Phía sau quyết định chuyển nhà trong đêm của hai cô gái trẻ
“Di chuyển ngay trong đêm, dưới cơn mưa tầm tã và nỗi lo qua chốt có lẽ là cảm giác mà chúng tôi không thể nào quên được”, Trang kể.
Mai Thu (bên phải) và Hồng Trang đi chống dịch cùng nhau.
Suốt 2 tháng qua, 2 cô gái trẻ đã đồng hành cùng nhau, góp sức mình vào công tác chống dịch của TP.HCM. Đó là Trần Thị Mai Thu (29 tuổi) và Trần Thị Hồng Trang (22 tuổi, quê ở Bình Dương, hiện sống tại TP.HCM).
Thu kinh doanh mỹ phẩm còn Trang đang làm công việc tự do. Trước tình hình dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ tại TP.HCM, hai chị em bỏ qua nỗi sợ lây nhiễm, đăng ký tham gia tình nguyện, quyết tâm góp sức mình để nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh.
Quyết tâm là thế, nhưng ban đầu Thu và Trang không dám cho gia đình biết vì sợ bố mẹ sẽ lo lắng và can ngăn. Song với tinh thần tuổi trẻ, Thu và Trang đã thuyết phục được bố mẹ, tạo niềm tin nơi gia đình để hai chị em có thể yên tâm lên đường chống dịch.
Mỗi tối, sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình, hai cô gái đều gọi về “báo cáo” với bố mẹ. Chính những lời động viên, sự quan tâm từ phía gia đình là nguồn động lực cho hai chị em thực hiện tốt công việc khó khăn và có phần nguy hiểm của mình.
Video đang HOT
Hình ảnh Thu và Trang tại điểm công tác.
Ngay từ những ngày đầu tham gia tình nguyện, hai cô gái trẻ đã trải qua rất nhiều công việc khác nhau, từ trực chốt, nhập liệu đến điều phối lấy mẫu và hỗ trợ người dân tiêm vắc xin tại các nơi phong toả. Công việc nào cũng lạ lẫm nhưng dần họ đã quen. Giờ đây, Thu và Trang được chuyển về phục vụ tại đội cơ động của Đoàn thanh niên P.8, quận Phú Nhuận.
“Tuy phạm vi làm việc nhỏ hơn so với trước đây, nhưng công việc lại nhiều hơn. Chúng em và đồng đội còn thực hiện thêm cả những công việc như đi mua hàng giúp người dân, đóng gói sản phẩm…”, Thu chia sẻ với VietNamNet.
Trong thời gian vừa qua, Thu và Trang đã cùng nhau trải qua nhiều khoảnh khắc đáng nhớ. Đối với Mai Thu, đó là khoảng thời gian đầu cô tham gia vào công tác chống dịch. Khi ấy, do chưa quen với sức nóng bộ đồ bảo hộ, cộng với cơ địa khó thích nghi được với nhiệt độ cao, Thu nhanh chóng mất nước và kiệt sức sau vài tiếng làm việc.
Trong lúc thấy Thu tựa lưng vào tường để nghỉ ngơi, một người dân lớn tuổi đến tiêm chủng đã gửi lời động viên Thu: “Mệt lắm phải không con? Cố gắng lên con nhé. Mọi người cảm ơn con”. Câu nói ấy như một nguồn nước mát đã xua tan mọi mệt mỏi trong Thu và tiếp sức cho Thu tiếp tục hoàn thành công việc.
Một lần khác khi Trang tham gia công tác lấy mẫu tại một con hẻm nhỏ, một người dân chỉ vì muốn tặng chai nước mà vô tình chạm vào người Trang. Cả hai nhanh chóng được khử khuẩn toàn thân để đảm bảo an toàn.”Bác ấy bị nhắc nhở vì đã tiếp xúc gần với tôi. Nhưng khi biết bác chỉ muốn gọi tôi lại để tặng chai nước mát, tôi vừa thấy thương lại vừa thấy có lỗi với bác”, Trang tâm sự.
Hồng Trang nằm ngay trên sàn vì mệt mỏi.
