong danh mục mua ròng mạnh là VCB, với khối lượng 142.520 đơn vị, trị giá 6,77 tỷ đồng.
Tuy nhiên, xét về khối lượng, HHS là cổ phiếu dẫn đầu danh mục mua ròng mạnh đạt 495.540 đơn vị, trị giá 4,9 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, VNM là mã bị bán ròng mạnh nhất với khối lượng 319.220 đơn vị, trị giá 44,82 tỷ đồng.
Các cổ phiếu bị bán ròng mạnh tiếp đó gồm SBT (960.470 đơn vị, trị giá 30,67 tỷ đồng), CII (999.150 đơn vị, trị giá 25,98 tỷ đồng), PAC (281.950 đơn vị, trị giá 11,48 tỷ đồng).
Trên HNX, khối ngoại mua vào 823.000 đơn vị, tổng giá trị tương ứng 13,63 tỷ đồng, giảm 39% về lượng và 45,76% về giá trị so với phiên 22/6.
Ngược lại, khối ngoại bán ra 1,35 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ra 17,08 tỷ đồng, giảm 61% về lượng và 64,48% về giá trị so với phiên trước đó.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 522.800 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 3,45 tỷ đồng, giảm 75,16% về lượng và 84,97% về giá trị so với phiên trước đó.
PVS là mã được mua ròng mạnh nhất với khối lượng 298.200 đơn vị, tương ứng tổng giá trị 5,62 tỷ đồng.
Tiếp đó, PTI được mua ròng 40.400 đơn vị, trị giá 1,07 tỷ đồng.
Ngược lại, KLS tiếp tục là cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất với khối lượng bán ròng 482.300 đơn vị, trị giá 5,16 tỷ đồng; giảm đáng kể so với phiên trước (bán ròng gần 2 triệu đơn vị, giá trị 21,35 tỷ đồng).
Đứng ở vị trí tiếp theo, SCR bị bán ròng 289.100 đơn vị, trị giá 2,86 tỷ đồng; BCC và VNR cùng bị bán rong hơn 1 tỷ đồng.
Tính chung trên 2 sàn trong phiên 23/6, khối ngoại đã bán ròng 1,73 triệu đơn vị, gấp 2,4 lần so với phiên trước đó. Tổng giá trị bán ròng tương ứng 83,19 tỷ đồng, trong khi phiên trước mua ròng 12,79 tỷ đồng.
T.Thúy
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Khối ngoại bán ròng mạnh KLS trong phiên 22/6 Sau ngày chốt sổ của các quỹ ETFs, khối ngoại tiếp tục giảm mạnh giao dịch trên sàn HOSE, trong khi quay ra bán ròng khá mạnh trên sàn HNX, khiến tổng giá trị mua ròng trên cả hai sàn chỉ đạt hơn 10 tỷ đồng trong phiên 22/6. Trên HOSE, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 7,44 triệu đơn vị, giảm...