Phía sau những đòi hỏi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng là gì?
Cứ gần đến những ngày kỷ niệm lớn của đất nước là các thế lực thù địch lại tung lên mạng những bài viết dưới dạng “thư ngỏ”, “tâm thư” có nội dung xuyên tạc.
Cứ gần đến những ngày kỷ niệm lớn hoặc có những sự kiện chính trị- xã hội quan trọng của đất nước là các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, những kẻ tự xưng “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền Việt Nam” lại tung lên các trang mạng, blog những bài viết dưới dạng “thư ngỏ”, “tâm thư” có nội dung sai trái, xuyên tạc nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Thời gian gần đây, khi đất nước triển khai đưa Nghị quyết Đại hội XII và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng vào cuộc sống, các phần tử cơ hội chính trị, các thế lực thù địch lại tiếp tục rao thứ “bình cũ, rượu cũ” nhằm thực hiện những mưu toan chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Ảnh minh họa/ nguồn internet.
I – Lật tẩy mặt nạ những “thư ngỏ”, “tâm thư”
Trên một số trang mạng xã hội đăng tải các bài viết dưới danh nghĩa “thư ngỏ”, “kiến nghị”, “tâm thư”… với nội dung chỉ trích, “kiến nghị” đòi hỏi vô lý, phi thực tế.
Một số trích đoạn phơi bày cái gọi là “tâm huyết” của các tác giả, vẫn là những điệp khúc muôn thuở, nào là “sai lầm đường lối” của Đảng Cộng sản Việt Nam về con đường xây dựng Chủ nghĩa Xã hội; nào là “thể chế độc đảng toàn trị” nên “xã hội không có tự do, dân chủ”…
Rồi có những người giả danh “tâm nguyện vì nước, vì dân” đưa ra mấy yêu cầu (thực chất là yêu sách) đòi Đảng Cộng sản Việt Nam “từ bỏ vị thế lãnh đạo”, phải “thay đổi Cương lĩnh xây dựng đất nước”, phải “chuyển đổi thể chế chính trị”…
Có thể thấy ngay dã tâm của họ qua những “tâm thư”, “tâm nguyện” đó chính là muốn quay lưng lại với con đường mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn là xây dựng chế độ Xã hội Chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Đáng chú ý trong các hoạt động nêu trên là có sự tham gia, ký tên của một số người trước đó đã từng giữ cương vị lãnh đạo ở một số bộ, ngành; có người là nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sĩ có tên tuổi, là đảng viên có nhiều năm tuổi Đảng…
Điều này cho thấy, những “tâm nguyện”, “kiến nghị” đó không thể là do sự “ấu trĩ, mơ hồ” về chính trị-xã hội, về nhận thức tư tưởng, vì những người này đều có trình độ học vấn cao; cũng không phải do sự khác biệt về “chính kiến” bởi họ đều đã có quá trình lâu dài được Đảng và nhân dân nuôi dưỡng, giáo dục.
Do đó, dù được ngụy trang bằng những mỹ từ nào đi chăng nữa, bản chất và mục đích thật sự của các “thư ngỏ”, “kiến nghị” đó rõ ràng là phục vụ âm mưu của các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội chính trị hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện “đa nguyên chính trị”, đòi chuyển hóa thể chế Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sang mô hình xã hội theo kiểu phương Tây.
Video đang HOT
Để tăng thêm “gia vị” cho các “tâm nguyện” và cũng để lôi kéo sự “đồng tình” của những người khác phục vụ cho động cơ, mục đích của mình, các đối tượng đã lợi dụng các vấn đề xã hội phức tạp như:
Vụ việc Formosa xả thải; một số vụ án kinh tế lớn có dấu hiệu vi phạm pháp luật, làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước;
Một số cán bộ suy thoái… để từ đó “quy kết” hệ thống chính trị là “yếu kém” cả về trách nhiệm và năng lực, cho rằng Đảng “phải chịu trách nhiệm” về tình trạng nói trên.
Thế nhưng, rõ ràng những “tâm thư”, “tâm nguyện”, luận điệu kể trên không thể phủ nhận được sự thật hiển nhiên về niềm tin của số đông nhân dân ta đồng lòng đi theo Đảng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với những thành tựu đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận trên cả phương diện lý luận, thực tiễn và lịch sử.
Về phương diện lý luận, vấn đề Đảng Cộng sản cầm quyền là một trong những nội dung quan trọng của Chủ nghĩa Mác – Lê-nin.
Nghiên cứu lịch sử đương đại, Mác và Ăng-ghen chỉ ra rằng, trong các xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp, giai cấp nào giành được quyền lực nhà nước sẽ trở thành giai cấp thống trị và thực hiện vai trò lãnh đạo đối với xã hội.
Kế thừa những di sản tư tưởng, quan điểm cơ bản đó trong điều kiện mới, V.I.Lê-nin đã phát triển và có những luận điểm sâu sắc về vấn đề cầm quyền của Đảng Cộng sản, trong đó khẳng định, sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết bảo đảm cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công.
