Phiên 23/4: Nhóm Vin và ngành thép khởi sắc, VN-Index tăng khá tốt
Phiên giao dịch hôm nay, thị trường chứng khoán đã được hõ trợ tích cực do giá dầu thế giới tăng trở lại, Chính phủ đã quyết định nới lỏng giãn cách xã hội. Nhóm cổ phiếu họ nhà Vin khởi sắc trở lại và ngành thép tiếp tục “hút” dòng tiền.
Phiên sáng thanh khoản giảm
Phiên giao dịch hôm qua, nhóm cổ phiếu ngành thép đã khởi sắc tăng khá tốt và “hút” mạnh dòng tiền. Phiên sáng nay, đôi mã cổ phiếu HPG và HSG tiếp tục thu hút nhà đầu tư. HPG có thanh khoản cao nhất sàn HOSE, còn HSG lại duy trì mức tăng trần của phiên chiều qua.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay, thị trường đón nhận thông tin giá dầu thô thế giới đã bật tăng trở lại từ trên 5% đến trên 19%, sau khi đã lao dốc trước đó xuống âm trên 37 USD/thùng.
Trong nước, thông tin nới lỏng giãn cách xã hội từ 0 giờ đêm nay, chiều qua VN-Index tăng nhẹ trở lại.
Mở cửa phiên sáng nay, chỉ số VN-Index đã tăng vọt lên mốc 785 điểm ngay khi mở cửa, tăng 16 điểm, nhờ nhóm VN30 đồng loạt tăng giá. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy không quá mạnh đã khiến nhiều mã cổ phiếu thu hẹp biên độ tăng, một số mã rơi về sắc đỏ. Nhóm cổ phiếu Vin, ngân hàng lúc đầu cũng tăng khá mạnh, nhưng sau đó hạ độ cao, khiến VN-Index thu hẹp biên độ tăng điểm.
Nhóm cổ phiếu VN30 tăng mạnh phiên sáng có SAB tăng 3,1% lên 180.400 đồng/CP; GAS tăng 2,8% lên 65.300 đồng/CP; VHM tăng 2,1% lên 66.800 đồng; HPG tăng 3,6% lên 21.550 đồng/CP. Các mã tăng trên 1% có: MWG, VJC, BVH, PNJ, REE, ROS…
Trong khi đó, mã VCB lúc đầu phiên cũng tăng điểm, nhưng chốt lại để mất 0,4%; tương tự VNM cũng để mất 1,5% xuống 96.000 đồng/CP; CTD giảm 1,2% xuống 56.000 đồng/CP; VPB giảm 1% xuống 20.000 đồng/CP; HDB giảm 1,4% xuống 20.500 đồng …
Như đã nói ở trên HPG tiếp tục “hút” mạnh dòng tiền, khớp 6,3 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn HOSE; ROS đứng ngay sau khớp với 4,56 triệu đơn vị; POW khớp 3,3 triệu đơn vị; STB khớp 3,1 triệu đơn vị; MBB khớp 2,2 triệu đơn vị; VPB khớp 2,09 triệu đơn vị…
Nhóm cổ phiếu thị trường, như đã nói ở trên HSG tiếp tục tăng trần 6,9% lên 6.790 đồng/CP, khớp hơn 1,56 triệu đơn vị và dư mua giá trần hơn 8,8 triệu đơn vị.
Trong khi đó, nhóm này lại có khá nhiều mã ngược chiều. Trong đó, TVB giảm xuống giá sàn mất 7% xuống 10.650 đồng/CP, khớp hơn 1,1 triệu đơn vị; tương tự ABS cũng giảm sàn mất 6,8% xuống 17.250 đồng/CP; các mã ITA, DXG, AMD, PVT, DPM, DBC đứng sắc đỏ.
Đóng cửa phiên sáng, với 192 mã tăng và 122 mã giảm, VN-Index tăng 5,55 điểm tương đương tăng 0,72% lên 774,47 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 126,2 triệu đơn vị, giá trị 2.022,6 tỷ đồng, giảm 13% về khối lượng và giảm 14% về giá trị so với phiên sáng qua.
Phiên chiều nhóm VN30 phân hóa mạnh
Nhóm cổ phiếu VN30 và thị trường đều phân hóa, VN-Index tăng điểm.