Hằng ngày đối mặt với nguy cơ lây nhiễm và cường độ công việc cao, nhưng Thu và Trang chưa bao giờ có ý định từ bỏ. Với Thu, công việc này đã mang lại cho cô một “mức lương” vô giá.
“Đó là sức khỏe của cộng đồng, là sự mừng rỡ của những người đã chiến thắng Covid-19, là giọt nước mắt của người dân khi được giúp đỡ và cứu chữa kịp thời. Bên cạnh đó, lương của tôi còn là những lời động viên, lời cảm ơn, chai nước mát hay những giá trị tinh thần cao quý không thể nào đong đếm được bằng tiền”, Thu bộc bạch.
Nhớ những ngày đầu đi tình nguyện, cả Thu và Trang đều vấp phải những ý kiến trái chiều từ mọi người xung quanh và chủ trọ. Đứng giữa lựa chọn từ bỏ công việc tình nguyện và việc được ở lại căn trọ, Trang và Thu quyết định dọn nhà đi ngay trong đêm.
“Chiều hôm ấy, ngay khi vừa kết thúc công việc, chúng tôi phải lập tức tìm nơi ở mới và di chuyển từ Quận 6 đến quận Bình Thạnh để sáng sớm mai kịp có mặt ở Phú Nhuận nhận nhiệm vụ mới. Di chuyển ngay trong đêm, dưới cơn mưa tầm tã và nỗi lo qua chốt có lẽ là cảm giác mà chúng tôi không thể nào quên được”, Trang kể.
Thu và Trang bên cạnh đồng đội.
Vượt nắng, thắng mưa, say sưa chống dịch chính là tinh thần của hai chị em khi mang trên mình nhiệm vụ của tình nguyện viên.
Thu bộc bạch: “Điều mà chúng tôi ái ngại nhất khi nhiễm bệnh đó là cha mẹ ở quê nhà sẽ rất lo lắng. Bản thân chúng tôi sẽ không để Covid-19 đánh gục và sẽ quay trở lại để tiếp tục giúp đỡ mọi người”. Hai cô gái luôn dặn dò nhau phải giữ gìn sức khỏe thật tốt cũng như suy nghĩ tích cực và lạc quan.
Cả hai thổ lộ: “Đây chính là khoảng thời gian tuổi trẻ ý nghĩa nhất đối với chúng tôi. Đây cũng sẽ là kỷ niệm mà chúng tôi có thể nhớ và tự hào nhất”.
Người dân phát hiện thi thể cô gái trẻ bị sóng biển cuốn vào bờ ở Phú Quốc
Ngay sau khi phát hiện thi thể của cô gái bị sóng đánh vào bờ, người dân địa phương đã vớt thi thể vào bên trong, đồng thời báo cho lực lượng chức năng.
Sáng 13/9, một số người dân tại Phú Quốc phát hiện thi thể một cô gái trẻ trôi dạt vào bờ biển. Ngay sau đó, người dân đã hỗ trợ vớt thi thể của nạn nhân vào nơi khô ráo và thông báo với chính quyền địa phương.
Thi thể của cô gái được người dân phát hiện khi trôi dạt vào bờ sáng 13/9.
Trước đó, chiều ngày 12/9, tại khu vực bãi biển nhà hàng của resort N ở Phú Quốc, nhiều người cho biết một cô gái trẻ tắm biển không may bị nước cuốn ra xa. Người dân và lực lượng chức năng đã tổ chức tìm kiếm nhưng chưa có kết quả.
Thi thể được phát hiện sáng nay (13/9) được cho là của cô gái mất tích vì tắm biển tại khu vực bãi biển nhà hàng của resort N.
Hiện tại, vụ việc đau lòng vẫn đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Xôn xao MXH: Lộ đoạn chat của các quý anh thích "chăn rau", đọc cách thức đưa được gái "lên giường" mà ai cũng choáng váng Mới đây, rất nhiều đoạn chat của 1 nhóm gồm 120 thành viên đều là đàn ông trong công ty nọ được up lên mạng xã hội. Đáng sợ hơn cả là nội dung của các đoạn chat đều xoay quanh vấn đề "chăn rau". Chắc hẳn rất nhiều chị em phụ nữ thắc mắc đàn ông lập nhóm có chỉ đơn giản...