Phiên bản “anh em” của bánh trôi tàu khắp các tỉnh thành Việt Nam: Toàn món nóng hổi, đều thơm ngon hấp dẫn
Bánh trôi tàu còn có nhiều phiên bản từ các vùng miền khác nhau, dù hình dáng có thể khiến nhiều người nhầm lẫn nhưng nhưng bánh trôi tàu và những ‘người anh em’ của mình đều có nét hấp dẫn riêng biệt.
Khi mùa đông lạnh tràn ngập khắp phố phường Hà Nội thì những món ngọt và ấm nóng như bánh trôi tàu lại được dịp “lên ngôi”. Bởi nó nóng hôi hổi, thơm lừng, ấm sực mùi gừng lại đầy ngọt ngào, toàn những thứ đánh tan đi cái lạnh tê tái của mùa đông miền Bắc.
Nếu đã là một fan chính hiệu của bánh trôi tàu thì liệu bạn có biết loại bánh này còn có những “người anh em” lưu lạc ở các tỉnh thành khác không? Những loại bánh dưới đây có thể sẽ khiến nhiều người nhầm lẫn với bánh trôi tàu lắm đấy!
Sủi Dìn (Hải Phòng)
Sủi dìn là món ăn vặt đặc trưng của mùa đông đất Cảng, thoạt nhìn có thể thấy sủi dìn như phiên bản mini của bánh trôi tàu bởi cách làm và một số nguyên liệu giống nhau. Tuy nhiên món ăn này lại có những nét riêng với xuất xứ từ cộng đồng người Hoa sinh sống ở Hải Phòng trước đây.
Ảnh: @eatwden, @quyenquyenmew, @bachuviahe.
Vỏ bánh sủi dìn được làm từ bột nếp thơm, nhân làm từ vừng đen. Những viên sủi dìn tròn xoe, nhỏ nhắn và trắng ngà ngà, sau khi được chan ngập thứ nước sóng sánh của mật mía thơm dậy mùi cay nồng của gừng thì sẽ được thêm vào đậu phộng rang và dừa tươi nạo… Sủi dìn cũng được ăn nóng hôi hổi và cũng đã trở thành một trong những món ăn được nhiều người yêu thích nhất mỗi dịp đông đến ở Hải Phòng.
Bánh nhè (Thanh Hóa)
Bánh nhè là một trong những đặc sản Thanh Hóa nức tiếng xa gần. Loại bánh này nhìn gần giống viên bánh trôi nhưng nhỉnh hơn chút. Bánh nhè thơm lừng được làm từ những nguyên liệu thật dân dã bình dị, làm nên sự khác biệt của loại bánh này chính là nó được khoác lên mình một màu nâu cánh gián của mật mía đậm đà hơn nhiều so với những người anh em xứ Bắc.
Ảnh: @sieuthinhanh, @bánh nhè cô Sáu
Thưởng thức bánh nhè, người ta cảm nhận vị dẻo của bột nếp, vị ngọt thơm của đường mật và gừng, vị bùi béo dậy hương của đậu xanh, cùi dừa. Bánh nhè vì thế là một thức quà quê dân dã, bình dị mà lại làm say lòng thực khách của xứ Thanh.
Video đang HOT
Bánh ngào (Nghệ An)
Bánh ngào hay còn được gọi là bánh mật, là một trong những món bánh đặc sản, bình dị ở Nghệ An với nguyên liệu vô cùng dân dã từ bột nếp và mật mía.
Ảnh: @Ngheanoi
Bánh ngào có phần vỏ nếp dẻo thơm, nhân bên trong có thể được làm thuần chay hoặc nhân đậu xanh mềm bùi. Khác với bánh trôi, bánh ngào lại được nặn dẹt và có phần nhỉnh hơn về mặt kích thước, bên cạnh đó hương vị của bánh ngào cũng có phần ngọt đậm đà hơn.
Ảnh: @Ngheanoi, @Yến Xe Lu.
Mùa đông lạnh được thưởng thức những chiếc bánh dẻo dẻo nóng hổi, hòa quyện với nước mật mía sóng sánh màu vàng và hương nồng của gừng có thể sưởi ấm mọi tấm lòng.
Bánh Coóng Phù (Lạng Sơn)
Nếu Hà Nội mùa đông có bánh trôi tàu thì mùa đông của Lạng Sơn sẽ gắn liền với món coóng phù. Mặc dù có cái tên khá lạ tai, thế nhưng coóng phù có cách nấu và hình dáng không khác bánh trôi là mấy khi cùng làm từ bột nếp, cùng ăn với nước đường nấu gừng và luôn giữ trong nồi nóng hổi.
Ảnh: @ẩm thực 365, @travel.blog
Loại bánh này có nguồn gốc từ người dân tộc Tày tại Lạng Sơn sáng tạo, đặt tên. Về cơ bản, coóng phù làm đơn giản, chỉ bột nếp, đậu xanh, nước đường và mỗi viên bánh đều được ấn dẹt rồi thêm vài hạt vừng cho ngon mắt. Chẳng thuần trắng cũng chẳng tròn chằn chặn như bánh trôi. Ngoài những viên ngà ngà, người ta còn trộn thêm gấc chín để tạo sắc đỏ cam cho món coóng phù trở nên hấp dẫn hơn.
Ảnh: @dangthithanhkimhue
Ăn miếng bánh kèm thứ nước dùng thơm lừng, nóng hổi vào những ngày lành lạnh, bạn sẽ thấy vị nồng ấm cũng lan tỏa khắp cơ thể, khiến cái rét sắc của vùng miền núi như trôi tuột từ khi nào.
