Phiên 3/10: Lực cầu bắt đáy cuối phiên chiều, VN-Index lên cao nhất ngày
Bước vào phiên giao dịch buổi sáng, thông tin từ thị trường Mỹ đóng cửa trong sắc đỏ bao phủ, lệnh bán ổ ạt, tưởng chừng cũng làm cho thị trường chứng khoán Việt lao đao. Nhưng phiên chiều lực cầu bắt đáy cuối phiên đã giúp chỉ số VN-Index bật lên mức cao nhất ngày và giữ được mốc 990 điểm.
Phiên sáng lực cầu yếu
Bước vào phiên giao dịch buổi sáng, thông tin từ thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa trong sắc đỏ, cả 3 chỉ số chính đều giảm từ 1,56% đến gần 2% đã khiến cho nhà đầu tư trong nước cũng bị tâm lý.
Ngay khi mở cửa phiên sáng, các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam và các thị trường khu vực như Hồng Kong, Nhật, Hàn Quốc … đều lao dốc. VN-Index mở cửa về sát mốc 980 điểm. Sau mở cửa VN-Index rung lắc 2 nhịp giữa phiên quanh ngưỡng từ 983 đến 988 điểm, nhưng kết phiên không vượt quan mốc 990 điểm.
Hầu hết các mã vốn hoá lớn trên sàn HOSE đều quay đầu giảm, trên sàn bao phủ màu đỏ. Nhóm VN30 chỉ còn một vài cái tên đứng giữa bảng xanh điểm, cụ thể: BID là mã bluechip tăng tốt nhất trên HOSE có lúc lên 1,2% lên 40.700 đồng/CP. Các mã tăng còn lại chỉ dưới 1% như MNS tăng 0,5% lên 77.400 đồng/CP; PNJ tăng 0,5% lên 81.000 đồng/CP; NVL tăng 0,2% lên 63.600 đồng/CP; HDB cùng tăng 0,2% lên 28.150 đồng/CP…
Nhóm cổ phiếu vốn háo lớn trên HOSE tăng tốt cuối phiên, giúp VN-Index chinh phục lại mốc 990 điểm.
Ngược lại nhóm bluechip giảm lại khá nhiều và mức giảm cũng khá sâu như: VCB và GAS cùng giảm 1,1% xuống lần lượt là 81.100 đồng và 102.400 đồng/CP; VRE mất 1,7% xuống 31.450 đồng/CP; HPG giảm 1,2% xuống 21.500 đồng/CP; các mã VIC, VNM, TCB cùng giảm 0,6%; VPB và MBB cùng giảm 0,9%; VJC giảm 0,3% và VHM mất 0,2%.
Giảm sâu nhất và khớp cao nhất nhóm là ROS mất 2,1% xuống 25.650 đồng/CP, khớp hơn 5 triệu đơn vị; cùng khớp cao có MBB khớp 3,56 triệu đơn vị; VPB khớp 3,2 triệu đơn vị; HPG khớp 2,39 triệu đơn vị; VRE khớp 1,86 triệu đơn vị….
Phiên sáng khớp lệnh sôi động nhất sàn HOSE là mã nhỏ HQC thanh khoản hơn 10 triệu đơn vị nhưng đóng cửa mã này giảm sâu mất 3,6% xuống 1.080 đồng/CP.
Ngược lại, mã nhỏ FTM lại đi lên sắc tím tăng 6,9% lên 3.880 đồng/CP, khớp lệnh hơn 1,51 triệu đơn vị; cùng tăng trần là VJC tăng lên 3.560 đồng/CP.
Trong phiên giao dịch thiếu hấp dẫn, thì một số mã trong nhóm thị trường vẫn tăng tốt như: HDC tăng 4,2% lên 23.450 đồng/CP; HT1 tăng mạnh 5,4% lên 15.700 đồng/CP; DGW cũng tăng 5,4% lên 24.600 đồng/CP; HAX tăng 3,6% lên 18.550 đồng/CP; PAC tăng 3,1% lên 30.400 đồng …
Đóng cửa phiên sáng, sàn HOSE chỉ có 90 mã tăng, những có đến 192 mã giảm, VN-Index giảm 4,53 điểm xuống 986,66 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 87,46 triệu đơn vị, giá trị 1.760 tỷ đồng, giảm nhẹ về khối lượng và giảm 8% về giá trị so với phiên sáng hôm qua 2/10.
Bất ngờ cuối phiên chiều
Bước vào phiên giao dịch buổi chiều, trên sàn HOSE nhà đầu tư vẫn chưa thoát ra khỏi tâm lý thận trọng. Chỉ số VN-Index thêm một lần quay đầu đi xuống mốc 984 điểm. Cũng phải mất 1 giờ sau khi mở cửa lực càu bắt đáy mới nhập cuộc đưa chỉ số quay đầu đi lên, trên đường đi chinh phục lại mốc 990 điểm VN-Index cũng chịu rung lắc nhẹ, nhưng nhiều mã vốn hoá lớn trên HOSE đã hỗ trợ tích cực để chỉ số giữ vững mốc này khi đóng cửa.
