Phiên 20/11: Khối ngoại gom vào gần 1,2 triệu cổ phiếu HPG và 1 triệu cổ phiếu GMD
Khối ngoại đã có động thái tích cực hơn nhưng vẫn rút ròng 78,5 tỷ đồng trên HOSE, 6 tỷ đồng trên HNX và chỉ mua ròng nhẹ gần 2 tỷ đồng trên UpCoM.
Trên HOSE, hoạt động giao dịch diễn ra sôi động hơn, khối ngoại thực hiện mua vào 785,6 tỷ đồng, chiếm 19,1% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường và bán ra 864 tỷ đồng.
Đứng đầu giá trị mua ròng là HPG với 43,5 tỷ đồng, tương ứng gần 1,2 triệu đơn vị. Ảnh hưởng tích cực từ điều này, HPG tăng gần 3% lên giá 36.500 đồng/cổ phiếu. Đứng thứ 2, GMD cũng được mua vào hơn 1 đơn vị, tương ứng 30 nghìn đơn vị.
Ngoài ra, khối này cũng mua vào các mã khác như VNM (228 nghìn đơn vị), SBT (1,2 triệu đơn vị), CTG (740 nghìn đơn vị), CII (334 nghìn đơn vị) và AST (99 nghìn đơn vị).
Bên bán ròng, khối ngoại tiếp tục bán ra mạnh ở các cổ phiếu như VIC (847 nghìn đơn vị), VFG (1,2 triệu đơn vị), AAA (1,5 triệu đơn vị), CTD (104 nghìn đơn vị), VRE (351 nghìn đơn vị), VPI (220 nghìn đơn vị) và VJC (56 nghìn đơn vị).
Trên HNX, khối ngoại có phiên bán ròng nhẹ thứ 2 liên tiếp hơn 6 tỷ đồng. Chi tiết, khối này thực hiện mua vào 9,9 tỷ đồng và bán ra 16,1 tỷ đồng.
Các cổ phiếu được mua vào nhiều nhất là PVS (199 nghìn đơn vị), VC3 (100 nghìn đơn vị) và DGC (11 nghìn đơn vị). Đột biến ở PVS, cổ phiếu này tăng thêm 3,6%, chốt phiên ở giá mức 20.000 đồng/cổ phiếu.
Video đang HOT
Bên bán ròng, khối ngoại tập trung giảm mạnh tỷ trọng ở các mã như VCG (283 nghìn đơn vị), VGC (200 nghìn đơn vị), TV2 (20 nghìn đơn vị) và CEO (62 nghìn đơn vị).
Trên UpCoM, giao dịch duy trì ở mức thấp, khối ngoại thực hiện mua vào 11,2 tỷ đồng và bán ra 9,3 tỷ đồng.
Trong đó, giá trị mua ròng tập trung phần lớn vào VEA vơi giá trị 9,6 tỷ đồng, tương ứng 255 nghìn đơn vị. Bắt đầu điều chỉnh, VEA mất 1,6% về mức giá 37.500 đồng/cổ phiếu.
Bên mua, khối ngoại cũng chỉ tập trung giải ngân vào 2 mã là POW (320 nghìn đơn vị) và BSR (197 nghìn đơn vị).
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
Khối ngoại "đi ngược" thị trường
Trái với diễn biến thị trường khá ảm đạm trong tuần qua, khối nhà đầu tư nước ngoài đã có một tuần mua ròng. Phiên đầu tuần này, khối ngoại bán ròng, nhưng động thái mua ròng của khối ngoại được kỳ vọng sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới và trở thành một trong những động lực để thị trường hồi phục.
Động thái mua ròng chưa phải là xu hướng
Thanh khoản trên thị trường chứng khoán trong tuần qua ghi nhận ở mức thấp, giá trị khớp lệnh bình quân phiên chỉ đạt 2.500 tỷ đồng so với mức 2.900 tỷ đồng của tuần trước đó.
Trong khi dòng tiền nội vẫn thận trọng thì khối nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại mua ròng trong 5 phiên liên tiếp, với tổng giá trị mua ròng trên 3 sàn là 400 tỷ đồng. MSN, HPG, GMD, SSI, VRE là những mã được mua ròng mạnh nhất, trong khi đó VIC, VFG, HBC, GAS, NVL là những mã bị bán ròng trong tuần qua.
Tuy nhiên, trong phiên giao dịch đầu tuần này (12/11), khối ngoại chuyển sang trạng thái bán ròng trên sàn HOSE, tập trung vào cổ phiếu VIC (220,5 tỷ đồng). Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 30 tỷ đồng, trong đó có 20,6 tỷ đồng cổ phiếu PVS, 7,3 tỷ đồng cổ phiếu CEO. Sàn UPCoM ghi nhận phiên mua ròng thứ ba liên tiếp, với giá trị gấp 3,6 lần phiên trước, đạt 17,3 tỷ đồng.
Giá trị giao dịch ròng lũy kế của nhà đầu tư nước ngoài (đơn vị: tỷ đồng).
Theo Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), giá trị mua ròng của các nhà đầu tư nước ngoài chưa cao trong bối cảnh thị trường đi ngang phản ánh các hoạt động giao dịch ngắn hạn của khối ngoại hơn là chỉ ra xu hướng. Điểm tích cực trong những phiên giao dịch vừa qua là biên độ dao động giảm dần và chỉ số đang có xu hướng tích lũy ngắn hạn.
Ông Trần Minh Hoàng, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng, vẫn còn sớm để khẳng định xu hướng giao dịch trái chiều giữa nhà đầu tư ngoại và nhà đầu tư nội.
