Phía sau chuyện nữ sinh học giỏi, xinh đẹp phải nhập viện tâm thần
Thấy N. có nhiều biểu hiện muốn tự tử, gia đình phải đưa em vào bệnh viện thăm khám.
Trầm cảm là một bệnh lý nguy hiểm không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn xảy ra với trẻ em. Tuy tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em thấp hơn so với người lớn nhưng nó cũng gây ra nhiều nguy hiểm cho trẻ và gia đình.
Bác sĩ Vũ Thị Thùy Tươi, Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, cho biết có nhiều nguyên nhân gây trầm cảm ở trẻ em.
‘Không ít người nghĩ rằng, gia đình có trục trặc (ví dụ như bố mẹ ly hôn) mới gây ra trầm cảm ở trẻ. Tuy nhiên cũng có những gia đình bố mẹ không chia tay nhau nhưng cuộc sống có nhiều mâu thuẫn, phụ huynh không quan tâm đến con hoặc quan tâm sai cách, gây áp lực cho con trong học tập… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm cho trẻ’, bác sĩ Tươi cho biết.
Khu vực Khám nhi, trắc nghiệm tâm lý, điện não của Bệnh viện Tâm thần Hà Nội
Nữ bác sĩ cũng khẳng định, nếu không can thiệp sớm, chứng trầm cảm ở trẻ sẽ gây ra nhiều nguy hiểm.
Các em có thể tìm cách hủy hoại bản thân khi cảm thấy bị áp lực trong học hành và do hoàn cảnh gia đình. Trường hợp nữ sinh dưới đây là một ví dụ điển hình.
Trước khi được gia đình đưa đến bệnh viện thăm khám, N. đã dùng vật sắc nhọn rạch lên cánh tay mình. Chia sẻ với bác sĩ, em nói, mình quá bế tắc và chán nản. Hành vi rạch tay, làm mình bị thương đã khiến N. cảm thấy thoải mái hơn.
Nguyên nhân khiến nữ sinh rạch tay là do em thường xuyên bị các bạn trêu chọc ở trường. Về nhà, em lại chứng kiến cảnh bố mẹ mâu thuẫn, nhiều lần xô xát.
Từ vị trí là một học sinh giỏi của lớp, chỉ trong vòng nửa năm, N. học sa sút, em cũng không còn tham gia các hoạt động của trường như trước đây.
Thấy con gái có nhiều hiểu hiện bất thường, không chịu ăn uống, thu mình lại, mẹ em đã đưa con đến bệnh viện.
Tuy nhiên mấy ngày sau, bố mẹ em lại cãi nhau. Trong cơn nóng giận, bố em đập phá hết đồ đạc trong nhà. Người vợ nói với chồng: ‘Anh nói nhỏ thôi, con đang có vấn đề về tâm lý. Nếu nó tiêu cực, tìm đến cái chết thì sao?’.
Người bố giận giữ hét lên: ‘Tao còn muốn chết nữa là nó. Nó chết đi càng tốt’.
Video đang HOT
Câu nói trong lúc nóng giận của người bố như nhát dao cứa vào tim N. Em đứng đó, dưới chân là những mảnh thủy tinh do bố em vừa đập vỡ và ý định tiêu cực nảy ra trong đầu. N. bắt đầu muốn tìm đến cái chết.
Đó là một lần em và mẹ đang đi xe máy trên đường. Nhân lúc mẹ không để ý, N. nhảy xuống xe và định lao vào chiếc xe ô tô đang chạy trên đường. Mẹ em nhanh tay giữ được, em mới thoát chết.
Một lần khác, đang đi làm, mẹ em nhận được điện thoại của cô giáo gọi đến trường gấp vì N. đang lên sân thượng tầng 3 và có ý định nhảy xuống. Cô giáo, bạn bè khuyên can, em cũng không nghe.
Liên tục có những hành vi bất thường, gia đình đưa N. đến bệnh viện và sau khi thăm khám, xét nghiệm, bác sĩ yêu cầu N. phải nhập viện.
Giải pháp điều trị trầm cảm cho N. bao gồm liệu pháp tâm lý và sử dụng thuốc. Sau đó, tình trạng của em có nhiều chuyển biến khả quan hơn.
