Phiên chiều 1/7: Thị trường khởi sắc, VN-Index vượt mốc 965 điểm
Sắc xanh lan tỏa thị trường với tâm điểm trụ chính là cặp song kiếm CTG và GAS đã tiếp sức giúp VN-Index chinh phục thành công ngưỡng 965 điểm ngay trong phiên đầu tiên của tháng 7. Không chỉ chứng khoán cơ sở khởi sắc, ở nhóm chứng quyền bảo đảm cũng đã có phiên bùng nổ khi đồng loạt đều tăng điểm với giao dịch khá sôi động.
Không nằm ngoài nhận định của giới phân tích, cuộc gặp Mỹ-Trung cuối tuần qua đem lại kết quả tích cực đã tiếp sức cho thị trường tăng vọt trong phiên giao dịch sáng đầu tuần mới.
Mặc dù thanh khoản vẫn khá cầm chừng nhưng nhóm cổ phiếu bluechip VN30 và HNX30 đã hỗ trợ tốt cho đà tăng của thị trường, đặc biệt là những mã đã giảm khá mạnh trước đó, điển hình CTG và GAS, đã giúp VN-Index tiếp cận ngưỡng 960 điểm. Mặc dù có chút rung lắc khiến thị trường để tuột mốc kháng cự này, nhưng VN-Index đã giao dịch đầy khởi sắc khi tạm chốt phiên với mức tăng gần 10 điểm.
Tâm lý hưng phấn tiếp tục theo sát thị trường trong phiên giao dịch chiều khiến sắc xanh bao phủ. Mốc 960 điểm nhanh chóng được tạo dựng lại và chưa dừng tại đó, VN-Index từng bước nhích nhẹ lên mức cao nhất ngày khi kết phiên tăng hơn 15 điểm, chạm mốc 965 điểm.
Kết phiên, sàn HOSE có tới 216 mã tăng, gấp hơn 2 lần số mã giảm (100 mã), chỉ số VN-Index tăng 15,67 điểm ( 1,65%) lên 965,61 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 166,45 triệu đơn vị, giá trị 3.878,73 tỷ đồng, giảm 8,86% về lượng và hơn 15% về giá trị so với phiên cuối tuần trước.
Giao dịch thỏa thuận đạt hơn 43 triệu đơn vị, giá trị gần 1.071,4 tỷ đồng, trong đó, ROS thỏa thuận 6,4 triệu đơn vị, giá trị 198,4 tỷ đồng; SGN thỏa thuận 1,74 triệu đơn vị, giá trị 141,55 tỷ đồng; TCB thỏa thuận 6 triệu đơn vị, giá trị 120 tỷ đồng; VNM thỏa thuận 1,14 triệu đơn vị, giá trị 142,41 tỷ đồng.
Cặp song kiếm hợp bích CTG – GAS vẫn là điểm tựa chính cho thị trường sau phiên lao dốc mạnh cuối tuần vừa qua 28/6. Trong đó, lực cầu gia tăng mạnh đã giúp CTG tăng kịch trần khi kết phiên tại mức giá 20.850 đồng/CP, tăng 6,92% với khối lượng khớp lệnh đạt 3,64 triệu đơn vị và dư mua trần 71.300 đơn vị. Còn người anh em cùng chí tuyến GAS đã không có được sắc tím nhưng cũng đã xác lập mức giá cao nhất ngày 103.700 đồng/CP, tăng 6,36%.
Bên cạnh đó, các cổ phiếu khác trong nhóm ngân hàng, dầu khí cũng tiếp tục tô đậm hơn sắc xanh như PLX tiến sát mức giá trần khi tăng 6,4% lên 63.300 đồng/CP, PVD tăng 1,9% lên 19.000 đồng/CP, VCB tăng 1,1% lên 71.300 đồng/CP, TCB tăng 3,2% lên 21.000 đồng/CP, BID tăng 2,1% lên 32.350 đồng/CP, VPB tăng 2,6% lên 19.400 đồng/CP, STB tăng 1,8% lên 11.550 đồng/CP, MBB tăng 1,2% lên 21.150 đồng/CP…
Ngoài ra, nhiều mã lớn cũng đã nới rộng biên độ như VNM tăng 1,6% lên 125.000 đồng/CP, VHM tăng 2,1% lên 81.000 đồng/CP, VIC tăng 1,3% lên 117.200 đồng/CP, MSN tăng 3,1% lên 85.600 đồng/CP, MWG tăng 2% lên 94.700 đồng/CP, NVL tăng 1,8% lên 60.700 đồng/CP, FPT tăng 3,5% lên 47.100 đồng/CP…
Trái lại, ROS tiếp tục ghi nhận phiên giao dịch thiếu tích cực thứ 7 liên tiếp khi kết phiên giảm nhẹ 0,2% xuống 29.750 đồng/CP; tuy nhiên cổ phiếu này vẫn dẫn đầu thanh khoản thị trường với gần 12,24 triệu đơn vị được khớp lệnh thành công.