Buông lỏng hoặc hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng là phạm sai lầm từ nguyên tắc, là thủ tiêu sức mạnh của nhà nước và hệ thống chính trị, tạo điều kiện cho chủ nghĩa cơ hội nổi dậy “cướp chính quyền”.
Về phương diện thực tiễn, Đảng Cộng sản Việt Nam với truyền thống đoàn kết, thống nhất, được tổ chức và hoạt động chặt chẽ theo tư tưởng, nguyên tắc của Chủ nghĩa Mác – Lê-nin, đã lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong 30 năm qua đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đưa đất nước vững bước trên con đường đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được củng cố, nâng cao.
Về phương diện lịch sử, kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, ở Việt Nam cũng có thời kỳ tồn tại đa đảng, nhưng sau đó các đảng khác đều tự giải tán do hoàn thành vai trò lịch sử và không còn cơ sở xã hội để tồn tại.
Đảng Cộng sản Việt Nam với vai trò duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam-đó là sản phẩm của sự lựa chọn mang tính khách quan của lịch sử dân tộc.
Bài học rút ra từ sự sụp đổ của chế độ Xã hội Chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu vẫn còn nguyên giá trị.
Các tầng lớp nhân dân Việt Nam nhận thức rõ rằng, không cần thiết phải thực hiện “đa nguyên chính trị”.
Và khẩu hiệu “đa đảng chính trị” chỉ là cái cớ để các thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị muốn loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm chuyển đổi chế độ Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam sang mô hình xã hội kiểu phương Tây, phá hoại sự ổn định của đất nước, xóa bỏ những thành quả mà giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc ta đã phải mất bao nhiêu xương máu mới giành được.
Vấn đề cơ bản, quan trọng lúc này là phải không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, không ngừng đổi mới, chỉnh đốn, bảo vệ Đảng, để Đảng luôn có đủ uy tín chính trị và khả năng hoàn thành nhiệm vụ do lịch sử giao phó.
Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo, cũng có những lúc Đảng phạm phải giáo điều, chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan, nhưng Đảng đã luôn nghiêm túc tự phê bình, sửa chữa khuyết điểm, tự đổi mới, tự chỉnh đốn để nâng cao uy tín chính trị, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu.
Việc Đảng ta dám thẳng thắn thừa nhận và kiên quyết sửa chữa sai lầm, khuyết điểm đã thể hiện rõ bản lĩnh chính trị và trách nhiệm cao của Đảng trước nhân dân, dân tộc.
Vì vậy, không thể vin vào một số khuyết điểm, yếu kém hiện nay trong Đảng mà đánh giá sai bản chất của Đảng, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.
Cũng không thể đồng nhất toàn bộ Đảng Cộng sản với một số cán bộ, đảng viên tham nhũng, thoái hóa, biến chất, từ đó quy chụp mọi khuyết điểm, sai lầm, tiêu cực trong xã hội cho Đảng Cộng sản Việt Nam.
Phủ nhận Đảng và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là phủ nhận một thực tế lịch sử, phủ nhận một trong những trang hào hùng nhất của lịch sử dân tộc Việt Nam; là sự xúc phạm đến tình cảm và điều thiêng liêng nhất của mỗi người Việt Nam yêu nước.
(còn nữa)
Theo Quân đội nhân dân
Đại hội XII của Đảng: Những dấu ấn nổi bật
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thành công tốt đẹp với nhiều dấu ấn nổi bật.
1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng diễn ra từ ngày 20 đến 28-1-2016, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, là sự kiện chính trị có ý nghĩa trọng đại nhất của Đảng, dân tộc và đất nước ta trong năm 2016.
2. Đại hội XII của Đảng đã nhận được hơn 248 điện, thư chúc mừng của các chính đảng, các tổ chức và bạn bè quốc tế từ khắp các châu lục trên thế giới. Đây là Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng nhận được điện, thư chúc mừng nhiều nhất so với các kỳ Đại hội truớc, thể hiện tình cảm sâu sắc của bạn bè quốc tế đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta; đồng thời, khẳng định vai trò, vị thế, uy tín của Đảng, Nhà nước, dân tộc ta trên trường quốc tế.
Phiên bế mạc Đại hội XII (Ảnh: Xuân Tuyến)
3. Chủ đề của Đại hội XII được xác định là: "Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ XHCN; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại". Chủ đề của Đại hội XII thể hiện sự đoàn kết, gắn bó, quyết tâm phấn đấu của cả nước và toàn dân tộc để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.
4. Về dự Đại hội XII của Đảng có 1.510 đại biểu và tổ chức thành 68 đoàn, trong đó có 197 đại biểu đương nhiên, 1.300 đại biểu bầu cử và 13 đại biểu được chỉ định, tăng 133 đại biểu so với Đại hội XI của Đảng. Đây là Đại hội có số lượng đại biểu đông nhất trong 12 kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng. Trong số các đại biểu về dự Đại hội, có 2 đại biểu trên 70 tuổi và 2 đại biểu dưới 30 tuổi; cao tuổi nhất là 74 tuổi và trẻ tuổi nhất là 28 tuổi; có 194 nữ; 174 người dân tộc thiểu số. Đặc biệt, có 502 đại biểu đã dự 3 Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng trở lên; trong đó có 1 đại biểu nữ tham dự 8 kỳ Đại hội là đồng chí Hà Thị Khiết, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương khoá XI.