Bác sĩ Thùy Tươi cho biết, sự thiếu quan tâm, chăm sóc của gia đình cũng là nguyên nhân gây xáo trộn tâm lý của các em.
Chị từng tham gia tư vấn tâm lý cho B. – (14 tuổi), một học sinh nữ quê ở Hà Giang.
B. xuất hiện tại phòng tư vấn với mái tóc buông xõa, em gục đầu xuống bàn và im lặng trước tất cả các câu hỏi của bác sĩ.
Bác sĩ sau đó phải nói chuyện với phụ huynh để thu thập thông tin, dựa vào đó để tìm cách tiếp cận, trò chuyện với B.
Theo đó, B. sống với bà từ năm 6 tuổi khi bố mẹ em vào Tây Nguyên làm ăn. Mỗi năm họ chỉ về thăm con một, hai lần. Xa bố mẹ, giai đoạn phát triển về tâm sinh lý khiến B. trở nên buồn bã, chán nản. Em ít nói và sống thu mình lại.
Bệnh nhân xếp hàng nhận thuốc tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Cách đây 6 tháng, bố mẹ em trở về cùng một người em trai của B. Cuộc sống sau nhiều năm xa cách khiến B. không hòa nhập được với chính những người cùng gia đình. Bố mẹ B. cũng không biết về tính cách, sở thích của con. Bạn bè của con thế nào, việc học ở trường ra sao… đều phó mặc cho người bà.
Ngày càng thấy B. ít nói, lười ăn uống, chỉ giao tiếp duy nhất với người bà, bố mẹ em lo lắng đã đưa em đến bệnh viện để kiểm tra. Lúc này, B. đã được đánh giá là mắc chứng trầm cảm.
Bác sĩ Thùy Tươi cho biết, trầm cảm gây ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe và học tập ở trẻ em. Trẻ có thể học hành sa sút, bỏ học, sa đà vào các trò chơi, mối quan hệ xấu. Thậm chí có trẻ tìm cách hủy hoại bản thân, gây ảnh hưởng đến tính mạng.
‘Tôi thường nói với phụ huynh, các em như cái cây đang phát triển. Nếu cho cây vào phòng tối, không ánh sáng và chất dinh dưỡng, cây sẽ không phát triển thậm chí là chết.
Nếu can thiệp kịp thời, cây có thể sống lại nhưng không đạt được mức phát triển như nó vốn có’, bác sĩ nhấn mạnh.
Vì vậy, nữ bác sĩ khuyên, các bậc phụ huynh cần quan tâm đến con hơn. Đặc biệt, đừng bao giờ bỏ qua những thay đổi nhỏ của con trong sinh hoạt hằng ngày để tránh các nguy cơ về trầm cảm ở trẻ.
Nếu thấy con có những thay đổi, phụ huynh có thể đưa con đến các cơ sở y tế để thăm khám. Bác sĩ có thể đề nghị trẻ tư vấn tâm lý trước, sau đó cân nhắc dùng thuốc trầm cảm như một giải pháp bổ sung nếu trẻ không có dấu hiệu cải thiện rõ rệt.
Ngọc Trang – Nguyễn Thảo
Sự thật về lá thư của học sinh lớp 5 đang gây bão mạng "Con mong mẹ hiểu, mẹ còn đứa con gái đang sống cùng bà nội"
Lá thư da diết, mong ngóng mẹ của em K.C đang làm lay động bao người, tuy nhiên sự thật về lá thư lại gây bất ngờ.
Hai ngày vừa qua, mạng xã hội nghẹn ngào, thương cảm trước nội dung bức thư của em L.T.K.C., học sinh lớp 5 ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An gửi mẹ của mình. Trong lá thư, K.C rất buồn vì bố mẹ ly hôn, mẹ đi bước nữa, còn bố làm ăn xa nhà. Bản thân K.C phải sống cùng bà nội và lúc nào cũng mong ngóng mẹ đến thăm.
" Con chỉ mong mẹ hãy hiểu, mẹ vẫn còn một đứa con gái là con đang sống cùng bà nội mẹ nhé" và câu nói " Điều con mong muốn là mẹ luôn hạnh phúc và cũng đừng quên con mẹ nhé" đã khiến mọi người phải òa khóc nức nở.
Theo nội dung chia sẻ, K.C viết thư này để gửi cho nhà trường tham dự Cuộc thi UPU lần thứ 49 với chủ đề "Em hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống" (Tiếng Anh: Write a message to an adult about the world we live in).
