Phiên chiều 22/5: Nhà đầu tư đứng nhìn, VN-Index giảm phiên thứ 2 liên tiếp
Lực cầu yếu trong khi lực bán gia tăng đã đẩy VN-Index về dưới tham chiếu, ghi nhận phiên giảm điểm thứ 2 liên tiếp trong phiên hôm nay 22/5.
Trong phiên sáng, VN-Index nhanh chóng thử sức với ngưỡng cản 990 điểm trong ít phút sau khi mở cửa. Tuy nhiên, sau mốc 980 điểm, đây đang là thử thách khó khăn tiếp theo của VN-Index, nên chỉ số này bị đẩy lùi trở lại. Dù sau đó với sự hỗ trợ của nhóm ngân hàng và một số mã lớn, VN-Index trở lại thử thách ngưỡng cản này một lần nữa và duy trì được mốc này khi chốt phiên sáng, dù đà tăng bị hãm lại.
Tuy nhiên, ngay khi bước vào phiên chiều, lực cung gia tăng, trong khi lực cầu thận trọng đã khiến VN-Index nhanh chóng đổ đèo xuống dưới ngưỡng tham chiếu. Sau khi chạm mức thấp nhất ngày 982,68 điểm, VN-Index nỗ lực trở lại, nhưng do không nhận được sự hỗ trợ của lực cầu nên chỉ số này có phiên giảm điểm thứ 2 liên tiếp và thanh khoản cũng sụt giảm so với phiên hôm qua.
Chốt phiên, VN-Index giảm 2,51 điểm (-0,25%), xuống 983,78 điểm với 131 mã tăng và 164 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 174,96 triệu đơn vị, giá trị 3.941,6 tỷ đồng, giảm 15,3% về khối lượng và 58,88% về giá trị. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 47,7 triệu đơn vị, giá trị 1.057,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, phiên hôm qua giá trị giao dịch đột biến là do thỏa thuận của VIC đóng góp tới hơn 5.812 tỷ đồng. Nếu xét riêng về giao dịch khớp lệnh thì thanh khoản phiên hôm nay tương đương phiên hôm qua (tăng nhẹ về khối lượng, nhưng giảm nhẹ về giá trị).
Nhóm cổ phiếu ngân hàng và một số mã lớn là lực đỡ cho thị trường trong phiên sáng đã có nhiều mã quay đầu điều chỉnh. Trong đó, VCB giảm 0,74% xuống 67.200 đồng, CTG giảm 1,46% xuống 23.700 đồng, HDB giảm 0,37% xuống 27.000 đồng, EIB giảm 0,54% xuống 18.300 đồng. Sắc xanh chỉ còn xuất hiện tại BID, CTG, VPB, MBB, nhưng mức tăng đã hạn chế đi nhiều so với phiên sáng. Cụ thể, BID tăng 0,45% lên 33.200 đồng, CTG tăng 1,41% lên 21.550 đồng, VPB tăng 0,53% lên 19.100 đồng, MBB tăng 1,17% lên 21.550 đồng.
Ngoài ra, sắc đỏ cũng xuất hiện tại VHM, VNM, GAS, MSN, VRE, BVH, NVL, FPT… Còn VIC, SAB, STB, TPB đứng giá tham chiếu.
Video đang HOT
Về thanh khoản, ROS như thường lệ thường có giao dịch sôi động trong phiên chiều đã vươn lên dẫn đầu về thanh khoản trên sàn HOSE khi chốt phiên có 9,55 triệu đơn vị được khớp, nhưng đóng cửa giảm 2,62% xuống 31.600 đồng.
PVD cũng có giao dịch sôi động trong phiên chiều và vươn lên vị trí thứ 2 về thanh khoản với 5,29 triệu đơn vị và cũng đóng cửa giảm 1,89% xuống 20.800 đồng.
Các mã ngân hàng có thanh khoản tốt nhất trong phiên sáng là CTG, MBB và STB giao dịch trầm hơn trong phiên chiều khi chỉ có thêm hơn 1 triệu đơn vị được khớp, nâng tổng khớp lên từ hơn 4 triệu đơn vị đến gần 5 triệu đơn vị.
VHG sau khi hạ nhiệt trong phiên sáng, đã được kéo lại lên mức trần 1.330 đồng khi chốt phiên chiều với 2,6 triệu đơn vị được khớp, thậm chí còn dư mua giá trần. Ngày mai sẽ là ngày giao dịch cuối cùng của cổ phiếu VHG trên sàn HOSE.
Tương tự HNX, sau khi nỗ lực trở lại đầu phiên chiều, lực cung gia tăng đã đẩy HNX-Index quay đầu và đi thẳng xuống dưới tham chiếu, đóng cửa với sắc đỏ.