5. Khách mời dự phiên Khai mạc và Bế mạc của Đại hội XII có các đồng chí nguyên Tổng Bí thư; nguyên Chủ tịch nước; nguyên Chủ tịch Quốc hội và nguyên Thủ tướng Chính phủ; có nhiều đồng chí nguyên ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư và các ủy viên Trung ương Đảng từ Đại hội VI trở về trước; đại diện các mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, các chức sắc tôn giáo, nhân sỹ trí thức tiêu biểu và các đoàn ngoại giao tại Hà Nội... Trong số khách mời của Đại hội XII có 12 đồng chí nguyên là Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ và Phó Chủ tịch Quốc hội.
6. Đây là Đại hội mà chất lượng của đại biểu cao nhất qua 12 kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng. Trong 1.510 đại biểu dự Đại hội có 1.509 đại biểu trình độ đại học và trên đại học, trong đó 55 giáo sư và phó giáo sư, 752 tiến sỹ và thạc sỹ; 1.501 đại biểu có trình độ lý luận chính trị cao cấp và cử nhân (99,4%); 569 đại biểu đã được nhận Huy hiệu 30 năm và 40 năm tuổi Đảng; 10 đại biểu là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng Lao động; 20 đại biểu là Nhà giáo Nhân dân và Nhà giáo Ưu tú; 15 đại biểu là Thấy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu tú; 1.000 đại biểu đã được Đảng, Nhà nước khen thưởng Huân chương các loại.
7. Với phương châm: "Đoàn kết, Dân chủ, Kỷ cương, Đổi mới", Đại hội đã thực sự phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ, đề cao trách nhiệm, thảo luận sôi nổi, thẳng thắn và tạo được sự thống nhất cao với các Dự thảo văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI trình Đại hội, gồm: Báo cáo Chính trị; Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016-2020); Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI; Báo cáo Tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI): Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay. Ngoài hơn 20 báo cáo tham luận khá sâu sắc tại hội trường, còn có gần 700 lượt ý kiến thảo luận tại các đoàn đại biểu, trong đó có một số bài tham luận được đại biểu đánh giá cao là bài phát biểu của các đồng chí: Bùi Quang Vinh, Đinh La Thăng, Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Đỗ Thị Hoàng ...
8. Đây là Đại hội đầu tiên Đảng ta thực hiện Đề án: "Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo". Trên cơ sở Đề án quy hoạch cán bộ cấp chiến lược, công tác chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021 được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ, bài bản, khoa học, thận trọng và thực sự phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cương, tạo được sự thống nhất cao của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI và của các đại biểu Đại hội.
Ban Chấp hành Trung ương khóa XII chúc mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tái cử. Ảnh: TTXVN
9. Đại hội đã dành nhiều thời gian thảo luận về công tác nhân sự, việc ứng cử, đề cử ở các đoàn và trên hội trường. Đại hội thảo luận dân chủ và bỏ phiếu kín đối với những trường hợp xin rút khỏi danh sách bầu cử với sự thống nhất cao trước khi chốt danh sách bầu cử. Đại hội chỉ bầu một lần đủ số lượng Ban Chấp hành Trung ương khoá XII gồm 200 đồng chí với số phiếu tập trung cao (đồng chí trúng cử có số phiếu thấp nhất cũng hơn 62%), trong đó có 180 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết. Đây cũng là nhiệm kỳ Đại hội bầu số lượng ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiều nhất từ trước đến nay, tăng 5 đồng chí so với nhiệm kỳ Đại hội XI. Trong số các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII có 52% tái cử; 10% nữ; 8,5% là người dân tộc thiểu số; 21% dưới 50 tuổi và tuổi bình quân chung của Ban Chấp hành Trung ương là 53 tuổi.
10. Ngày 27-1-2016, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII họp Hội nghị lần thứ nhất đã bầu Bộ Chính trị gồm 19 đồng chí; bầu Ban Bí thư gồm 3 đồng chí; bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương 21 đồng chí và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI được Đại hội bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị và tái cử chức Tổng Bí thư của Đảng nhiệm kỳ khoá XII với số phiếu tập trung rất cao (đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã tham gia Ban Chấp hành Trung ương 6 khoá và tham gia Bộ Chính trị 4 khóa). Đồng chí Trần Quốc Vượng được Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Trong số các Ủy viên Bộ Chính trị khoá XII có 12 đồng chí mới, 3 đồng chí nữ, 1 đồng chí là người dân tộc thiểu số và 1 đồng chí dưới 50 tuổi.
Theo NTD
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII: Những ấn tượng lịch sử Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa bế mạc ngày 28/1 với kết quả tốt đẹp. Đây không phải là nhận xét xuôi chiều, khuôn sáo mà là một thực tế không thể phủ nhận. Phiên bế mạc Đại hội XII (Ảnh: Xuân Tuyến) Đại hội XII diễn ra trong bối cảnh có thể nói những thách thức đặt ra...