Phiên 20/4: Áp lực chốt lời, nhưng VN-Index vẫn tăng mạnh
Phiên giao dịch hôm nay thị trường chứng khoán chịu áp lực chốt lời của cả nhóm bluechip và thị trường. Tuy nhiên, vẫn còn những mã tăng điểm khá tốt hỗ trợ tích cực cho chỉ số.
Phiên sáng nhóm ngân hàng giảm
Phân tích của giới chuyên gia, vùng điểm 780 – 800 điểm là vùng kháng cự mạnh. Ở mức điểm này áp lực chốt lời gia tăng ở những mã cổ phiếu đã tăng giá mạnh trước đó. Phần nữa là nhà đầu tư cũng thận trọng trước thông tin DN quý 1 sẽ công bố nay mai, do đó chốt lời để hạn chế rủi ro khi DN báo lỗ nặng.
Bước vào phiên giao dịch buổi sáng, mặc dù VN-Index mở cửa áp sát mốc 800 điểm, nhưng nhanh chóng lao xuống sắc đỏ về vùng 787 điểm, mất hơn 10 điểm. Nhóm cổ phiếu ngân hàng có khá nhiều mã mất giá. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư cũng nhanh chóng bắt đáy một số bluechip như SAB, PLX, VCB, VNM giúp VN-Index bật xanh trở lại.
Cụ thể, nhóm bluechi tăng có SAB tăng mạnh 5% lên 173.600 đồng/CP; PLX tăng 4,6% lên 43.300 đồng/CP; VNM tăng 1% lên 100.300 đồng/CP; VCB tăng 1,3% lên 72.300 đồng/CP; MWG tăng 2,9% lên 84.400 đồng/CP; HPG tăng 1,9% lên 21.100 đồng/CP…
Trong khi đó, ngược chiều giảm có các bluechip như: MSN, VIC, VRE, NVL, BVH; nhóm ngân hàng giảm có TCB, BID, MBB, VPB, STB.
Nhóm thị trường cũng bị phân hóa, một số tăng lên giá trần như: PVT, DXG, DRH, OGC, SGT, SJF, TNT; tuy nhiên một số vẫn giảm giá như: FLC, HHS, HBC, HCM …
Đóng cửa phiên sáng, với 201 mã tăng và 144 mã giảm, VN-Index tăng 5,55 điểm tương đương tăng 0,7% lên 795,15 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 197,45 triệu đơn vị, giá trị 2.790,97 tỷ đồng, tăng 12,3% về khối lượng và tăng nhẹ về giá trị so với phiên sáng cuối tuần trước.
Phiên chiều nhóm thị trường “hút” dòng tiền
Bước vào phiên giao dịch buổi chiều, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn vân bị phân hóa, với 13 mã tăng, có SAB tăng trần.
Tuy nhiên, nhóm hỗ trợ tích cực cho thị trường là nhóm cổ phiếu nhỏ và vừa. Nhiều mã đã “hút” mạnh dòng tiền và tăng lên giá trần như: ITA, PVD,DXG, PXG, DPM, DCM, LMH, TTB, DRH … Ngoài ra mã HVN cũng tăng trần và khớp lệnh cao.
Cụ thể, nhóm bluechip có SAB nới biên độ tăng trần 7% lên 176.900 đồng/CP; PLX cũng nới biên độ tăng 6% lên 43.900 đồng/CP; GAS tăng 1,6% lên 68.800 đồng/CP; MWG tăng 2% lên 82.300 đồng/CP; POW tăng gần 4% lên 9.400 đồng/CP; HPG tăng 2,4% lên 21.200 đồng/CP. Nhóm VN30 tăng nhẹ còn có VCB, FPT, PNJ, SBT, SSI, VNM, VIC.
Video đang HOT
Mã hàng không HVN tăng lên giá trần 6,96% lên 27.650 đồng/CP, khớp 3,75 triệu đơn vị; hay Bia Hà Nội mã BHN cũng tăng trần 6,9% lên 57.700 đồng/CP.
Ngược lại, mã giảm sâu cũng chỉ giảm trên 1% như: MSN, VPB, VRE, VJC, STB, MBB, CTG, BVH; giảm nhẹ là BID, REE, TCB, ROS.
