Phiên 13/3: Khối ngoại bơm ròng thêm hơn 100 tỷ đồng, mua mạnh VRE, E1VFVN30 và CTG
Giao dịch tích cực hơn, khối ngoại mua ròng 128 tỷ đồng trên HOSE. Tuy vậy, khối này lại quay lại rút ròng 7,5 tỷ đồng trên HNX và 17,8 tỷ đồng trên UpCoM.
Trên HOSE, bên mua chiếm ưu thế áp đảo, khối ngoại thực hiện mua vào 730 tỷ đồng, chiếm 14,3% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường và bán ra 602 tỷ đồng.
Ba cổ phiếu được mua vào với khối lượng đột biến là VRE (1,6 triệu đơn vị), E1VFVN30 (2,6 triệu đơn vị) và CTG (1,8 triệu đơn vị). Chốt phiên, VRE tăng 3%, CTG tăng 2% còn E1VFVN30 cũng tăng 1%.
Ngoài ra, các mã khác cũng được mua vào mạnh như BID (947 nghìn đơn vị), VCB (458 nghìn đơn vị), CII (1 triệu đơn vị), BWE (673 nghìn đơn vị), HDB (442 nghìn đơn vị) và CTD (90 nghìn đơn vị).
Bên bán ròng, khối này tập trung bán ra ở một số mã chính là HBC (2,8 triệu đơn vị), VNM (274 nghìn đơn vị), VJC (226 nghìn đơn vị), VIC (168 nghìn đơn vị), IMP (300 nghìn đơn vị) và POW (730 nghìn đơn vị).
Trên HNX, khối ngoại tiếp tục rút ròng 7,5 tỷ đồng, tương ứng 521 nghìn đơn vị.
Trong đó, giá trị mua ròng tập trung phần lớn vào SHB với 4,5 tỷ đồng, tương ứng 554 nghìn đơn vị. Ngược với điều này, SHB quay đầu giảm 2,5% về lại giá 7.900 đồng/cổ phiếu.
Video đang HOT
Bên bán ròng, khối ngoại tập trung bán ra ở các mã như BCC (546 nghìn đơn vị), PVS (129 nghìn đơn vị), VGC (73 nghìn đơn vị) và SHS (128 nghìn đơn vị).
Trên UpCoM, khối ngoại thực hiện mua vào 50 tỷ đồng và bán ra 68 tỷ đồng. Như vậy, khối này tiếp tục có phiên rút ròng 17,8 tỷ đồng.
Bên mua chỉ tập trung vào QNS với giá trị 12,9 tỷ đồng, tương ứng 289 nghìn đơn vị. Chốt phiên, QNS tăng nhẹ 0,5% lên giá 44.600 đồng/cổ phiếu.
Ngược lại, khối này lại bán ra mạnh ở 2 cổ phiếu là VEA (338 nghìn đơn vị) và BSR (778 nghìn đơn vị). Chốt phiên, VEA tăng 3,3% còn BSR mất 1,4%.
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
Ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống mua 100.000 cổ phiếu, Yeah1 vẫn chưa thoát cảnh "nằm sàn"
Đối mặt với sự cố Youtube, các lãnh đạo và cổ đông lớn của Yeah1 là những người chịu thiệt hại nhiều nhất khi cổ phiếu YEG "bốc hơi" 44% thị giá. Tài sản của ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, Chủ tịch HĐQT Yeah1 đã giảm khoảng 1.000 tỷ đồng sau 8 phiên giảm sàn liên tiếp của cổ phiếu YEG.
VIC, VNM đảo chiều, chỉ số VnIndex chững lại
Kết thúc phiên giao dịch sáng 13.3 với mức tăng 0,56% lên lên 1.006,93 điểm của chỉ số VnIndex, những tưởng thị trường sẽ dễ dàng vượt qua ngưỡng 1.010 điểm trong phiên giao dịch chiều cùng ngày.
Song áp lực bán gia tăng đồng thời tại một số cổ phiếu vốn hoá lớn như VIC, VNM và nhóm cổ phiếu dầu khí đã khiến chỉ số VnIndex không nhữn không tăng trưởng, mà đà tăng còn bị thu hẹp. Rất may mắn, sắc xanh tới từ nhóm ngân hàng, cùng với việc SAB, VRE tiếp dục duy trì đà tăng đã giúp chỉ số VnIndex đứng vững trước áp lực bán ra của nhà đầu tư.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 13.3, VnIndex tăng 4,09 điểm (0,41%) lên 1.005,41 điểm. Còn HNX-Index cũng tăng 0,27 điểm (0,25%) lên 109,82 điểm.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 13.3, VnIndex tăng 4,09 điểm (0,41%) lên 1.005,41 điểm. (Ảnh:TVSI)
Khối ngoại trên TTCK Việt Nam ngày 13.3 mua ròng 4 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng đạt gần 100 tỷ đồng. Riêng sàn HoSE, khối ngoại mua ròng 5,6 triệu cổ phiếu, ứng với giá trị đạt 125,3 tỷ đồng.