Thư gửi mẹ của K.C.
Tuy nhiên, ngay sau khi gây sốt, nhiều người đã phát hiện ra lá thư này không phải do K.C viết mà được lấy từ bài mẫu viết thư UPU lần thứ 49.
Chia sẻ với chúng tôi về nội dung lá thư, cô Võ Thị Thúy, hiệu trưởng Trường tiểu học Châu Hạnh 1, Quỳ Châu, Nghệ An xác nhận đây là bức thư do em K.C, học sinh lớp 5 gửi dự thi Cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2020 do Nhà trường phát động. Hiện tại, bài dự thi của K.C vẫn đang được Nhà trường giữ.
Theo cô Thúy, trong khi tập hợp bài dự thi của học sinh, cô giáo thấy bài viết này vô cùng xúc động đã chụp ảnh lại và vô tình được mọi người quan tâm chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội. Trong chiều ngày 27/2, Ban giám hiệu nhà trường đã đến hỏi thăm gia đình em K.C.
"Chúng tôi có trò chuyện và hỏi han K.C về lá thư. K.C chia sẻ là được chị gái đang học lớp 12 hướng dẫn em tham khảo các bài viết trên mạng. Sau đó, K.C thấy một bài rất giống với hoàn cảnh của mình nên đã dựa theo để viết lại. Chỉ có khác một chi tiết là thực tế mẹ của em mù chữ, còn trong lá thư kia là mẹ em có dùng Facebook. Sau khi nhận được phản ứng trên mạng xã hội, 2 chị em cũng thấy rất buồn và tủi thân".
Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng K.C vẫn chăm ngoan, học tốt.
Mặc dù lá thư tham khảo trên mạng nhưng thực tế hoàn cảnh của K.C còn khó khăn hơn nhiều. Bản thân em là người dân tộc Thái, ở miền núi cao. Bố mẹ em ly hôn và mẹ đi làm công nhân ở Hà Nam còn bố đi làm ở miền Nam. Hiện tại, K.C ở cùng bà nội và chị gái đang học lớp 12", cô Thúy cho biết.
Cũng theo chia sẻ của cô Thúy, mặc dù không có cuộc sống đầy đủ như các bạn nhưng K.C rất chăm ngoan, năng lực loại khá, được nhận nhiều giấy khen của trường. Năm ngoái, K.C còn được giải Nhất toàn trường trong cuộc thi Nét đẹp tuổi hoa.
Bài dự thi của K.C sẽ bị hủy
Ban tổ chức Cuôc thi Viêt thư Quôc tê UPU cho biết, hiện tại vẫn chưa nhận được bài dự thi của em K.C. Tuy nhiên, theo thể lệ cuộc thi, do bài đã bị phát tán trên mạng xã hội nên chắc chắn sẽ không được tiếp tục dự thi.
"Thể lệ cuộc thi ghi rõ, tât ca bai dư thi gưi đên, bên ngoai phong bi phai co tem va dâu cua bưu điên mơi đươc tinh la hơp lê. Bên cạnh đó, BTC đam bao bao mât nôi dung cac bai dư thi trong suôt qua trinh châm thi nên bai viêt đươc share gân đây la bai chưa đươc gưi đên BTC.
Ngoài ra, nhưng bai viêt phat tan trên mang như thê nay, nêu gưi tơi BTC se bi loai nên cac bâc phu huynh va cac em hoc sinh lưu y: Không chup anh, trich nôi dung va đăng lên cac diên đan trươc khi co kêt qua cua cuôc thi", BTC cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU chia sẻ.
Theo Trí Thức Trẻ
Bí mật 3 ngày Tết của bác sĩ Việt cứu thành công bố con người Trung Quốc nhiễm nCoV Dù có nhiều kinh nghiệm chống dịch trước đây ở Việt Nam như SARS, H5N1, H1N1..., các quy trình bác sĩ Sang đều thuần thục nhưng virus corona nCoV là chủng mới, nên khi tiếp xúc bệnh nhân lần đầu, dĩ nhiên anh không phải là không lo lắng. Sáng 4/2, bác sĩ chuyên khoa I (BSCKI) Nguyễn Thanh Sang - Khoa Bệnh...