Những cái tên hỗ trợ tích cực cho chỉ số VN-Index là BID, MSN, VNM, EIB, REE … Trong đó, những cổ phiếu bluechip nới biên độ tăng tốt nhất trên HOSE như: BID tăng mạnh 2,6% lên 41.250 đồng/CP; MSN tăng 1,3% lên 78.000 đồng/CP; VNM tăng 1,6% lên 129.000 đồng/CP; EIB tăng 1,2% lên 16.800 đồng/CP; REE tăng 1,4% lên 38.600 đồng/CP; GDM tăng 1,1% lên 27.700 đồng/CP… Nhóm VN30 tăng nhẹ dưới 0,5% có VHM, TCB, NVL, PNJ … Thoá ra sắc đỏ đứng tham chiếu có các mã VN30 như: VIC, VCB, VRE, VPB, CTG, SSI, FPT.
Nhóm VN30 có một số mã thu hẹp đà giảm so với phiên sáng nhưng vẫn gây áp lực lên chỉ số như: GAS giảm 1,5% xuống 102.000 đồng/CP; SAB giảm 1,1% xuống 262.000 đồng/CP; HVN giảm 1,1% xuống 32.800 đồng/CP; HDB giảm 1,1% xuống 27.800 đồng/CP; POW giảm 1,6% xuống 12.600 đồng/CP.
Mã ROS tuy thu hẹp đà gaimr, những còn giảm 1% xuống 25.950 đồng/CP, tiếp tục dẫn đầu sàn HOSE khổi lượng khớp lệnh đạt 18,91 triệu đơn vị, trong đó có trên 9,1 triệu khớp lệnh còn lại là giao dịch thoả thuận.
4 mã bluechip khớp lệnh cao đứng từ thứ 3 đến thứ 6 là MBB khớp với hơn 6,1 triệu đơn vị; VPB khớp hơn 5,77 triệu đơn vị; HPG khớp trên 4,55 triệu đơn vị; VRE khớp 3,7 triệu đơn vị.
Phiên chiều VN-Index cũng được một số mã thị trường hỗ trợ tích cực như: LDG tăng 6,5%; HDC tăng 6,4%; TDH tăng 4,9%; SHI tăng 3%; CTI tăng 2,9%; CMD tăng 2,9%…
Tuy nhiên mã khớp lệnh cao thứ 2 trên HOSE đứng sau ROS lại giảm sâu là HQC mất đến 4,5% xuống 1.070 đồng/CP, khớp hơn 12,74 triệu đơn vị.
Đóng cửa phiên, với 142 mã tăng và 164 mã giảm, VN-Index đảo chiều ngoạn mục tăng 1,26 điểm lên 992,45 điểm cao nhất ngày. Khối lượng giao dịch đạt gần 193,6 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 4.802 tỷ đồng, tăng 8% về khối lượng và tăng 13% về giá trN
Theo Kinhtedothi.vn
Thế mạnh Việt Nam Top đầu thế giới, ông lớn tỷ USD xuất hiện
Độ mở nền kinh tế Việt Nam ở mức cao, dòng vốn ngoại dồn dập vào và tốc độ tăng trưởng du lịch thuộc hàng đầu thế giới... đang giúp nhiều doanh nghiệp lớn trong nước phát triển vượt bậc với những dấu mốc tỷ USD.
Video đang HOT
Sáng 9/27, CTCP Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam - Vietravel (VTR) là đơn vị thứ 68 đưa cổ phiếu lên Sàn chứng khoán Hà Nội trong năm 2019, nâng tổng số vốn đăng ký trên thị trường này lên hơn 400 ngàn tỷ đồng.
Cổ phiếu VTR tăng trần từ mức giá tham chiếu 40.000 đồng/cp lên 56.000 đồng, với dư mua lớn và không có dư bán.
Hiện Vietravel đạt doanh thu khoảng 8 ngàn tỷ đồng/năm, số 1 trong lĩnh vực lữ hành tại Việt Nam. Tuy nhiên, dư địa và tiềm năng phát triển du lịch Việt Nam vẫn còn rất lớn. Vietravel dự kiến phục vụ 1 triệu khách trong năm nay, 1,5 triệu khách trong năm 2020 và 2,2 triệu khách trong năm 2022 và khi đó doanh thu sẽ đạt 1 tỷ USD.
Hãng hàng không Bamboo Airways của ông Trịnh Văn Quyết cũng là một doanh nghiệp hưởng lợi lớn từ sự hội nhập sâu rộng cũng như tốc độ tăng trưởng du lịch hàng đầu của Việt Nam. Theo Bloomberg, Bamboo Airways sẽ IPO và huy động khoảng 100 triệu USD trong năm 2020 nhằm mở rộng quy mô và hướng tới mục tiêu chiếm lĩnh 30% thị phần bay nội địa vào năm 2020.
Thế mạnh số 1 du lịch Việt giúp nhiều doanh nghiệp vươn mốc tỷ USD.