Trong đó, thanh khoản cao nhất nhóm là ROS khớp 16,41 triệu đơn vị; STB khớp 11,28 triệu đơn vị; MBB khớp gần 11 triệu đơn vị; POW và HPG khớp 9,3 – 9,4 triệu đơn vị; CTG khớp 6,29 triệu đơn vị.
Như đã nói ở trên, nhóm thị trường hôm nay thanh khoản sôi động và tăng giá tốt. Nhóm tăng giá trần có ITA, PVD,DXG, PXG, DPM, DCM, LMH, TTB, DRH … Trong đó, ITA thanh khoản cao nhất sàn cới 22,43 triệu đơn vị; PVD khớp 12,17 triệu đơn vị;DXG khớp 5,85 triệu đơn vị; PVT khớp 5,24 triệu đơn vị; DPM khớp trên 4 triệu đơn vị; DCM khớp trên 2,3 triệu đơn vị. Ngoài ra còn một số mã tăng khá tốt như: AAA, KBC, FCN, SCR …
Đặc biệt, mã DBC của Dabaco sau 9 phiên tăng mạnh, hôm nay đã chịu áp lực chốt lời giảm xuống giá sàn mất 7% xuống 26.050 đồng/CP, khớp lệnh hơn 7 triệu đơn vị.
Chốt phiên chiều, với 212 mã tăng và 154 mã giảm, VN-Index tăng 5,37 điểm tương đương tăng 0,68% lên 794,97 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 336 triệu đơn vị, giá trị 5.191,88 tỷ đồng, tăng gần 8,5% về khối lượng, ngược lại giảm nhẹ về giá trị so với phiên cuối tuần trước.
Sàn HNX, hôm nay chỉ số rung lắc mạnh. Đầu phiên sáng HNX-Index cũng mở cửa trong sắc xanh, nhưng nhịp rung lắc mạnh đưa chỉ số về mốc 109 điểm, sau đó cố gắng đi lên nhưng bất thành. Phiên chiều, thị trường cũng lặp lại diễn biến phiên sáng là phục hồi lên sắc xanh. Nhưng đợt khớp ATC HNX-Index chịu áp chốt mạnh của nhóm ngân hàng khiến chỉ số mất điểm.
Cụ thể, ACB giảm mạnh 1,4% xuống 20.700 đồng/CP; SHB giảm mạnh 3,3% xuống 17.400 đồng/CP; NVB giảm 2,4% xuống 8.000 đồng/C; TNG cũng giảm trên 2% xuống 12.700 đồng/CP…
Trong đó, SHB khớp 4,93 triệu đơn vị; SHS đứng tham chiếu khớp 3,7 triệu đơn vị; ACB khớp trên 3 triệu đơn vị; NVB khớp 1,78 triệu đơn vị; TNG khớp 1,92 triệu đơn vị.
Cổ phiếu tăng hỗ trợ thị trường chủ yếu là nhóm xăng dầu như: PVB lên sắc tím tăng 9,7% lên 14.700 đồng/CP; PVS tăng 5,7% lên 12.900 đồng/CP, khớp cao nhất sàn với hơn 10 triệu đơn vị; PVC tăng 7,7% lên 5.600 đồng/CP.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường có khá nhiều mã tăng sắc tím như: HUT, KLF, TIG, HKB, ACM, DST, MPT… Trong đó, HUT khớp gần 9 triệu đơn vị, đứng thứ 2 trên HNX; KLF khớp 3,68 triệu đơn vị; TIG khớp 2,54 triệu đơn vị.
Chốt phiên, với 98 mã tăng và 70 mã giảm, HNX-Index giảm 0,78 điểm tương đương giảm 0,71% xuống 109,68 điểm. Khối lượng khớp lệnh đạt hơn 67,8 triệu đơn vị, giá trị 625,23 tỷ đồng, tăng 32,29% về lượng và gần 15% về giá trị so với phiên cuối tuần trước.
Thị trường UPCoM, hôm nay chỉ số không bị rung lắc mà duy trì ổn định mức tăng điểm cả phiên sáng và chiều.
Chốt phiên, với 122 mã tăng và 74 mã giảm, UpCoM-Index tăng 0,48 điểm tương đương tăng 0,93% lên 52,64 điểm. Khối lượng khớp lệnh đạt 26,8 triệu đơn vị, giá trị 260,26 tỷ đồng.