Trong khi nhiều mã bluechip đảo chiều hồi phục mạnh sau phiên giảm sâu cuối tuần trước thì HPG lại ngược lại khi để mất 2,1% xuống 23.000 đồng/CP sau phiên tăng khá mạnh 4,2% ngày 28/6.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, cổ phiếu với nhiều sóng gió khi chưa đầy 1 năm đã giảm hơn 10 lần từ mức 28.000 đồng/CP, hiện về dưới 2.700 đồng/CP là SJF đã khởi sắc trở lại. Kết phiên, SJF tăng 6,7% lên mức giá trần 2.860 đồng/CP với khối lượng khớp 959.430 đơn vị.
Trên sàn HNX, giao dịch cũng có phần khởi sắc hơn trong phiên sáng.
Đóng cửa, HNX-Index tăng 0,58 điểm ( 0,56%) lên 104,09 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 21,83 triệu đơn vị, giá trị 273,83 tỷ đồng, tăng 5,5% về lượng nhưng giảm 3,29% về giá trị so với phiên cuối tuần trước. Giao dịch thỏa thuận đạt 7,19 triệu đơn vị, giá trị 87,97 tỷ đồng.
Video đang HOT
Các cổ phiếu họ P vẫn duy trì đà tăng như PVS tăng 2,2% lên 23.500 đồng/CP, PVI tăng 0,5% lên 37.000 đồng/CP, PVC tăng 1,4% lên 7.100 đồng/CP, PVB tăng 0,5% lên 19.200 đồng/CP…
Bên cạnh đó, một số mã lớn cũng hỗ trợ tốt cho đà tăng của thị trường như VCS tăng 1,8% lên 61.200 đồng/CP, ACB tăng 1% lên 29.200 đồng/CP, CEO tăng gần 1% lên 11.300 đồng/CP, DGC tăng 3,2% lên 29.400 đồng/CP…
SHB lình xình và quay về mốc tham chiếu nhưng vẫn là mã có khối lượng khớp lệnh lớn nhất thị trường đạt hơn 4 triệu đơn vị. Tiếp theo đó là PVS đạt 2,62 triệu đơn vị được chuyển nhượng thành công; TNG và BII có khối lượng khớp trên dưới 1,5 triệu đơn vị.
Trái lại, trên UPCoM tiếp tục giao dịch thiếu tích cực khi chỉ số UPCoM-Index vẫn đứng dưới mốc tham chiếu trong suốt cả phiên chiều.
Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,48 điểm (-0,86%) xuống 55,17 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 7 triệu đơn vị, giá trị 116,31 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đạt 2,19 triệu đơn vị, giá trị hơn 120 tỷ đồng.
Cổ phiếu BSR giằng co và trở về mốc tham chiếu khi kết phiên, với khối lượng giao dịch dẫn đầu thị trường đạt 1,19 triệu đơn vị. Trong khi đó, VGI giữ mức giá 26.900 đồng/CP, giảm 1,47% và đã chuyển nhượng thành công hơn 1 triệu đơn vị.
Bên cạnh ACV vẫn duy trì đà giảm khá mạnh, một số mã lớn cũng giao dịch dưới mệnh giá, khiến thị trường khó có cơ hội hồi phục như DVN, VTP, VEF…
Ở nhóm chứng quyền bảo đảm, cả 10 mã đều giao dịch khởi sắc. Trong đó, CFPT1901 và CMWG1902 được kéo lên kịch trần với khối lượng giao dịch tương ứng 281.400 đơn vị và 584.040 đơn vị.
Chứng quyền CMBB1901 dẫn đầu thanh khoản với khối lượng khớp lệnh đạt 895.470 đơn vị. Còn xét về giao dịch nhà đầu tư ngoại, 2 chứng quyền CVNM1901 và CHPG1902 bị bán ròng mạnh nhất, tương ứng 290.890 đơn vị và 214.550 đơn vị.
