Phiên 15/11: Khối ngoại bán ròng nhẹ trên HoSE, mua ròng đột biến trên Upcom
Trên Upcom, khối ngoại có phiên mua ròng khá mạnh với 2,2 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 170,47 tỷ đồng, đánh dấu cột mốc 80 phiên mua ròng liên tiếp. Đây cũng là phiên mua ròng mạnh nhất của khối ngoại trên Upcom 1 năm qua.
Phiên giao dịch 15/11 khép lại với những diễn biến khá tích cực. Mặc dù không được sự ủng hộ từ một vài Bluechips, tuy nhiên dòng tiền đổ mạnh vào các nhóm ngành đã giúp sắc xanh phủ kín thị trường. Đóng cửa phiên giao dịch, VnIndex tăng 1,69 điểm (0,19%) lên 882,59 điểm; Hnx-Index tăng 0,42 điểm (0,39%) lên 107,48 điểm và Upcom-Index tăng 0,22 điểm (0,42%) lên 52,88 điểm.
Trên HSX, khối ngoại mua ròng 960 nghìn cổ phiếu trong phiên hôm nay, nhưng xét về giá trị thì họ đã bán ròng 26,36 tỷ đồng.
VNM là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất phiên với 146,36 tỷ đồng. Sau phiên điều chỉnh mạnh hôm qua, VNM đã tăng 1.800 đồng (1%) lên 181.800 đồng trong phiên hôm nay.
Top 5 cổ phiếu khối ngoại mua ròng nhiều nhất phiên còn có BID (14,95 tỷ đồng), PLX (10,45 tỷ đồng), VJC (10,44 tỷ đồng), GAS (9,54 tỷ đồng).
Ở chiều ngược lại, áp lực bán ròng tập trung chủ yếu tại VRE với 78,05 tỷ đồng. Xếp tiếp theo trong top bán ròng lần lượt là DHG (14,01 tỷ đồng), CII (8,32 tỷ đồng), CTI (3,36 tỷ đồng), VSC (2,66 tỷ đồng).
Trên HNX, khối ngoại tiếp tục có phiên mua ròng 1,61 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 7,86 tỷ đồng.
Video đang HOT
SHB là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất HNX với 10,33 tỷ đồng. Xếp tiếp theo trong top mua ròng lần lượt là MAS (1,99 tỷ đồng), VCG (1,68 tỷ đồng), PVX (1,01 tỷ đồng), VGS (0,55 tỷ đồng). Trong đó, MAS là cổ phiếu duy nhất giảm điểm với mức giảm 0,3% xuống 89.600 đồng.
Phía bán ròng, VGC đứng đầu danh sách với 5,4 tỷ đồng. Xếp tiếp theo trong top bán ròng lần lượt là PVS (2,12 tỷ đồng), DGC (0,7 tỷ đồng), NTP (0,39 tỷ đồng), CSC (0,25 tỷ đồng).
Trên Upcom, khối ngoại có phiên mua ròng khá mạnh với 2,2 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 170,47 tỷ đồng, đánh dấu cột mốc 80 phiên mua ròng liên tiếp. Đây cũng là phiên mua ròng mạnh nhất của khối ngoại trên Upcom 1 năm qua.
Lực mua ròng trên Upcom tập trung chủ yếu tại SCS với 156,51 tỷ đồng. Đóng cửa phiên giao dịch, SCS giảm nhẹ 300 đồng (0,2%) xuống 121.500 đồng. Bộ đôi LPB, KDF cũng được khối ngoại mua ròng khá tích cực với giá trị lần lượt là 10,19 tỷ đồng và 4,17 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, khối ngoại có phiên bán ròng khá nhẹ nhàng trên Upcom. Cổ phiếu bị bán mạnh nhất là QNS cũng chỉ 1,32 tỷ đồng.
Theo Trí thức trẻ
VnIndex lọt top 5 chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất Thế giới trong tuần lễ APEC
Về diễn biến thị trường, VnIndex tiếp tục có thêm một tuần thăng hoa với mức tăng 2,9% lên 868,21 điểm và lọt top 5 TTCK tăng trưởng mạnh nhất Thế giới tuần qua. Tính từ đầu năm tới nay, mức tăng của VnIndex đã lên tới 30,72% và là chỉ số chứng khoán tăng trưởng mạnh thứ 6 Thế giới.
Tâm điểm của tuần giao dịch 6-10/11 là những diễn biến từ Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC) cũng như vòng đàm phán TPP-11 bên lề APEC. Với sự đồng thuận cao của 11 quốc gia, hiệp định TPP không có Mỹ cơ bản đã đạt được thỏa thuận, đồng thời thống nhất tên mới cho hiệp định là CPTPP.