VRE dẫn đầu danh sách mua ròng của khối ngoại trên sàn HOSE với giá trị mua ròng đạt 61,7 tỷ đồng. CCQ ETF nội E1VFVN30 trở lại nhóm được khối ngaoij mua ròng mạnh nhất sàn HOSE khi xếp ở vị trí thứ 2 với giá trị mua ròng đạt 50,6 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, HBC là cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất với giá trị mua ròng đạt 56,5 tỷ đồng. VHM và VIC xếp ở các vị trí tiếp theo khi bị bán ròng lần lượt 38 tỷ đồng và 27 tỷ đồng.
Hai cổ phiếu đóng vai trò duy trì sắc xanh của chỉ số VnIndex ngày 13.3 là VCB và SAB. Trong khi VCB kết phiên với mức tăng 0,62% lên 65.200 đồng, còn SAB tăng 1,19% lên 255.000 đồng.
Ở nhóm cổ phiếu ngân hàng, BID tăng 0,28% lên 35.600 đồng, TCB tăng 1,31% lên 27.150 đồng, CTG tăng 2,04% lên 22.550 đồng, MBB tăng 0,22% lên 22.600, HDB tăng 0,32% lên 31.000 đồng...
Ngược lại, cổ phiếu VIC và VHM chịu áp lực bán ra khá lớn, xếp trong nhóm những cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất trên sàn HOSE. Kết quả, VIC kết thúc quay phiên giao dịch ngày13.3 với diễn biến đầu giảm 0,93% xuống 117.500 đồng, VHM may mắn hơn khi chỉ thu hẹp đà tăng, giảm 800 đồng so với phiên sáng và kết thúc phiên giao dịch với mức tăng 1,84% lên 94.000 đồng. Ngoài ra, VNM cũng giảm 0,5% xuống 138.300 đồng.
Ở nhóm cổ phiếu dầu khí, GAS giảm 0,29% xuống 101.600 đồng, PLX giảm 0,32% xuống 61.800 đồng, PVD giảm 1,6% xuống 18.500 đồng.
Ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống đầu tư tiền tỷ "cứu giá", YEG vẫn giảm sàn
Ngày 12.3, Công ty CP Tập đoàn Yeah1 đã thông báo về việc ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, Chủ tịch Hội đồng quản trị đã mua xong 100.000 cổ phiếu YEG theo phương thức khớp lệnh. Sau giao dịch, ông Tống sở hữu 11,4 triệu cổ phiếu YEG.
Giai đoạn 13.3 đến 13.4 tới cũng là khoảng thời gian Công ty CP Quản lý quỹ VinaCapital bắt đầu quá trình mua khớp lệnh 100.000 cổ phiếu YEG nhằm đầu tư tài chính. Bên cạnh đó, Thành viên HĐQT Yeah1 là ông Hồ Đức Trung cũng đăng ký mua 200.000 cổ phiếu từ ngày 14.3 đến 12.4.
Trước đó, Yeah1 cũng thông qua phương án mua lại 600.000 cổ phiếu theo nguyên tắc giá thị trường. Như vậy, lượng cầu chính mua vào thời gian tới là 900.000 cổ phiếu, vẫn thấp hơn lượng dự bán sàn rất lớn hiện nay.
Ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống (Ảnh: Internet)
Liên quan đến sự cố YouTube, Yeah1 đã quyết định bán lại 100% cổ phần tại Công ty ScaleLab, LLC cho các chủ sở hữu trước đây với giá bán là 12 triệu USD có hiệu lực từ ngày 11.3. Yeah1 sẽ không có bất cứ quyền lợi cũng như liên quan nào đến ScaleLab.
Trước những động thái kể trên, cổ phiếu YEG vẫn bị bán tháo, trải qua phiên thứ 8 liên tiếp giảm sàn. Giá trị giao dịch của YEG giảm từ 245.000 đồng về 137.300 đồng. Vốn hóa thị trường theo đó bị bốc hơi khoảng 3.300 tỷ đồng. Đáng chú ý, lượng dư bán giá sàn YEG vẫn còn lớn, lên đến 2,1 triệu đơn vị, tương đương 7% số cổ phiếu đang lưu hành.
Đối mặt với sự cố Youtube, các lãnh đạo và cổ đông lớn của Yeah1 là những người chịu thiệt hại nhiều nhất khi cổ phiếu YEG "bốc hơi" 44% thị giá. Theo cơ cấu sở hữu hiện tại, ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống (Chủ tịch HĐQT Yeah1) là cổ đông lớn nhất khi nắm giữ 11,33 triệu cổ phiếu YEG (chiếm 37,08% vốn). Tuy nhiên, đà giảm của YEG đã khiến tài sản của ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống giảm khoảng 1.000 tỷ đồng.
Theo danviet.vn
Khối ngoại mua ròng ngày VN-Index vượt 1.000 điểm Sau đợt điều chỉnh, thị trường bắt đầu lấy lại được đà tăng bằng việc đồng loạt tăng mạnh ngay từ những phút đầu tiên của phiên giao dịch. Độ rộng thị trường nghiêng về bên tăng với 417 mã tăng/252 mã giảm. Các cổ phiếu bất động sản được mua ròng mạnh. Theo đó, chốt ngày 12/3, VN-Index đóng cửa tăng 16,72...