Còn ở thị trường phái sinh, 4 hợp đồng tiếp tục đóng cửa trong sắc xanh, trong đó hợp đồng VN30F1907 đáo hạn vào ngày 18/7 có giao dịch sôi động nhất với 839.430 hợp đồng được chuyển nhượng, khối lượng mở là 20.917 hợp đồng.
T.Thúy
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Phiên sáng 28/5: Nhóm cổ phiếu lớn mất đà, VN-Index đảo chiều giảm
Sau khi hồi phục trở lại trong phiên đầu tuần mới (27/5), các cổ phiếu bluechip đã nhanh chóng suy yếu, khéo VN-Index đảo chiều giảm theo trong phiên sáng nay (28/5).
Trong phiên hôm qua, việc tiết cung giá thấp ngay từ sớm giúp thị trường bật trở lại. Tuy nhiên, ngay sau nhịp kéo lên mốc 975 điểm, thị trường đã hạ độ cao và diễn biến lình xình đi ngang.
Sau đó, giao dịch vẫn diễn ra thận trọng khiến VN-Index tiếp diễn đi ngang, nhưng về cuối phiên, sự khởi sắc của một số mã lớn, đặc biệt là VNM, đã kéo thành công VN-Index vượt 975 điểm khi đóng cửa.
Theo nhận định của TVSI, trong những phiên tới, sự chuyển biến tích cực của nhóm vốn hóa lớn có thể trở thành động lực giúp nhịp hồi phục của VN-Index được duy trì.
Tuy nhiên, với việc dòng tiền đang trở nên thận trọng hơn, chỉ số khó có thể tăng mạnh vàkKhả năng tiếp tục điều chỉnh vẫn được lưu ý.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay 28/5, lực mua tồn dư cuối phiên hôm qua tiếp tục nâng bước VN-Index, tiến lên thử thách ngưỡng 980 điểm từ khá sớm.
Tuy nhiên, khi còn chưa kịp chạm tới mốc này thì chỉ số nhanh chóng đảo chiều, lao xuống dưới tham chiếu, thậm chỉ đã lùi gần về 970 điểm trước khi bật nhẹ trở lại sau hơn 1 giờ giao dịch với số mã đỏ chiếm ưu thế trên bảng điện tử.
Đà đi xuống của VN-Index chủ yếu do các cổ phiếu lớn và bluechip trong rổ VN30 kém tích cực, khi dần dần đảo chiều và nới rộng biên độ giảm, trong đó, những cái tên ảnh hưởng mạnh là VHM, VCB, BID, MSN và VRE.
Trong khi đó, nâng đỡ thị trường không còn nhiều và cũng không vững chắc, chỉ có được mức tăng khiêm tốn là PLX, VJC, HVN, POW.
Thanh khoản cũng là yếu tố đáng kể, khi tiếp tục ở mức thấp, toàn sàn HOSE chỉ có 6 mã khớp lệnh hơn 1 triệu đơn vị là HAR, AAA, POW, ROS, ITA và HSG.
Trong đó, HSG vượt trội với hơn 3,3 triệu đơn vị và tăng hơn 2%.
Đáng chú ý có HAR, khi có thời điểm được kéo lên mức giá trần, nhưng có áp lực rung lắc nhất định và chỉ còn hơn 6%, khớp gần 1 triệu đơn vị.
Sau khi bị đẩy lui xuống ngưỡng 970 điểm, chỉ số nhúc nhắc đi lên, nhưng sức bật là quá yếu, các trụ đỡ giao dịch kém tích cực cùng tâm lý thận trọng của nhà đầu tư khiến dòng tiền dường như chỉ đứng ngoài, qua đó, VN-Index khép lại trong phiên sáng khá buồn tẻ.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 106 mã tăng và 157 mã giảm, VN-Index giảm 3,73 điểm (-0,38%), xuống 971,41 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 61,81 triệu đơn vị, giá trị 1.286,1 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% về khối lượng và 6% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 7,7 triệu đơn vị, giá trị 160,5 tỷ đồng.
Nhóm 10 mã vốn hóa lớn nhất thị trường đã không còn mã nào tăng. "May mắn" chỉ còn VIC và GAS đứng tham chiếu. Giảm mạnh nhất có MSN khi mất 1,9% xuống 86.700 đồng; SAB -1,1% xuống 262.200 đồng và VRE -1% xuống 34.900 đồng.
Nhìn rộng ra, trong top 30 mã lớn nhất HOSE thì đa số cũng bị bao phủ bởi sắc đỏ, nhưng phần lớn cũng chỉ giảm nhẹ dưới 1%, trừ phần nào đó là ROS -2,1% xuống 29.750 đồng và HDB -1,3% xuống 26.600 đồng.