Bích Hời
Giao dịch chứng khoán chiều 20/4: Dòng tiền chảy mạnh, hàng loạt nhóm ngành bùng nổ
Dòng tiền trong nước tiếp tục chảy mạnh đã tiếp sức cho đà tăng của thị trường. Trong đó, bên cạnh các nhóm cổ phiếu nhưng hàng không, phân bón tăng mạnh, bia đua nhau tăng trần, dòng P cũng có phiên giao dịch ấn tượng bất chấp giá dầu thô rơi xuống đáy 21 năm.
Mặc dù áp lực chốt lời xuất hiện khiến thị trường có những nhịp rung lắc nhưng dòng tiền nội hoạt động mạnh đã giúp thị trường nhanh chóng lấy lại đà tăng. Tuy nhiên, với diễn biến phân hóa của nhóm cổ phiếu lớn khiến thị trường không thể tiến xa.
Bước vào phiên giao dịch chiều, lực cầu tiếp tục giao dịch tích cực giúp thị trường nới rộng biên độ tăng. Tuy nhiên, không nằm ngoài dự đoán về xu hướng thị trường khi tiến vào vùng kháng cự mạnh 800 điểm, chỉ số VN-Index chỉ đi được quãng đường ngắn rồi hạ nhiệt.
Trong đó, cặp đôi lớn nhóm cổ phiếu bia tiếp tục tỏa sáng khi cả 2 cùng kéo trần thành công. Cụ thể, SAB 7% lên 176.900 đồng/CP và tính trong hơn nửa tháng qua đã tăng tới 43,82%; còn BHN 6,9% lên 57.700 đồng/CP và khớp 55.000 đơn vị.
Bên cạnh đó, dù giá dầu thô rơi xuống mức thấp nhất trong hơn 2 thập kỷ do lo ngại thiếu hụt nơi dự trữ dầu thô sau khi việc cắt giảm sản lượng vừa qua là không đủ để bù đắp cho nhu cầu toàn cầu đang bị sụt giảm mạnh, nhưng nhóm cổ phiếu dầu khí trong nước hôm nay giao dịch khá ấn tượng.
Cụ thể GAS 1,6% lên 68.800 đồng/CP, PLX 6% lên 43.900 đồng/CP, PVT tiếp tục có phiên tăng trần thứ 3 liên tiếp với 6,8% lên 11.000 đồng/CP, PVD 6,6% lên mức giá trần 10.450 đồng/CP. Trong đó, PVD có khối lượng khớp lệnh sôi động với 12,18 triệu đơn vị được khớp lệnh và dư mua trần gần nửa triệu đơn vị.
Không chỉ nhóm cổ phiếu dầu khí, trong phiên hôm nay nhiều các nhóm ngành khác như phân bón và hóa chất với DPM, DCM; cổ phiếu bia với SAB và BHN; hàng không có HVN, MAS tăng trần, hay các mã khác trong ngành hàng không như ACV, NCS, NCT, SAS... cũng tăng vọt.
Ngoài ra, trong nhóm bluechip, một số mã lớn cũng giữ được đà tăng nhẹ như VNM, FPT, HPG, VIC, VCB với mức tăng chủ yếu chưa tới 1%, ngoại trừ HPG 2,42% lên 21.200 đồng/CP.
Trái lại, hầu hết các cổ phiếu bluechip mất điểm cũng trong biên độ hẹp trên dưới 1% như BID, CTG, BVH, TCB, VRE..., ngoại trừ MSN, MBB, VPB có mức giảm hơn 2%.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, ITA vẫn dẫn đầu thanh khoản trên sàn HOSE với 22,43 triệu đơn vị được khớp lệnh và với lực cầu nội giao dịch sôi động, kết phiên ITA đã tăng lên mức giá trần 2.350 đồng/CP, dư mua trần gần 1,5 triệu đơn vị.
Đáng chú ý, cổ phiếu DBC sau chuỗi ngày dài tăng vọt với 9 phiên giao dịch tăng 63,74%, đã quay đầu giảm mạnh do gặp áp lực bán chốt lời. Hiện DBC -7% xuống mức giá sàn 26.050 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh hơn 7 triệu đơn vị và dư bán sàn hơn 0,14 triệu đơn vị.
