Phía sau cái bắt tay nồng ấm giữa lãnh đạo Mỹ – Pháp
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã trở thành nguyên thủ quốc gia đầu tiên thăm cấp nhà nước Mỹ kể từ khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống năm 2017. Động thái thắt chặt quan hệ giữa 2 lãnh đang thu hút sự chú ý của thế giới.
Vợ chồng Tổng thống Mỹ Donald Trump đón tiếp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và phu nhân (Ảnh: Getty)
Theo BBC, các chiến lược về xây dựng quan hệ của ông Macron đã hơn một lần gây bất ngờ cho giới quan sát chính trị.
Vài tuần sau khi nhậm chức Tổng thống Pháp, ông Macron đã bỏ qua hàng loạt lãnh đạo từ các nước đồng minh chủ chốt của Paris để mời Tổng thống Nga Vladimir Putin trở thành nguyên thủ nước ngoài đầu tiên công du Pháp trong nhiệm kỳ của ông. Ông Macron cũng nhận lời mời tới thăm Nga vào tháng 5 tới, dù gần đây mới hạ lệnh tấn công đồng minh của Moscow ở Trung Đông là Syria.
Các chuyên gia và nhà phân tích giờ đây đang đổ dồn sự chú ý vào mối quan hệ giữa ông Macron và ông Trump thời gian gần đây.
Hai nhà lãnh đạo có nhiều sự khác biệt từ tầm nhìn chính trị, các giá trị cốt lõi, phong cách cũng như cá tính, nền tảng chính trị, mối quan tâm và ngay cả cách sử dụng các phương tiện truyền thông. Dù vậy, điện Elysée đã mô tả mối quan hệ giữa 2 chính trị gia “rất thân thiết”. Hai nhà lãnh đạo cũng thường xuyên trao đổi thẳng thắn thông qua các cuộc điện đàm. Giới quan sát cho rằng Mỹ dường như đã đưa Pháp lên trên Anh và Đức để trở thành đối tác chính của Mỹ ở châu Âu.
Thực tế là, chính ông Macron, mà không phải là Thủ tướng Anh Theresa May hay Thủ tướng Đức Angela Merkel, là nguyên thủ đầu tiên thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ sau khi ông Trump nhậm chức. Ông Macron được mời tới quốc yến của Mỹ, cũng như sẽ có bài phát biểu chính thức trước Quốc hội Mỹ.
Video đang HOT
Tổng thống Macron chào mừng Tổng thống Trump trong chuyến công du Pháp hồi năm ngoái. (Ảnh: Getty)
Tuy có nhiều điểm khác biệt nhưng ông Macron và ông Trump vẫn có những điểm chung. Cả 2 nhà lãnh đạo đều có những chiến lược làm thay đổi hệ thống chính trị ở 2 nước. Họ đều là những người thẳng thắn và đều muốn thể hiện hình ảnh mạnh mẽ.
Sở dĩ, Pháp có thể nhanh chóng trở nên thân thiết hơn với Mỹ dường như là do hai nước chưa phải là đồng minh quá khăng khít với Washington từ trước đó. Paris chưa có cái gọi là tầm nhìn chung giữa 2 nhà lãnh đạo từ 2 nước. Điều này khác với Anh và Đức, khi các nhà lãnh đạo của London và Berlin từ lâu đã xây dựng tầm nhìn chung với các lãnh đạo Mỹ trước đó.
Giới quan sát cho rằng việc Pháp và Washington xích lại gần nhau dường như là vì lợi ích của 2 bên nhiều hơn là một tầm nhìn chung cho thế giới. Hiện tại, những lợi ích chung này bao gồm vấn đề an ninh và chống khủng bố. Rõ ràng Paris vẫn cần Washington cùng hợp sức đẩy lùi vấn nạn này.
Cách tiếp cận của ông Trump với vấn đề an ninh cũng trợ giúp chương trình nghị sự của ông Macron ở châu Âu. Ông Trump từng kêu gọi các quốc gia châu Âu tăng mức ngân sách quốc phòng lên 2% GDP. Ông Macron đã cam kết sẽ đạt được mục tiêu đó vào năm 2025. Ông cũng đang tiến hành vận động để châu Âu có quyền tự chủ cao hơn trong các vấn đề an ninh và quốc phòng.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng ông Macron còn phải làm nhiều hơn nữa trong mối quan hệ thân thiết với ông Trump. Gần đây ông Macron cho biết ông đã thuyết phục Mỹ tiếp tục ở lại Syria nhưng Nhà Trắng đã lên tiếng từ chối đề xuất này. Hơn thế nữa, dù đã có rất nhiều kỳ vọng, nhưng Pháp dường như vẫn chưa có đủ ảnh hưởng với ông Trump trong những quyết định ảnh hưởng tới cục diện thế giới như vấn đề biến đổi khí hậu, hiệp định hạt nhân với Iran hay vấn đề Jerusalem.