Tăng điểm hỗ trợ thị trường không giảm sâu chỉ còn VJC 0,9% lên 121.600 đồng; MWG 0,2% lên 87.900 đồng; POW 1% lên 15.950 đồng; STB 0,9% lên 11.900 đồng; TPB 0,6% lên 23.950 đồng; PNJ 1,4% lên 107.500 đồng.
Khớp lệnh cao nhất trong nhóm là POW với hơn 2 triệu đơn vị. ROS cos 1,95 triệu. Tiếp theo là STB với 0,9 triệu đơn vị; CTG, HPG, TCB, MBB khớp hơn 0,7 triệu đơn vị.
Trên bảng điện tử đáng chú ý có HSG, HAR và SRC. Trong đó, HSG có thanh khoản cao nhất với hơn 4,59 triệu đơn vị, tăng 2,3% lên 8.490 đồng và HAR 6,1% lên 4.200 đồng, khớp 1,1 triệu đơn vị. SRC phục hồi, tăng lên mức giá trần sau 3 phiên giảm mạnh, 6,9% lên 27.900 đồng.
Ngược lại, gặp áp lực chốt lời và giảm khá sâu như TCM -4,8% xuống 28.750 đồng; ILB -3,8%; CRC -4,5%; FTM -2%...
Mặc dù thị trường khá ảm đạm, nhưng "con sóng" cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp tiếp tục khá nóng, khi khá nhiều mã tăng tốt và thanh khoản được cải thiện như ITA 1,9% lên 3.210 đồng, khớp 2,92 triệu đơn vị; SZC 2,1% lên 19.600 đồng; SZL tăng hết biên độ 6,9% lên 43.400 đồng. Cùng các mã trên HNX và UpCoM như MH3 13,5%; SDI 4%; VRG 14,4%.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng chỉ có được nửa đầu phiên tích cự, sau đó bị đẩy xuống tham chiếu và may mắn trở lại sắc xanh trong những phút cuối.
2 mã lớn cứu nguy chỉ số là VCS 4,2% lên 64.500 đồng; SHB 1,4% lên 7.200 đồng.
Phần lớn còn lại đứng tham chiếu như PVS, ACB, SHS, VC3, CEO, NTP, NDN...thậm chí còn giảm như VCG -0,7% xuống 26.700 đồng, MBS -1,9% xuống 15.600 đồng, PGS -0,3% xuống 34.800 đồng...
Đáng chú ý trên bảng điện tử có sắc tím của mã nhỏ TIG và TNG -0,4% xuống 23.300 đồng; SRA -2,2% xuống 13.400 đồng.
Thanh khoản cao nhất là SHB với hơn 1,3 triệu đơn vị. PVS có 1,1 triệu đơn vị; TIG có 1,06 triệu đơn vị, và cũng là 3 mã duy nhất khớp hơn 1 triệu đơn vị.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 34 mã tăng và 49 mã giảm, HNX-Index tăng 0,05 điểm ( 0,05%), lên 105,09 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 10,09 triệu đơn vị, giá trị gần 143 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 4,07 triệu đơn vị, giá trị 36,1 tỷ đồng.
Trên UpCoM, diễn biến tương tự trên HOSE, khi chỉ số UpCoM-Index không giữ được sắc xanh lâu, và phần lớn thời gian giao dịch dưới tham chiếu.
Điểm đáng chú ý là cả 4 mã thanh khoản cao nhất đều tăng là BSR 1,5% lên 13.800 đồng; VGI 6,2% lên 29.200 đồng; GVR 8,7% lên 12.500 đồng; CTR 4,4% lên 28.600 đồng. Khớp lệnh từ 0,4 triệu đến 1,35 triệu đơn vị.
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,1 điểm (-0,18%), xuống 55,15 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 6 triệu đơn vị, giá trị 104,63 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,66 triệu đơn vị, giá trị 233,5 tỷ đồng.
Lạc Nhạn
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Phiên sáng 20/6: Dòng tiền chảy mạnh, VN-Index tăng vọt lên mốc 958 điểm Rổ VN30 trong ngày đáo hạn hợp đồng phái sinh tháng 6, ngoại ngoại trừ SAB bị ép xuống mạnh, đa số các mã còn lại, nhất là nhóm cổ phiếu ngân hàng có giao dịch tích cực, hỗ trợ cho VN-Index chinh phục thành công mốc 950 điểm trong phiên sáng nay (20/6). Trong phiên hôm qua, VN-Index tăng lên 950 điểm...