Đóng cửa, sàn HOSE có 212 mã tăng và 154 mã giảm, VN-Index tăng 5,37 điểm ( 0,68%), lên 794,97 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 336 triệu đơn vị, giá trị 5.191,88 tỷ đồng, tăng 8,44% về khối lượng nhưng giảm nhẹ 3,39% về giá trị so với phiên cuối tuần trước (17/4). Giao dịch thỏa thuận đóng góp 31,46 triệu đơn vị, giá trị 829,49 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, thị trường đã hồi phục ngay khi bước vào phiên giao dịch chiều, tuy nhiên, áp lực bán thường trực đã nhanh chóng khiến HNX-Index thoái lui và dần nới rộng biên độ giảm về cuối phiên.
Đóng cửa, sàn HNX có 98 mã tăng và 70 mã giảm, HNX-Index giảm 0,78 điểm (-0,71%), xuống 109,68 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 67,8 triệu đơn vị, giá trị 625,23 tỷ đồng, tăng 32,29% về lượng và 14,59% về giá trị so với phiên cuối tuần trước. Giao dịch thỏa thuận có thêm gần 4,35 triệu đơn vị, giá trị hơn 69 tỷ đồng.
Các cổ phiếu trong họ P cũng giao dịch khởi sắc với PVB duy trì sắc tím khi 9,7% lên 14.700 đồng/Cp, PVS 5,7% lên 12.900 đồng/Cp, PVC 7,7% lên 5.600 đồng/CP. Trong đó, PVS có khối lượng khớp lệnh hơn 10,1 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản trên sàn HNX.
Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu ngân hàng tạo lực cản lớn nhất cho thị trường khi ACB -1,4% xuống 20.700 đồng/CP, NVB -2,4% xuống 8.000 đồng/Cp, SHB -3,3% xuống 17.400 đồng/CP.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, hàng loạt ma HUT, KLF, TIG, HKB, ACM, DST, MPT... đều kết phiên trong sắc tím.
Trên UPCoM, thị trường vẫn duy trì đà tăng điểm ổn định.
Đóng cửa, UpCoM-Index tăng 0,48 điểm ( 0,93%), lên 52,64 điểm với 122 mã tăng và 74 mã giảm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 26,8 triệu đơn vị, giá trị 260,26 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,71 triệu đơn vị, giá trị 45,57 tỷ đồng.
Trong khi BSR hạ độ cao khi chỉ còn 1,6% lên 6.300 đồng/CP, thì OIL vẫn bảo toàn sắc tím. Phiên hôm nay, BSR vẫn dẫn đầu thanh khoản thị trường UPCoM với hơn 9,75 triệu đơn vị được giao dịch thành công, tiếp theo đó là OIL khớp 3,88 triệu đơn vị.
Cặp đôi cổ phiếu ngân hàng là LPB và VIB trên UPCoM cũng giao dịch không mấy tích cực khi LPB -2,7% xuống 7.100 đồng/CP và khớp gần 3,6 triệu đơn vị, còn VIB đứng giá tham chiếu 14.800 đồng/CP và khớp 1,31 triệu đơn vị.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều quay đầu điều chỉnh, trong đó hợp đồng đáo hạn gần nhất ngày 21/5 là VN30F02005 đã ghi nhận mức giảm 0,9% xuống 710 điểm, với khối lượng khớp lệnh 159.470 đơn vị, khối lượng mở hơn 22.820 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, có 13 mã tăng, 11 mã đứng giá và 31 mã giảm, trong đó CSTB2001 được mua bán sang tay khối lượng cao nhất với 54.022 đơn vị, nhưng kết phiên giảm 13,56% xuống 510 đồng/CP
T. Thúy
Phiên 11/12: Nhóm cổ phiếu thị trường nổi "sóng", VN-Index lên cao nhất ngày Phiên giao dịch hôm nay, nhóm cổ phiếu VN30 vẫn chịu áp lực, chỉ số VN-Index bị rung lắc mạnh trong phiên, nhưng cuối phiên chiều nhờ nhóm cổ phiếu nhỏ và vừa nổi "sóng" tím, chỉ số này đã bật tăng lên mức cao nhất ngày. Phiên sáng rung lắc mạnh Bước vào phiên giao dịch buổi sáng, chỉ số VN-Index chớm...