Phiên 5/7: Giúp KBC về đỉnh ngắn hạn, khối ngoại mua ròng thêm 95 tỷ đồng
Tăng thêm hơn 2%, KBC chốt phiên vươn lên mức giá 15.350 đồng/cổ phiếu. Trong đó, khối ngoại cũng mua vào gần 1,3 triệu đơn vị, tương ứng 19 tỷ đồng.
Trên HOSE, tăng hoạt động giao dịch, khối ngoại thực hiện mua vào 506 tỷ đồng, chiếm 14,8% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường và bán ra 416 tỷ đồng.
Trong đó, PLX tiếp tục đứng đầu giá trị mua ròng với 98,5 tỷ đồng, tương ứng 1,5 triệu đơn vị. Chốt phiên, PLX tăng thêm 0,3% đóng cửa ở mức giá 64.500 đồng/cổ phiếu.
Ngoài ra, khối này cũng mua vào ở các mã khác như KBC (1,3 triệu đơn vị), NVL (287 nghìn đơn vị), SSI (626 nghìn đơn vị), VNM (111 nghìn đơn vị) và VJC (108 nghìn đơn vị).
Trong khi đó, khối này chỉ bán ra mạnh ở VIC với giá trị hơn 101 tỷ đồng, tương ứng 870 nghìn đơn vị. Còn lại, khối này chỉ bán ra nhẹ ở các mã VHM (120 nghìn đơn vị), HAX (562 nghìn đơn vị), VND (582 nghìn đơn vị) và HPG (307 nghìn đơn vị).
Trên HNX, khối ngoại duy trì trạng thái mua ròng nhẹ hơn 2 tỷ đồng, tương ứng 180 nghìn đơn vị.
Bên mua tập trung giải ngân nhẹ vào các mã như SHB (198 nghìn đơn vị), PVS (36 nghìn đơn vị) và TNG (21 nghìn đơn vị).
Video đang HOT
Tương tự, khối này chỉ bán ra nhẹ ở các mã như SHS (63 nghìn đơn vị), NTP (6 nghìn đơn vị) và MAS (3 nghìn đơn vị).
Trên UpCoM, giảm nhẹ giao dịch so với phiên trước, khối ngoại chỉ mua vào 26,8 tỷ đồng và bán ra 23,8 tỷ đồng.
Các cổ phiếu được mua vào mạnh nhất là QNS (211 nghìn đơn vị), ACV (23 nghìn đơn vị), GVR (110 nghìn đơn vị) và VTP (8 nghìn đơn vị). Đột biến, GVR tăng 4,6% lên giá 13.600 đồng/cổ phiếu.
Ngược lại, khối này chỉ bán ra nhẹ ở các mã như HND (642 nghìn đơn vị), VGI (36 nghìn đơn vị) và VGT (89 nghìn đơn vị).
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
Phiên chiều 26/6: Hụt hẫng
Lực cầu gia tăng cuối phiên sáng, đem lại kỳ vọng cho nhà đầu tư về khả năng VN-Index tiếp đà đi lên trong phiên chiều, nhưng diễn biến nửa cuối phiên đã khiến nhà đầu tư hụt hẫng.
Trong phiên sáng, VN-Index giằng co nhẹ quanh tham chiếu do cả bên mua và bên bán thận trọng chờ các thông tin vĩ mô trong nước và các thông tin quốc tế sắp được công bố. Tuy nhiên, trong những phút cuối phiên, lực cầu bất ngờ gia tăng, đẩy VN-Index nhảy thẳng qua tham chiếu, đóng cửa mức gần cao nhất ngày.
Tưởng chừng lực cầu này sẽ tiếp đà cho thị trường tiếp bước trong phiên chiều để lên vùng thử thách mới 965 - 970 điểm, thậm chí kỳ vọng vượt qua được ngưỡng cản này. Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra.
Sau khi nhích nhẹ lúc đầu phiên nhờ lực quán tính của phiên sáng để thiết lập mức đỉnh của ngày 962,7 điểm, VN-Index đã không nhận được sự hỗ trợ đủ mạnh để bứt lên, mà bị đẩy trở lại. Chỉ số này sau đó giằng co trong biên độ hẹp 961 - 962 điểm, trước khi bị đẩy lùi xuống sát mốc tham chiếu khi chốt đợt khớp lệnh liên tục.
Thêm một cú bồi nhẹ trong đợt ATC đã đẩy VN-Index lùi hẳn xuống dưới tham chiếu, đánh mất mốc 960 điểm khi chốt phiên hôm nay trong sự hụt hẫng của nhiều nhà đầu tư.
Chốt phiên, VN-Index giảm 1 điểm (-0,10%), xuống 959,13 điểm với 143 mã tăng và 151 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 252,3 triệu đơn vị, giá trị 5.571,7 tỷ đồng, tăng 53,5% về khối lượng và 54% về giá trị so với phiên hôm qua. Tuy nhiên, phiên hôm nay có sự đóng góp rất lớn đến từ giao dịch thỏa thuận với 132,9 triệu đơn vị, giá trị 2.983,9 tỷ đồng, trong đó đóng góp lớn nhất là MBB với 71,2 triệu đơn vị, giá trị 1.606 tỷ đồng được tiến hành trong phiên sáng.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng ngoại trừ BID duy trì sắc xanh khi tăng 1,25% lên 32.500 đồng, còn lại đều chìm trong sắc đỏ, trong đó VCB bị đẩy khá mạnh. Cụ thể, VCB giảm 2,62% xuống mức thấp nhất ngày 70.500 đồng, CTG cũng đảo chiều giảm 0,71% xuống mức thấp nhất ngày 20.900 đồng, TCB giảm 1,69% xuống 20.400 đồng, VPB giảm 1,03% xuống 19.200 đồng - mức thấp nhất ngày, MBB giảm 1,18% xuống mức thấp nhất ngày 20.850 đồng, HDB giảm 0,37% xuống 26.600 đồng, EIB giảm 0,81% xuống 18.450 đồng, STB giảm 1,29% xuống mức thấp nhất ngày 11.500 đồng, TPB giảm 0,87% xuống 22.700 đồng.