Trong vài năm gần đây, giới đầu tư cũng chứng kiến sự tăng trưởng bùng nổ lên quy mô tỷ USD của các doanh nghiệp trong nước như VietJet của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, Vinpearl của ông Phạm Nhật Vượng, Sungroup của ông Lê Viết Lam, Mường Thanh của ông Lê Thanh Thản...
Một thị trường du lịch phát triển với tốc độ cao đã mở ra rất nhiều cơ hội. VietJet của bà Nguyễn Thị Phương Thảo phát triển bùng nổ với mức tăng trưởng chưa từng có và hiện đã đạt con số vận tải hành khách lên tới hàng chục triệu lượt mỗi năm. Bà Thảo trở thành nữ doanh nhân giàu nhất Đông Nam Á với khối tài sản khoảng 2,3 tỷ USD.
Trong năm 2018, doanh thu của VietJet đạt gần 54 ngàn tỷ đồng (2,3 tỷ USD).
Hàng loạt đại gia gần đây đã nhảy vào lĩnh vực hàng không. Cuộc đua trên thị trường hàng không Việt Nam đang sôi động hơn bao giờ hết. Bên cạnh Vietravel đang chờ cấp phép còn có Vinpearl Air của ông Phạm Nhật Vượng và KiteAir của CTCP Hàng không Thiên Minh của ông Trần Trọng Kiên. Vinpearl Air dự kiến cất cánh vào tháng 7/2020 với căn cứ đặt tại sân bay Nội Bài, Hà Nội.
Vietravel của ông Nguyễn Quốc Kỳ cũng vừa phát hành thành công 700 tỷ đồng trái phiếu nhằm huy động tiền để phục vụ cho tham vọng lập hãng hàng không của ông lớn du lịch này.
Trước đó, hồi cuối tháng 2/2019, Vietravel Airlines đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với vốn điều lệ đăng ký ban đầu là 300 tỷ đồng, do Vietravel sở hữu 100% vốn. Sau đó vốn điều lệ của của Vietravel Airlines tiếp tục được điều chỉnh lên 700 tỷ đồng.
Vietravel lên sàn Upcom, vào cuộc đua mở rộng quy mô.
Quy mô thị trường hàng không Việt Nam được dự báo cũng sẽ phát triển rất mạnh khi mà các hãng đang hoạt động cũng như các doanh nghiệp sắp được cấp phép có tham vọng rất lớn.
Hiện tại, thị trường nội địa có 6 các hãng hàng không gồm: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, Vasco, Bamboo Airways và Vietstar Airlines.
Theo Bloomberg, thị trường hàng không Việt Nam hấp dẫn trong bối cảnh tầng lớp trung lưu ngày càng lớn mạnh. Nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 7% giúp tăng thu nhập của người tiêu dùng Việt. Bên cạnh đó, sự hội nhập sâu cũng kéo du lịch tăng trưởng và hàng không tăng trưởng.
Trong năm 2018, các sân bay trong nước đón tiếp 106 triệu hành khách, tăng 13% so với năm trước.
Thị trường chứng khoán (TTCK), sáng 27/9, VN-Index tiếp tục tăng điểm. Nhiều mã blue-chips tăng khá mạnh như: GAS, Thế Giới Di Động, Vietcombank...
Các CTCK tiếp tục đưa ra những dự báo thận trọng.
Theo Rồng Việt, sau những phiên điều chỉnh vừa qua trên TTCK, phiên 26/9 đã có sự tăng điểm trở lại trên hầu hết các mã chứng khoán ở cả 3 sàn. VDS nhận thấy dòng tiền vẫn duy trì tích cực và các nhóm, ngành cổ phiếu vẫn đang thay phiên nhau để tạo dấu hiệu tích cực trên TTCK. Do đó VDS khuyến nghị các nhà đầu tư lướt sóng xem xét cơ hội ngắn hạn của thị trường, đồng thời các nhà đầu tư trung hạn có thể duy trì ổn định danh mục của mình.
Trong phiên 26/9 VN-Index, dòng tiền đổ mạnh vào nhóm ngân hàng, chứng khoán đã khiến nhóm nầy giao dịch bùng nổ.Nhiều mã tăng mạnh như Vietinbank, BIDV, Vietcombank, VPBank, HDBank, Vndirect...
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 26/9, VN-Index tăng 3,54điểm lên 990,75điểm; HNX-Index tăng 0,96 điểm lên 104,77 điểm và Upcom-Index tăng 0,5 điểm lên 57,22 điểm. Thanh khoản đạt185 triệu đơn vị, trị giá 4,0 ngàn tỷ đồng.
V. Hà
Theo vietnamnet.vn
Chỉ số Vn-Index đảo chiều tăng điểm ngoạn mục Mặc dù giữ sắc đỏ trong phần lớn thời gian giao dịch, nhưng chỉ số Vn-Index vẫn đảo chiều tăng ngoạn mục khi thị trường kết thúc phiên làm việc hôm nay (19/9). Khởi động phiên làm việc sáng nay, thị trường chứng khoán trong nước đã hiện hữu sắc đỏ ngay từ khi mở cửa phiên. Giao dịch diễn ra giằng co,...