Phiên chất vấn sôi nổi, dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm và xây dựng
Sau hai ngày rưỡi làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, hôm nay Quốc hội đã hoàn thành phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7 đối với 4 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm chính của 4 vị Bộ trưởng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân kết luận phiên chất vấn
Không né tránh
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, kết quả phiên chất vấn tại kỳ họp này cho thấy, các nội dung chất vấn đúng và trúng những vấn đề của đời sống kinh tế – xã hội mà nhân dân, cử tri cả nước và các vị đại biểu Quốc hội quan tâm.
Tham gia phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp đã có 230 lượt đại biểu tham gia chất vấn và tranh luận. Phiên chất vấn diễn ra trong không khí sôi nổi, dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm và xây dựng.
Các vị đại biểu Quốc hội đã nêu câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng tập trung thẳng vào các vấn đề chất vấn, nhiều đại biểu Quốc hội tranh luận, làm rõ thêm các vấn đề quan tâm, đồng thời thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế với mong muốn Chính phủ, các bộ, ngành, tiếp tục có các giải pháp phù hợp để khắc phục. Về cơ bản các vị đại biểu Quốc hội hài lòng với những nội dung trả lời của các thành viên Chính phủ và trưởng ngành.
Video đang HOT
Chủ tịch Quốc hội ghi nhận, các thành viên Chính phủ trả lời chất vấn vào vấn đề được hỏi, không né tránh những vấn đề được hỏi và đã giải trình làm rõ nhiều vấn đề đại biểu nêu; đồng thời nghiêm túc, thẳng thắn nhận trách nhiệm về những mặt còn tồn tại, hạn chế của ngành, lĩnh vực và cam kết khắc phục tạo sự chuyển biến tích cực trong thời gian tới.
Toàn cảnh buổi chất vấn sáng 6/6
Chuẩn bị nghị quyết để trình Quốc hội xem xét
Mặc dù thời gian chất vấn và trả lời chất vấn có giảm hơn so với các kỳ họp trước, nhưng số lượng các đại biểu tham gia và khối lượng câu hỏi chất vấn tăng lên, điều đó cho thấy hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội tiếp tục được cải tiến và vẫn luôn là một nội dung trọng tâm của kỳ họp được Nhân dân và cả tri quan tâm.
Các câu hỏi chất vấn của các vị đại biểu quốc hội một mặt thể hiện vai trò, trách nhiệm, quyền giám sát của Quốc hội, nhưng mặt khác cũng chính là sự đồng hành, chia sẻ với những khó khăn trong công tác quản lý, điều hành; đồng thời cũng là những gợi ý, bổ sung những giải pháp cho các chương trình, kế hoạch của Chính phủ, các Bộ, ngành hướng tới giải quyết hiệu quả các tồn tại, hạn chế, đáp ứng niềm tin và sự mong mỏi của Nhân dân và cử tri cả nước.
Quốc hội hoan nghênh sự nghiêm túc, cầu thị, trách nhiệm cao của Chính phủ, của các vị Bộ trưởng, trưởng ngành trong việc trả lời chất vấn và thực hiện những điều đã cam kết trước Quốc hội và cử tri cả nước từ những kỳ họp trước, cũng như tinh thần của kỳ họp này.
Quốc hội yêu cầu Chính phủ, các cấp, các ngành nghiên cứu tiếp thu đầy đủ, nghiêm túc ý kiến của đại biểu Quốc hội, của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp và triển khai đồng bộ các giải pháp thiết thực nhằm tạo chuyển biến tích cực đối với những lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý.
Theo GD&TĐ
Đổi mới đáng chú ý nhất tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội là gì?
Hôm nay (20/5), kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV sẽ khai mạc. Trong kỳ họp này có việc đổi mới theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ thông tin giúp các đại biểu Quốc hội thuận tiện hơn trong công việc.
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV khai mạc trọng thể vào sáng 20/5 (ảnh quochoi.vn)
Dự kiến kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ làm việc trong thời gian 20 ngày, bế mạc vào ngày 14/6. Quốc hội sẽ dành 60% cho xây dựng pháp luật, với việc thông qua 7 dự án luật, 2 nghị quyết và cho ý kiến về 9 dự án luật khác.
Trong sáng nay, trước khi khai mạc, Quốc hội họp phiên trù bị để nghe, cho ý kiến và biểu quyết chương trình kỳ họp. Sau đó nghe báo cáo việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với ông Lê Đình Nhường (Thiếu tướng) thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình.
Điểm đổi mới đáng chú ý tại kỳ họp này, theo Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc: Quốc hội sẽ thí điểm ứng dụng công nghệ nhiều hơn trong việc cung cấp thông tin cho đại biểu Quốc hội (ĐBQH).
Ông Phúc nêu ví dụ, như tra cứu hệ thống pháp luật quốc tế liên quan đến một dự án luật mà Quốc hội đang xem xét, quá trình xây dựng quy định về lĩnh vực đó. Việc thăm dò ý kiến của ĐBQH cũng được thực hiện qua thông tin điện tử.
Việc triển khai phần mềm mới hỗ trợ hoạt động của các đại biểu Quốc hội sẽ cho phép các vị ĐBQH không cần phải mang theo tài liệu bản giấy,mọi tài liệu cần thiết đều có thể tra cứu trên smartphone hoặc thiết bị di động khác.
Vẫn theo Tổng Thư ký Quốc hội, đây là phần mềm rất hữu ích, nhưng tại kỳ họp này chỉ là bước thí điểm, nên các cơ quan phục vụ vẫn chưa bỏ hẳn văn bản giấy. Đến cuối kỳ họp, các đại biểu, những người sử dụng sẽ thực hiện việc đánh giá về phần mềm này và Văn phòng Quốc hội sẽ tổng hợp để làm căn cứ tiếp tục hoàn thiện phần mềm.
Việc đổi mới này theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, đó là một phần trong xây dựng Quốc hội điện tử.
Về hoạt động chất vấn, tại kỳ họp này Quốc hội sẽ tổ chức như thông lệ, nghĩa là dành 2,5 ngày cho hoạt động này, nội dung theo nhóm vấn đề do các ĐBQH lựa chọn.
Theo Danviet
Đại biểu ấn tượng với sự kiện nào của Quốc hội năm qua? Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Đại biểu Dương Minh Tuấn đã chia sẻ về sự kiện gây ấn tượng của Quốc hội năm 2018 với cá nhân mỗi Đại biểu. Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng. Ảnh: Đại biểu cung cấp Bầu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước: Sự kiện có dấu ấn lịch sử Đại...