Thắng dền (Hà Giang)
Cũng như thắng cố, cháo ấu tẩu thì thắng dền là món ăn vặt đặc sản ở Hà Giang, đó cũng là món ăn mà người dân nơi đây hay giới thiệu cho những vị khách lần đầu đặt chân tới cao nguyên đá này. Thắng dền có thể coi là một người anh em của bánh trôi tàu khi cũng làm từ bột nếp từ loại gạo ngon của vùng địa đầu Tổ quốc.
Ảnh: @vyanuong
Thắng dền có hình tròn, mỗi viên bánh to hay nhỏ tùy thuộc vào người nặn với các loại bánh chay hoặc bánh có nhân đỗ, đặc biệt là khách gọi đến đâu người bán mới luộc đến đó. Ngoài màu trắng, bánh còn có các màu khác như tím, vàng, đỏ vô cùng bắt mắt. Sau khi luộc chín, bánh sẽ được chan với nước đường nấu từ đường hoa mai, gừng, cuối cùng rắc thêm mè, lạc rang lên trên.
Ảnh: @hannie_van_g, @nguoikechuyentaolao, @vietlifetj.
Ở Hà Giang, thắng dền được xem là món ăn theo mùa. Mỗi khi mùa đông gió lạnh tràn về, người dân nơi đây mới bắt đầu làm món bánh này và bày bán nhiều ở các khu chợ phiên, các khu phố cổ. Thưởng thức một bát thắng dền nghi ngút khói, vừa hít hà cái lạnh của Hà Giang vừa thưởng thức vị mềm dẻo, ngọt thơm của món ăn là một trong những trải nghiệm được nhiều người chọn để xua tan cái lạnh mỗi khi đến Hà Giang.
Sủi dìn Hải Phòng Món ăn vặt ấm lòng vào những ngày đông
Sủi dìn hay bánh trôi tàu là món ăn bắt nguồn từ cộng đồng người Hoa ở thành phố Hải Phòng. Đây là món rất được người dân và du khách yêu thích vào những ngày đông rét mướt.
Sủi dìn Hải Phòng - Món ăn vặt ấm lòng vào những ngày đông
Để có nồi sủi dìn ngon đúng vị, người nấu phải cẩn thận từ khâu chuẩn bị nguyên liệu. Gần giống món bánh trôi nước, nguyên liệu chính của sủi dìn là bột nếp, vừng đen, dừa nạo, gừng, đường thốt nốt hoặc mật mía.
Bát sủi dìn ấm nóng. Ảnh: @ngoc.24991.
Tập trung mua sủi dìn rất đông. Ảnh: Fb Không lòng vòng.
Nếp làm vỏ bánh phải là loại nếp thơm, hạt to tròn đều. Gạo nếp được phơi già hạt để bột bánh nở, dai và thơm hơn. Gạo được ngâm nước muối khoảng một ngày, thay nước nhiều lần để tránh bị chua. Ngâm xong mới mang gạo đi xay thành bột. Qua nhiều công đoạn như lắng, hút ẩm... sẽ cho thành phẩm bột mềm.
Nhân vừng đen. Ảnh: @mymy_pam.
Nhân bánh bùi béo vì có sự góp mặt của vừng đen, lạc rang giã nhỏ và cùi dừa nạo. Sau đó, đun hỗn hợp này với nước vừa phải để đảm bảo độ béo ngậy. Khi đã có vỏ và nhân bánh, công đoạn nặn bánh tiếp theo đòi hỏi sự tỉ mẩn của người nấu.
Ảnh: @cookwgabiii.
Những chiếc sủi dìn nhỏ xinh được nặn khéo léo để nhân bánh không bị lộ ra ngoài và để khi thả vào nồi nước dùng bánh không bị vỡ nát. Từng mẻ sủi dìn sau khi nặn được thả vào nồi nước đang sôi, khi thấy bánh nổi lên thì vớt ra bát ăn cùng với nước dùng nóng.
Nặn bánh yêu cầu sự tỉ mỉ. Ảnh: @cookwgabiii.
Một bát sủi dìn có khoảng 3 đến 4 viên bánh tròn, bên trên có dừa, lạc rang, vừng đen và 1 ít gừng sợi. Nước dùng của món sủi dìn có hương vị thơm dậy mùi cay nồng của gừng tươi giã nhỏ nấu với mật mía hoặc đường thốt nốt. Màu vàng cánh gián của nước dùng khi tưới lên sủi dìn rất bắt mắt.
Ảnh: @vivufoods.
Những viên sủi dìn dẻo dai hòa quyện với vị béo, bùi của vừng đen, dừa, lạc cùng nước dùng cay nồng, ngọt thanh... Chỉ khi có khách gọi thì người bán hàng mới thả từng viên bánh được nặn sẵn vào nồi nước dùng đang sôi.
Ảnh: Fb Hải Phòng ngon.
Sủi dìn cải biến nhiều màu. Ảnh: Fb Herman Huang.
Thật thú vị khi trong tiết trời lạnh lẽo, được ngồi quây quần bên nhau chờ đợi những bát sủi dìn ấm nóng từ tay người bán hàng. Tất cả đã tạo nên hương vị riêng biệt cho thức quà vặt giản dị của thành phố Hải Phòng.
Ảnh: Fb Hải Phòng ngon.
Công thức làm nem chua Thanh Hóa chính hiệu Nem chua được xem như một sản vật phổ biến tại nhiều địa phương, nhưng ngon nhất vẫn là nem chua Thanh Hóa. Nem chua được coi là một đặc sản của Thanh Hóa, món ăn này được làm từ thịt lợn, độ lên men của lá và thính gạo để ủ chín, có vị chua ngậy đặc trưng. Đặc biệt trong những...