Phía sau câu chuyện VinFast tạm dừng hoạt động sản xuất ô tô
VinFast dự kiến tạm dừng sản xuất tại nhà máy sản xuất ô tô của VinFast tại Hải Phòng từ ngày 6/4.
VinFast vừa phát đi thông báo cho biết, để đảm bảo sức khỏe và sự an tâm cho người lao động, góp phần vào phòng chống dịch Covid-19 của toàn xã hội, VinFast dự kiến tạm dừng sản xuất tại nhà máy sản xuất ô tô của VinFast tại Hải Phòng từ ngày 6/4.
Trừ trường hợp cần sản xuất các thiết bị y tế phục vụ việc chống dịch Covid-19 thì nhà máy sẽ tiếp tục hoạt động. VinFast cho biết sẽ cân nhắc thời gian hoạt động trở lại dựa trên diễn biến cụ thể của dịch bệnh.
Nhà máy của VinFast tại Hải Phòng hiện đang sản xuất cả ô tô và xe máy. Có 3 mẫu ô tô đang được sản xuất là Lux SA2.0, Lux A2.0 và Fadil. 3 mẫu xe máy bao gồm Klara, Impes và Ludo.
Video đang HOT
Cùng với việc tạm ngừng sản xuất của VinFast, hôm nay, Tập đoàn Vingroup – công ty mẹ của VinFats công bố quyết định triển khai việc sản xuất máy thở các loại (Xâm nhập và Không Xâm nhập) và máy đo thân nhiệt nhằm cung ứng cho thị trường Việt Nam.
12 giờ trưa ngày 30/3/2020 Lãnh đạo Tập đoàn đã triệu tập phiên họp khẩn cấp và yêu cầu tất cả các Viện nghiên cứu của Tập đoàn dừng hết các việc hàng ngày, tập trung vào tìm kiếm và nghiên cứu các phương án để có thể sản xuất được các loại máy thở.
Các đơn vị được giao trọng trách chủ lực là Viện nghiên cứu – thiết kế Ô tô 1, Viện nghiên cứu – thiết kế Ô tô 2, Viện nghiên cứu Thiết bị Di động, Viện nghiên cứu – thiết kế Thiết bị Gia đình Thông minh, Viện nghiên cứu thiết kế Thiết bị Viễn thông, Viện nghiên cứu thiết kế Pin Thông minh, Nhà máy sản xuất Ô tô VinFast và Nhà máy sản xuất các thiết bị điện tử VinSmart, tất cả các Cán bộ Lãnh đạo Tập Đoàn và các ban phòng chuyên môn có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ và được yêu cầu làm việc trực tiếp điện thoại 24/24.
Dự kiến các lô linh kiện của Máy thở Không Xâm nhập đầu tiên sẽ về đến nhà máy sau 2 tuần nữa và sau 4 tuần sẽ có các lô linh kiện của Máy thở Xâm nhập. Một ngày sau khi đủ linh kiện VinFast sẽ cho xuất xưởng các loại máy thở để chuyển Bộ Y Tế, Bộ Khoa học Công nghệ thẩm định và cấp chứng nhận chất lượng trước khi đưa vào sử dụng tại các cơ sở Y tế trên toàn quốc.
Các máy máy đo thân nhiệt đã được sản xuất thử nghiệm thành công với chi phí linh kiện chỉ 16 triệu VNĐ, thấp hơn hàng chục lần so với các máy đo thân nhiệt trên thị trường hiện nay. Giá linh kiện dự kiến của các Máy thở Không Xâm nhập khoảng 22 triệu đồng, với máy Xâm nhập là 160 triệu đồng.
Pha Lê
ADB: Thiệt hại toàn cầu của Covid-19 có thể lên tới 4,1 tỷ USD, tương đương gần 5% GDP toàn cầu
"Không có ai có thể nói đại dịch Covid-19 có thể lan rộng như thế nào, và việc ngăn chặn có thể mất nhiều thời gian hơn dự kiến", ông Yasuyuki Sawada, nhà kinh tế trưởng của ADB, cho biết trong báo cáo.
Chi phí của đại dịch Covid-19 có thể lên tới 4,1 nghìn tỷ USD, tương đương gần 5% GDP toàn cầu. Mức độ thiệt hại sẽ tùy thuộc vào sự lây lan của bệnh qua châu Âu, Mỹ và các nền kinh tế lớn khác, Ngân hàng Phát triển châu Á ADB cho biết.
Nếu dịch bệnh được ngăn chặn trong thời gian ngắn hơn, thế giới có thể hạn chế thiệt hại tới 2 nghìn tỷ USD, tương đương 2,3% sản lượng toàn cầu, ADB cho biết trong báo cáo Triển vọng phát triển châu Á được công bố hôm 3/4/2020. Khu vực châu Á đang phát triển, bao gồm cả Trung Quốc, chiếm từ 22% đến 36% tổng chi phí của đại dịch.
"Không có ai có thể nói đại dịch Covid-19 có thể lan rộng như thế nào, và việc ngăn chặn có thể mất nhiều thời gian hơn dự kiến", ông Yasuyuki Sawada, nhà kinh tế trưởng của ADB, cho biết trong báo cáo. "Có khả năng Covid-19 sẽ gây ra giảm phát và và khủng hoảng tài chính nghiêm trọng".
ƯỚC TÍNH TÁC ĐỘNG TOÀN CẦU CỦA COVID-19 % GDP THIỆT HẠI (TỶ USD) Thời gian ngăn chặn ngắn hơn, cú sốc nhu cầu nhỏ hơn -2.3 2.013 Thời gian ngăn chặn lâu hơn, cú sốc nhu cầu lớn hơn -4,8 4.090
Vào ngày 6/3, ADB đã ước tính sự bùng phát virus có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế thế giới 349 tỷ USD và cắt giảm tốc độ tăng trưởng toàn cầu tới 0,4 điểm %. Kể từ đó, tâm chấn của virus đã chuyển từ Trung Quốc sang châu Âu và Mỹ, với số ca nhiễm toàn cầu hiện nay đã lên đến khoảng 1 triệu người.
Hoàng An
Sau Ford, Toyota, TC Motor và Honda, đến lượt Nissan Việt Nam quyết định tạm dừng sản xuất Sau Ford, Toyota, TC Motor và Honda, đến lượt Nissan Việt Nam quyết định tạm dừng sản xuất, lắp ráp ô tô kể từ ngày 5/4 cho đến khi có thông báo mới của Chính phủ. Ảnh minh họa. Theo thông tin từ TTXVN, sau Ford, Toyota, TC Motor và Honda, đến lượt Nissan Việt Nam quyết định tạm dừng sản xuất, lắp...