Trong chuyến thăm Mỹ lần này, ông Macron và Pháp hy vọng sẽ thảo luận với Mỹ về những sự khác biệt trong chính sách và có thể sẽ có một văn bản những khuyến nghị với Washington. Chương trình nghị sự giữa 2 lãnh đạo dự kiến cũng bao gồm các vấn đề về thương mại, xuất nhập khẩu và tình hình Syria.
Theo BBC, cho dù những mục tiêu trên có thể chưa đạt được, nhưng chuyến thăm lần này của ông Macron vẫn có ý nghĩa lớn. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống, ông Macron đã cam kết khôi phục lại vị trí của Pháp trên trường quốc tế và trách nhiệm của Paris trong các vấn đề trên thế giới.
Sự thân thiết giữa ông và ông Trump theo một cách nào đó có thể giúp Pháp nâng cao vị thế và tăng sức ảnh hưởng của Paris. Nhưng giới chuyên gia cũng cảnh báo ông Macron nên cẩn trọng vì có thể làm “mếch lòng” những cử tri ủng hộ ông do Tổng thống Trump dường như là chính trị gia có phong cách khó đoán và có thể đưa ra những quyết định gây tranh cãi.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Đức kiên quyết không hùa theo tấn công Syria
Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết hôm 12.4 rằng một loạt biện pháp cần được xem xét để giải quyết cuộc khủng hoảng Syria. Tuy nhiên, bà khẳng định, các lực lượng của Đức sẽ không tấn công quân đội hay các lực lượng chính phủ Syria khác.
Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định Đức sẽ không tấn công Syria. Ảnh: Sputnik.
Thủ tướng Angela Merkel cũng nói rằng "điều quan trọng là phải cho thấy sự đoàn kết ở Syria" đồng thời cảnh báo, "rõ ràng" chính phủ Syria đã không phá hủy toàn bộ kho vũ khí hóa học như đã đồng ý năm 2013.
"Đức sẽ không tham gia vào một chiến dịch quân sự có thể xảy ra. Tôi muốn nói rõ rằng, không có quyết định nào cả. Nhưng chúng tôi chứng kiến và ủng hộ việc này, rằng mọi thứ đang được triển khai để gửi tín hiệu rõ ràng việc sử dụng vũ khí hóa học là không thể chấp nhận được", Thủ tướng Angela Merkel cho biết hôm 12.3.
Những lo ngại về cuộc tấn công của Mỹ vào Syria đã dấy lên sau khi ông Donald Trump cảnh báo sẽ phóng các tên lửa "thông minh" vào quốc gia Trung Đông này.
Tổng thống Mỹ đe dọa tấn công Syria để đáp trả cuộc tấn công vũ khí hóa học vào dân thường ở Douma, Đông Ghouta hồi cuối tuần trước với cáo buộc cuộc tấn công do lực lượng của chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad tiến hành dù Damascus đã nhiều lần phủ nhận.
Năm ngoái, Mỹ đã gần 60 tên lửa hành trình tomahawk vào một căn cứ không quân Syria ở tỉnh Homs sau một vụ tấn công hóa học. Các chuyên gia nhận định, lần này, Mỹ có thể tiến hành một cuộc tấn công ở quy mô lớn hơn.
Như vậy, Đức đã chủ động đứng bên lề trong việc tham gia chiến dịch của Tổng thống Donald Trump chống Damascus. Trong khi đó, Anh và Pháp đã nổi lên như những ứng viên có khả năng nhất cho liên minh quân sự với Mỹ chống Tổng thống Bashar al-Assad.
Thủ tướng Anh Theresa May hôm 12.4 đã triệu tập cuộc họp khẩn các thành viên nội các. Bà đang chịu sức ép cần phải có sự cho phép của quốc hội nếu muốn cùng Pháp và Mỹ tấn công Syria. Tuy nhiên, nếu nội các "bật đèn xanh", bà có thể không cần sự cho phép của quốc hội.
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 12.4 tuyên bố có bằng chứng xác nhận chính phủ ông Assad liên quan tới vụ tấn công học tuần trước, nhưng chưa công bố kế hoạch gì về việc tấn công Syria.
THANH HÀ
Theo Laodong
Vì sao Anh tập hợp được liên minh ra "đòn hội đồng" với Nga? Thủ tướng Theresa May thường rơi vào thế "lạc lõng" tại châu Âu vì Anh sắp không còn là thành viên của EU, nhưng trong vụ cựu điệp viên Nga nghi bị đầu độc, nhà lãnh đạo Anh đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ châu Âu để tạo thành một liên minh đối đầu với Moscow. Thủ tướng Anh Theresa...