Ở thời điểm hiện tại, dòng tiền vẫn ít có khả năng sẽ quay trở lại trạng thái dồi dào như trước, nhất là khi thị trường vẫn đang trong trạng thái thiếu vắng thông tin hỗ trợ, cùng với đó là tâm lý khá thận trọng và nghi ngờ của nhà đầu tư mỗi khi thị trường có nhịp phục hồi. Điều này đã được phản ánh khá rõ trong phiên đầu tuần khi khối ngoại bán ròng gần 200 tỷ đồng, dù chỉ số đảo chiều tăng điểm nhẹ trở lại.
VCBS kỳ vọng, diễn biến của các chỉ số trong một vài tuần tới sẽ ổn định hơn và củng cố thêm nền tích lũy của VN-Index quanh vùng 900 điểm.
Mặc dù vậy, giai đoạn này sẽ phù hợp với những nhà đầu tư theo chiến lược "lướt sóng" ngắn hạn hơn là trường phái đầu tư dài hạn. Trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ như hiện nay, sẽ rất khó để kỳ vọng vào một kịch bản dòng tiền được kích hoạt mạnh từ nhà đầu tư, không tính đến loại hình đầu tư trong hay ngoài nước. Giai đoạn này, yếu tố vốn ngoại không phải là yếu chi phối đến tâm lý giao dịch.
... Nhưng kỳ vọng sẽ trở thành động lực
Trên toàn cầu, sau một thời gian có xu hướng rút vốn, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đang có dấu hiệu quay trở lại các thị trường chứng khoán mới nổi như Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Ấn Độ...
Ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Phân tích, KBSV nhận xét, mặt bằng giá cổ phiếu tại nhóm các thị trường mới nổi sau một đợt sụt giảm mạnh đã trở về vùng tương đối thấp. Điều này tạo ra tính hấp dẫn đối với các dòng tiền đầu tư giá trị, vốn chiếm phần lớn trong số các quỹ ngoại và lực cầu bắt đáy dần tăng lên.
"Thị trường Việt Nam cũng nằm trong số này, đã có một số tín hiệu gia tăng mua ròng của các nhà đầu tư nước ngoài trong những phiên giao dịch gần đây. Mặc dù vậy, hiện tại, những tín hiệu này chưa đủ mạnh để có thể tạo ra thay đổi lớn về mặt xu hướng chủ đạo của thị trường. Động thái mua ròng của khối ngoại sẽ dần rõ nét hơn nếu thị trường tiếp tục điều chỉnh trong thời gian tới", ông Bình nói.
Ở góc nhìn dài hạn hơn, ông Trần Minh Hoàng cho rằng, rất nhiều thành viên trên thị trường chứng khoán Việt Nam đang có sự đồng thuận cao với một kịch bản năm 2019 nhiều khó khăn hơn năm 2018 trong việc tìm kiếm các cơ hội đầu tư khi xét tới các yếu tố bất định từ thị trường thế giới, đặc biệt là chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Các diễn biến được quan sát tại các thị trường cận biên hay mới nổi như Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Ấn Độ..., hay Việt Nam trong 3 - 6 tháng trở lại đây đang đại diện cho làn sóng tái cơ cấu danh mục, đánh giá lại cơ hội đầu tư và mức rủi ro tương ứng.
Khi xét tới mức độ tương quan như trên, trong trường hợp Việt Nam duy trì được nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, cụ thể: tăng trưởng kinh tế cao, môi trường đầu tư được cải thiện đi cùng triển vọng thăng hạng thị trường trong trung và dài hạn, VND giảm giá ở mức hợp lý so với đồng tiền của các nước trong khu vực, mức lạm phát cho cả năm nằm trong chỉ tiêu đề ra từ đầu năm, thì thị trường Việt Nam có thể khẳng định vị trí của một điểm đến đầu tư hấp dẫn dòng tiền trong khối các các thị trường cận biên và mới nổi.
"Sự ổn định của các chỉ số kinh tế vĩ mô sẽ là tiền đề để tôi kỳ vọng dòng tiền trở lại với thị trường sau quá trình đánh giá lại rủi ro vào cuối năm 2018 và bước sang 2019", ông Hoàng chia sẻ.
Kỳ vọng dòng vốn ngoại là động lực thúc đẩy thị trường chứng khoán, đặc biệt ở giai đoạn cuối năm, song một số chuyên gia quan ngại, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến tăng lãi suất vào tháng 12 tới, cùng với lợi tức trái phiếu Mỹ tăng sẽ tác động tới dòng vốn ngoại trên toàn cầu, nhất là tại một số thị trường mới nổi.
Trong bối cảnh đó, dòng vốn nội sẽ đóng vai trò chủ chốt. Với mức lãi suất vay dự báo năm 2018 ở mức thấp khoảng 8,5%/năm và chi phí lãi vay các dịch vụ chứng khoán ở mức hợp lý, sẽ hỗ trợ dòng tiền chảy vào thị trường chứng khoán nhằm tìm kiếm cơ hội sau các đợt điều chỉnh.
Hoàng Anh
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Chứng khoán 20/11: VN-Index đảo chiều tăng nhẹ Phiên hôm nay thị trường diễn biến tích cực ở cuối phiên; trong đó VHM là cổ phiếu có đóng góp lớn nhất cho đà tăng của chỉ số VN-Index. Nhà đầu tư theo dõi giao dịch tại sàn giao dịch Công ty Chứng khoán Vietcombank. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN Đóng cửa phiên giao dịch ngày 20/11, chỉ số VN-Index tăng 2,96 điểm (0,32%)...