Video đang HOT
Bước vào phiên giao dịch buổi chiều, phần lớn thời gian giao dịch của VN-Index bình lặc trôi qua ở mức điểm của phiên sáng. Tuy nhiên, đợt khớp cuối phiên, một số mã VN30 tiếp tục đảo chiều mất giá, hoặc đứng tham chiếu, khiến VN-Index thu hẹp biên độ tăng.
Những mã VN30 vẫn duy trì mức tăng tốt ở phiên chiều đó là: SAB, MWG, GAS, VHM, VRE, VIC; nhóm ngành thép là HPG và HSG.
Cụ thể, SAB tăng 3,2% lên 180.600 đồng/CP; GAS tăng 2,5% lên 65.100 đồng/CP; HPG tăng 3,9% lên 21.600 đồng/CP; VHM tăng 1,8% lên 66.600 đồng/CP; VRE tăng 2,3% lên 24.100 đồng/CP; VIC nới biên động tăng 0,54% lên 93.000 đồng/CP; MWG tăng 1,8% lên 83.500 đồng/CP; ROS tăng 2% lên 3.640 đồng/CP; PNJ tăng hơn 1% lên 59.400 đồng/CP; các mã VN30 tăng nhẹ dưới 1% còn có BVH, MBB, NVL, POW, REE, TCB. Chốt phiên chiều nhóm này có 5 mã đứng tham chiếu, còn 16 mã tăng giá.
Nhóm có lúc tăng nhưng rồi đế mất giá như CTG, EIB, HDB, FPT, STB, SBT, VCB. Mã lùi sâu có VNM VNM giảm 1,4% xuống 96.100 đồng/CP; VPB giảm gần 1,5% xuống 19.900 đồng/CP; HDB giảm gần 1% xuống 20.600 đồng/CP.
Vẫn như phiên sáng, HPG tiếp tục dẫn đầu thanh khoản trên HOSE, khớp hơn 8,3 triệu đơn vị; đứng sau là ROS khớp hơn 7 triệu đơn vị; STB khớp 5,4 triệu đơn vị; POW khớp 5 triệu đơn vị; VRE và MBB khớp 3 và 3,56 triệu đơn vị; các mã HDB, SSI, CTG, SBT, VPB có từ 2,2 triệu đến 2,9 triệu đơn vị.
Trong phiên chiều nay, nhóm cổ phiếu thị trường tiếp tục phân hóa mạnh. Mã HSG tiếp tục nổi sóng tím tăng hơn 6% lên 6.790 đồng/CP, khớp 1,77 triệu đơn vị nhưng còn dư mua giá trần hơn 9,6 triệu đơn vị; mã QCG cũng tăng trần 6,9% lên 6.740 đồng/CP; khớp trên 1,35 triệu đơn vị; CSM cũng tăng trần 6,88% lên mức 16.300 đồng/Cp, khớp gần 1 triệu đơn vị.
Đứng sắc xanh có PVD, HQC, AAA, DLG, KBC, DCM, LDG, SKG, HAG, SJF. Trong đó PVD tăng 2,1% lên 9.590 đồng/CP; AAA tăng 4,18% lên mức 12.450 đồng/CP; KBC tăng hơn 1% lên 12.000 đồng/CP.
Ngược lại, nhóm đứng sắc đỏ cũng khá nhiều như: ITA, GTN, DBC, PVT, SCR, DPM, KSB, TDH, IDI, TTB, ASM và nằm sàn có 2 mã DRH, TVB; còn FLC, HAI, AMD đứng tham chiếu.
Thanh khoản cao nhất nhóm có HQC đứng thứ 2 trên HOSE với 8,14 triệu đơn vị; ITA khớp 7,81 triệu đơn vị; PVD khớp 4,5 triệu đơn vị; AMD khớp 4,49 triệu đơn vị; các mã KBC, DLG, DXG, FLC, AAA, GTN khớp từ hơn 3 triệu đến 3,78 triệu đơn vị.
Chốt phiên chiều, với 195 mã tăng và 143 mã giảm, VN-Index tăng 4,99 điểm tương đương tăng 0,65% lên 773,91 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gàn 205,8 triệu đơn vị, giá trị 3.292,6 tỷ đồng, giảm 19% về khối lượng và giảm 22% về giá trị so với phiên hôm qua.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index phiên sáng có diễn biến giống VN-Index là tăng vọt điểm đầu phiên, sau đó hạ độ cao và còn tăng nhẹ cuối phiên sáng. Tuy nhiên, phiên chiều, chỉ số này chỉ dao động quanh ngưỡng tham chiếu. May mắn cuối phiên chiều HNX-Index vượt lên sắc xanh nhờ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tăng tốt.