Trong nước, Quốc hội cũng thông qua nghị Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2018, theo đó GDP tăng 6,5% - 6,7%, CPI bình quân 4%. Mức tăng trưởng này được xây dựng thận trọng hơn so với kế hoạch 2017, tăng trưởng gắn với cơ cấu nền kinh tế, cơ cấu ngân sách nhà nước. Chính sách tiền tệ cũng vì vậy không chịu áp lực quá lớn cho hỗ trợ tăng trưởng, tính ổn định bền vững sẽ được đề cao.
Về diễn biến thị trường, VnIndex tiếp tục có thêm một tuần thăng hoa với mức tăng 2,9% lên 868,21 điểm và lọt top 5 TTCK tăng trưởng mạnh nhất Thế giới tuần qua. Tính từ đầu năm tới nay, mức tăng của VnIndex đã lên tới 30,72% và là chỉ số chứng khoán tăng trưởng mạnh thứ 6 Thế giới.
VnIndex lọt top 5 chỉ số tăng mạnh nhất Thế giới trong tuần lễ APEC
Việc thị trường tiếp tục thăng hoa bên cạnh những tin tức vĩ mô từ Quốc hội, APEC, TPP còn đến từ sự hỗ trợ của các cổ phiếu lớn như VNM, VIC, GAS, CTG, VRE. Tính tiêng 5 cổ phiếu này đã giúp VnIndex tăng tới 22,7 điểm, trong khi đà tăng của VnIndex chỉ là 24,5 điểm.
Tuần qua, SCIC đã hoàn tất đợt thoái 3,3% vốn VNM cho nhà đầu tư nước ngoài với mức giá lên tới 186.000 đồng/cp, cao hơn rất nhiều thị giá cổ phiếu và điều này giúp cổ phiếu VNM tăng vọt, qua đó tác động tích cực tới thị trường chung. Bên cạnh đó, bộ đôi VIC, VRE cũng tiếp tục bùng nổ hay những tín hiệu tích cực từ nhóm cổ phiếu ngân hàng, dầu khí đã mang lại sự sôi động cho thị trường.
Thị trường sẽ tiếp tục bứt phá, nhưng mức độ phân hóa ngày càng gia tăng?
Trong tuần tới, hiệu ứng APEC cùng với những sự kiện lớn liên quan đến các cổ phiếu Bluechips đi qua để lại khoảng lặng thông tin và tiềm ẩn biến động khó lường. Tuy vậy, một số cổ phiếu trong danh mục thoái vốn của SCIC trong năm 2017 như BMP, NTP, DMC vẫn có thể có những câu chuyện riêng biệt trong thời gian tới. Ngoài ra, VNM vẫn có thể duy trì đà tăng với kỳ vọng khối ngoại tiếp tục mua ròng sẽ là chỗ dựa cho thị trường.
Về giao dịch khối ngoại, trong tuần qua họ đã hoạt động khá sôi động và mua ròng tổng cộng gần 7.500 tỷ đồng trên thị trường. Nếu điều này tiếp tục được duy trì thì khả năng tăng điểm của thị trường vẫn được đánh giá cao.
Dù vậy, đối với nhóm ngành dầu khí, khả năng bứt phá mạnh vẫn còn bỏ ngỏ trong bối cảnh giá dầu đang gặp áp lực cung gia tăng sau những phiên hồi phục tốt gần đây.
Giá dầu đang gặp áp lực cung gia tăng sau những phiên hồi phục mạnh gần đây
Trong bản tin nhận định thị trường, CTCK HSC cho rằng mặc dù mặt bằng định giá trên thị trường đã cao nhưng Vnindex có vẻ vẫn sẽ có một mốc cao khi kết thúc năm. Tuy nhiên, HSC tin rằng sự phân hóa trên thị trường trong những tuần gần đây sẽ còn tiếp diễn với một số ít mã Bluechips và sẽ có những cổ phiếu đặc biệt tăng mạnh trong khi đa phần cổ phiếu trên thị trường giảm hoặc biến động trong biên độ hẹp.
Theo Trí thức trẻ
Vinamilk tăng hơn 10.000 đồng, VnIndex bật tăng hơn 11 điểm trong phiên đầu tuần Trong phiên hôm nay, các cổ phiếu cơ bản tốt với thanh khoản không quá cao tiếp tục thu hút tiền và nhiều mã tăng rất mạnh như PNJ, VCS, NKG, HAX, PVI, CVT, PTB..., thậm chí PNJ còn tăng kịch trần. Phiên giao dịch buổi chiều tiếp tục diễn ra bùng nổ với sự dẫn dắt của các Bluechips, tiêu biểu là...