Trong khi đó, VIC lại tăng 0,43% lên 116.900 đồng, VRE cũng đảo chiều tăng nhẹ 0,15% lên 34.350 đồng, nhưng VHM lại giảm 0,63% xuống 79.000 đồng.
Cũng có sắc xanh khi chốt phiên hôm nay là VNM, GAS, SAB, MSN, PLX, VJC, BVH, NVL, MWG, trong đó NVL tăng mạnh nhất hơn 2%, GAS, PLX, MSN, MWG tăng từ 1 - 1,8%, còn lại chỉ là sắc xanh nhạt.
Trong nhóm này, CTG là mã có thanh khoản tốt nhất với hơn 3,1 triệu đơn vị, tiếp đến là STB và MBB với trên dưới 2,8 triệu đơn vị. Các mã BID, TCB, HPG, TCB, HVN, VPB, MBB, FPT, HDB khớp từ hơn 1 triệu đơn vị đến dưới 2 triệu đơn vị.
Mã có thanh khoản tốt nhất thị trường vẫn là ROS với 13,86 triệu đơn vị, nhưng đóng cửa giảm 0,17% xuống 29.950 đồng. Tiếp đến là HAG với 5,1 triệu đơn vị và đóng cửa tăng 0,19% lên 5.300 đồng, PVD cũng có giao dịch sôi động với 3,7 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 1,86% lên 19.200 đồng.
Trên HNX, chỉ số HNX-Index cũng chỉ kịp chớm xanh trong ít phút đầu phiên trước khi bị đẩy mạnh xuống dưới tham chiếu, xác lập mức đáy 103,75 điểm trước khi bật nhẹ trở lại vào cuối phiên.
Chốt phiên, HNX-Index giảm 0,2 điểm (-0,19%), xuống 103,95 điểm với 72 mã tăng và 81 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 35,77 triệu đơn vị, giá trị 432 tỷ đồng, tăng 43,7% về khối lượng, nhưng giảm nhẹ gần 4% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 11,76 triệu đơn vị, giá trị 142,7 tỷ đồng.
Trên sàn này có 3 mã có thanh khoản trên 2 triệu đơn vị là PVS, TNG và HUT, 2 mã có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị là SHB và BII.
Trong đó, PVS duy trì sắc xanh khi tăng 0,86% lên 23.400 đồng với 2,94 triệu đơn vị, TNG cũng tăng 5,08% lên 20.700 đồng với 2,23 triệu đơn vị, trong khi HUT đóng cửa ở mức sàn 2.400 đồng với 2,12 triệu đơn vị.
Tiếp đến SHB giảm 1,43% xuống 6.900 đồng với 1,98 triệu đơn vị, trong khi BII giữ được sắc tím 1.200 đồng với 1,89 triệu đơn vị.
Trong các mã lớn, ngoài PVS và SHB, thì ACB giảm 0,68% xuống 29.000 đồng, mức thấp nhất ngày, VCG giảm 1,12% xuống 26.500 đồng, PVI giảm 0,27% xuống 36.800 đồng, trong khi VCS tăng 0,33% lên 61.000 đồng.
Trên UPCoM, chỉ số chính của thị trường này bất ngờ lao theo chiều thẳng đứng ngay khi bước vào phiên chiều, xuống dưới tham chiếu, xác lập mức đáy 55,05 điểm trước khi bật trở lại sau đó lên mức giá đóng cửa của phiên sáng. Tuy nhiên, vào cuối phiên, UPCoM-Index hạ nhiệt đôi chút, nhưng vẫn giữ được sắc xanh.
Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,19 điểm ( 0,34%), lên 55,39 điểm với 107 mã tăng và 82 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 12,38 triệu đơn vị, giá trị 299 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 1,4 triệu đơn vị, giá trị 82,95 tỷ đồng.
VGT vẫn là mã có thanh khoản tốt nhất với 1,47 triệu đơn vị được khớp, đóng cửa tăng 5,61% lên 11.300 đồng. Tiếp đến là BSR với 1,2 triệu đơn vị, nhưng đóng cửa giảm 0,78% xuống 12.700 đồng.
Các mã đáng chú ý khác, OIL vẫn giảm giá, ACV và VEA cũng đảo chiều giảm theo, trong khi VGI, GVR, MPC, SDI, MSR giữ được sắc xanh.
Trên thị trường phái sinh, tất cả 4 hợp đồng đều đóng cửa trong sắc đỏ, nhưng mức giảm không lớn. Biên độ dao động trong phiên cũng không lớn, chỉ trên dưới 0,5%. Trong đó, hợp đồng đáo hạn vào ngày 18/7 có giao dịch sôi động nhất với 82.131 hợp đồng được chuyển nhượng, khối lượng mở là 26.748 hợp đồng.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Phiên 24/6: Khối ngoại chi thêm gần 53 tỷ đồng gom vào VCB, giá cổ phiếu về đỉnh cũ Trên HOSE, giảm nhẹ giao dịch, khối ngoại mua vào 418 tỷ đồng, tương ứng 12,4% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường và bán ra 511 tỷ đồng. Ngoài VCB, khối ngoại mua vào nhẹ ở các mã khác như BVH (324 nghìn đơn vị), VJC (122 nghìn đơn vị), E1VFVN30 (879 nghìn đơn vị), PVD (666 nghìn đơn vị), VIC...