Chốt phiên, HNX-Index giảm 0,15 điểm (-0,15%), xuống 106,13 điểm với 60 mã tăng và 77 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 53,4 triệu đơn vị, giá trị 645 tỷ đồng, tăng mạnh 93,7% về khối lượng và 102% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp khá lớn với 14,3 triệu đơn vị, giá trị 207,7 tỷ đồng.
HNX-Index giảm do ACB hạn chế đà tăng, SHB lùi về tham chiếu, trong khi PVS, PVI nới rộng đà giảm và Top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn có thêm DGC, PHP giảm giá.
Cụ thể, ACB chỉ còn tăng 0,68% lên 29.600 đồng, PVS giảm 2,01% xuống 24.400 đồng, VCS tăng nhẹ 0,32% xuống 62.800 đồng, PVI giảm 1,81% xuống 38.000 đồng, DGC giảm 1,28% xuống 30.900 đồng, PHP giảm 4,35% xuống 11.000 đồng, còn lại là đứng giá tham chiếu.
Về thanh khoản SHB vẫn không có đối thủ khi có tổng khớp lên tới 9,4 triệu đơn vị, hơn gấp đôi so với mã đứng thứ 2 là PVS với 4,51 triệu đơn vị. MST vượt qua MPT leo lên vị trí thứ 3 về thanh khoản với 3,24 triệu đơn vị, còn MPT do không có lực bán nên vẫn án ngữ ở mức trần 3.100 đồng với hơn 2,4 triệu đơn vị được khớp.
Trên UPCoM, chỉ số UPCoM-Index giằng co quanh mức đóng cửa phiên sáng và giao dịch trong sắc đỏ suốt phiên chiều. Tuy nhiên, đóng cửa, chỉ số này gần như không đổi.
Chốt phiên, UPCoM-Index đứng ở mức 55,39 điểm với 88 mã tăng và 88 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 9,75 triệu đơn vị, giá trị 163 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 0,68 triệu đơn vị, giá trị 13 tỷ đồng.
Giao dịch trên thị trường này tiếp tục duy trì sự ảm đạm trong phiên chiều khi không có thêm mã nào có tổng khớp đến 1 triệu đơn vị ngoài BSR. Chốt phiên, BSR giảm 2,11% xuống 13.900 đồng với 1,97 triệu đơn vị.
Các mã lớn khác như ACV, MSR, VEA, OIL, VGI, MPC, SDI… cũng đều đóng cửa trong sắc đỏ.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
VN-Index giảm gần 17 điểm
Bị ảnh hưởng bởi thị trường chứng khoán thế giới khi các chỉ số chứng khoán châu Á, nhất là Thượng Hải, Thâm Quyến, Hồng Công, đều giảm 3%-6% nên thị trường chứng khoán Việt Nam trong ngày đầu tuần 6-5 cũng giảm mạnh.
Ngay khi mở phiên, cả 2 sàn đã "đỏ lửa" vì lực bán mạnh diễn ra trên toàn thị trường. Đến phiên chiều, áp lực bán ngày càng tăng khiến thị trường giảm sâu. Hầu hết các mã cổ phiếu (CP) các ngành trên thị trường đều giảm mạnh, chỉ có nhóm 2 mã CP Blue-chips hiếm hoi tăng điểm là DHG và BHN nên VN-Index vẫn mất gần 17 điểm. Điểm tích cực là khối ngoại vẫn mua ròng phiên thứ tư liên tiếp với tổng giá trị trên toàn thị trường khoảng 70 tỷ đồng.
Đóng cửa phiên giao dịch, VN-Index giảm 16,17 điểm (1,66%) xuống còn 957,97 điểm với đến 240 mã CP giảm giá, 55 mã CP đứng giá và 85 mã CP tăng giá.
Chốt phiên, tại sàn Hà Nội, HNX-Index giảm 1,46 điểm (1,36%) xuống 105,42 điểm với 99 mã CP giảm giá, 233 mã CP đứng giá và 45 mã CP tăng giá. Thanh khoản thị trường cải thiện đôi chút với giá trị giao dịch trên toàn thị trường đạt gần 4.000 tỷ đồng.
NHUNG NGUYỄN
Theo sggp.org.vn
Phiên chiều 2/5: Dốc lực kéo VN30 Lực cầu gia tăng cuối phiên giúp VN30-Index tăng theo chiều thẳng đứng, lên mức cao nhất ngày, nhưng không đủ sức giúp VN-Index trở lại ngưỡng tham chiếu. Trở lại sau kỳ nghỉ lễ dài ngày, tâm lý nhà đầu tư dường như đã bớt căng thẳng hơn khi dòng tiền hoạt động tích cực hơn hẳn so với tuẩn trước kỳ...