Cụ thể, PVS tăng 2,6% lên 11.800 đồng/CP; SHB tăng 1,3% lên 16.400 đồng/CP; NVB tăng 2,5% lên 8.200 đồng/CP; PVI tăng 1% lên 30.800 đồng/CP; DGC tăng 1,6% lên 25.900 đồng/CP; IDJ tăng hơn 1,4% lên 16.900 đồng/CP; VCG tăng nhẹ 0,4% lên 25.100 đồng/CP.
Ngược lại, ACB vẫn mất giá 0,5% xuống 20.300 đồng/CP; CEO giảm 1,5% xuống 6.800 đồng/CP; SHS giảm 3,6% xuống 8.100 đồng/CP; TAR giảm 6,2% xuống 31.600 đồng/CP….
Nhóm cổ phiếu thị trường trền sàn này hôm nay vẫn có một số mã tăng lên sắc tím như: KLF, VIG, C69 SPP, BII, HDA, DST; ngược lại HUT và PVX giảm sàn.
KLF vẫn thanh khoản tốt sàn, khớp hơn 8,9 triệu đơn vị; PVS khớp hơn 5,4 triệu đơn vị; HUT khớp 3,5 triệu đơn vị; NVB khớp 3,3 triệu đơn vị; ART khớp 2,9 triệu đơn vị; ACB khớp hơn 2 triệu đơn vị; SHB khớp 1,78 triệu đơn vị; TIG và SHS khớp lần lượt 1,5 và 1,34 triệu đơn vị.
Chốt phiên, với 44 mã tăng và 34 mã giảm, HNX-Index tăng 0,17 điểm tương đương tăng 0,16% lên 106,97 điểm. Khối lượng khớp lệnh đạt hơn 47,1 triệu đơn vị, giá trị 365,6 tỷ đồng.
Thị trường phiên hôm nay chỉ số UPCoM-Index có diễn biến tương tự VN-Index, mở cửa phiên sáng vọt tăng; nhưng chiều giao dịch bình lặng trên tham chiếu. Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,26 điểm tương đương tăng 0,5% lên 51,74 điểm. Khối lượng khớp lệnh đạt hơn 13,84 triệu đơn vị, giá trị 137,9 tỷ đồng.
Bích Hời
Chỉ số VN-Index đã tăng hơn 19,1% kể từ đầu tháng Tư
Dòng tiền chảy mạnh vào thị trường giúp VN-Index dễ dàng tiếp cận mốc 790 điểm, dù vậy, khối ngoại phiên 17/4 lại gia tăng bán ròng.
Ảnh minh họa. (Nguồn: PV/Vietnam )
Từ đầu tháng Tư đến hết phiên 17/4, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có 11 phiên tăng điểm và chỉ có 1 phiên giảm điểm, chỉ số VN-Index đã tăng tới hơn 19,1% từ 662,53 điểm lên 789,6 điểm.
Phiên hôm nay, các chỉ số bật tăng ngay khi mở cửa phiên giao dịch, có thời điểm VN-Index vượt mốc 790 điểm.
Hàng loạt nhóm ngành như bán lẻ, công nghệ, ngân hàng, chứng khoán cho tới bất động sản, dầu khí, dệt may, khu công nghiệp... đều có được sự tăng trưởng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/4, VN-Index tăng 8,9% (1,14%) lên 789,6 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 309,8 triệu đơn vị, tương ứng giá trị gần 5.373,9 tỷ đồng. Toàn sàn có 282 mã tăng giá, 51 mã đứng giá và 87 mã giảm giá.
HNX-Index tăng 1,71 điểm (1,57%) lên 110,46 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 53,3 triệu đơn vị, tương ứng giá trị gần 558 tỷ đồng. Toàn sàn có 104 mã tăng giá, 63 mã đứng giá và 60 mã giảm giá.
Dòng tiền chảy mạnh vào thị trường giúp VN-Index dễ dàng tiếp cận mốc 790 điểm. Dù vậy, khối ngoại phiên hôm nay lại gia tăng bán ròng.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đầu ngành tăng trưởng tích cực. Trong rổ cổ phiếu VN30 có tới 25 mã tăng giá, trong khi chỉ có 3 mã giảm giá và 2 mã đứng giá.
Các mã tăng giá mạnh trong nhóm VN30 có thể kể đến như: MWG tăng tới 6,6%, SAB tăng 4,9%, SBT tăng 4,6%, CTD tăng 3,9%, HPG tăng 2,2%, SSI tăng 1,9%, FPT tăng 1,8%, NVL tăng 1,5%, PNJ tăng 1,2%...
Bên cạnh đó, nhóm dầu khí tăng khá mạnh với BSR tăng 12,5%, PVB tăng 9,8% lên mức giá trần, PVC tăng 4%, PVS tăng 2,5%, PVD tăng 2,1%, PLX và POW đều tăng 1%, GAS tăng 0,4%.
Sắc xanh cũng lan tỏa tại nhóm cổ phiếu ngân hàng. Trong nhóm này chỉ còn VPB giảm 1,4%, KLB giảm 5,6% và VBB đứng ở giá sàn.
Tất cả các mã còn lại đều ở chiều tăng giá. Theo đó, NVB tăng 3,8%, MBB tăng 3%, ACB tăng 2,9%, HDB tăng 2,6%, CTG tăng 1,5%, TCB tăng 1,1%...
Nhà đầu tư nước ngoài phiên hôm nay gia tăng bán ròng. Trên sàn HOSE, khối ngoại bán ròng gần 393 tỷ đồng. Các mã bị bán ròng mạnh là VNM (gần 83 tỷ đồng), VIC (hơn 68,4 tỷ đồng), VPB (hơn 33,7 tỷ đồng).
Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 28,15 tỷ đồng. Các mã bị bán ròng mạnh là SHB (gần 13 tỷ đồng), TNG (hơn 5,2 tỷ đồng), HUT (hơn 3,1 tỷ đồng).
Trên thị trường UPCoM, khối ngoại bán ròng 13,45 tỷ đồng. Các mã bị bán ròng mạnh là ACV (hơn 12 tỷ đồng), BSR (hơn 9,4 tỷ đồng).
Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 16/4, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ tăng điểm, giữa lúc giới đầu tư bỏ qua các số liệu kinh tế yếu kém và tập trung chú ý vào các kế hoạch nới lỏng lệnh phong tỏa được đưa ra nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Kết thúc phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,1% lên 23.537,68 điểm, chỉ số S&P 500 tiến thêm 0,6% lên 2.799,55 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 1,7% lên 8.532,36 điểm.
Số liệu mới đây của Chính phủ Mỹ cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã tăng khá mạnh, qua đó nâng tổng số người bị mất việc làm trong 4 tuần tính từ giữa tháng Ba tại Mỹ lên 22 triệu người.
Quincy Krosby, người đứng đầu bộ phận chiến lược thị trường của Prudential Financial, cho rằng thị trường đang hướng về phía trước và mong muốn các lệnh phong tỏa sẽ được nới lỏng để mở cửa trở lại nền kinh tế.
Điều này được chuyên gia phân tích Naeem Aslam của AvaTrade nhất trí và cho rằng các nhà đầu tư đang bỏ qua sự bi quan và tập trung vào những yếu tố tích cực hơn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ đưa ra kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế Mỹ theo từng giai đoạn. Trong khi đó, các doanh nghiệp cho rằng việc xét nghiệm rộng rãi COVID-19 là điều cần thiết trước khi đưa nền kinh tế Mỹ chuyển sang trạng thái bình thường.
Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Âu tăng điểm trước thông tin cho biết chính phủ nhiều nước trong khu vực muốn nới lỏng các quy định phong tỏa chống dịch COVID-19.
Kết thúc phiên này, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,6%, lên 5.628,43 điểm.
Tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 tăng 0,2%, đóng cửa ở mức 10.301,54 điểm. Trong khi đó, tại thị trường Paris của Pháp, chỉ số CAC 40 gần như không đổi khi giảm nhẹ chưa đến 0,1% xuống 4.350,16 điểm./.
Văn Giáp
Chứng khoán Việt Nam ngày 16/4: Cổ phiếu vốn hóa lớn phục hồi Trong rổ cổ phiếu VN30 có 15 mã tăng giá, trong khi có 8 mã giảm giá và 7 mã đứng giá; các mã tăng mạnh trong nhóm này như: VJC tăng 4,7%, SAB tăng 3%, VRE tăng 1,5%... Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam ) Mặc dù mở cửa phiên sáng ngày 16/4, thị trường chứng khoán chìm trong sắc đỏ, nhưng sau...