Phía sau bức ảnh chụp bệnh nhân đầu tiên được ghép gan ở Việt Nam
Đó là bức ảnh chụp cô bé 9 tuổi với dây truyền chằng chịt trên cơ thể, âu yếm vuốt má cha của mình – người vừa hiến một phần lá gan để giúp con kéo dài sự sống.
Nguyễn Thị Diệp – bệnh nhân được ghép gan đầu tiên của Việt Nam đã ra đi ở tuổi 26. Cô bé 9 tuổi đã sống thêm 17 năm cùng với lá gan của cha. Khi còn sống, Diệp vẫn gọi GS.TS Đỗ Tất Cường, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Quân y 103, bằng tên gọi thân thương “ông Cường”. Đây cũng là người đã cùng cô bé vượt qua ca ghép gan lịch sử. Ông dành cho Zing cuộc chia sẻ về nữ bệnh nhân mà ông xem như người thân của mình.
Cô bé hồn nhiên, khát khao sống
- Nguyễn Thị Diệp là ca ghép gan đầu tiên ở nước ta. Đây hẳn là một bệnh nhân đáng nhớ đối với giáo sư?
- Ca ghép gan diễn ra vào ngày mùng 10 Tết năm 2004. Thời điểm đó, tôi là Phó giám đốc Bệnh viện Quân y 103. Tôi được GS.TS Phạm Gia Khánh – Giám đốc Học viện Quân y – giao nhiệm vụ cùng các đồng nghiệp chuẩn bị trước ghép và chịu trách nhiệm hồi sức cho bệnh nhân trong khi ghép cũng như toàn bộ quá trình điều trị sau đó.
Sau ca ghép, tôi ở liền trong viện suốt một tháng, cùng các bác sĩ và điều dưỡng khoa Hồi sức thay phiên nhau để theo dõi diễn biến của bé Diệp cũng như người cha cho gan. Diệp vẫn thường gọi tôi là “ông Cường”. Bé rất quý và nghe lời tôi.
Tôi và bé có nhiều kỷ niệm. Hồi đó, cô bé không chịu cho người khác chụp ảnh. Kể cả khi Chủ tịch nước Trần Đức Lương vào thăm, bé khóc rất to và không cho chụp ảnh. Cuối cùng, chủ tịch nước phải bảo dừng chụp ảnh lại. Khi tôi hỏi lý do thì bé bảo không muốn bị chụp trong khi mình đang xấu xí, người đầy dây dợ như thế này.
Rồi tôi bảo con nên nghe lời ông, chụp ảnh cùng cha và thể hiện sự trân trọng, biết ơn đối với sự hy sinh của cha mình. Nghe vậy, con liền đồng ý chụp. Khi chụp ảnh 2 cha con Diệp, tôi nói bé giơ tay lên vuốt má cha. Lúc này là 7 ngày sau ghép. Người cha đã khỏe, đi lại bình thường, Diệp cũng ổn định. Đó là bức ảnh để đời, chứa đựng tình yêu thương không chỉ của người cha đã cho gan mà còn là sự biết ơn của đứa trẻ 9 tuổi với người đã sinh ra bé lần 2.
Sau khi bé ra viện, GS.TS Phạm Gia Khánh, GS.TS Lê Bách Quang và tôi về tận nhà thăm gia đình cháu. Cha của Diệp sau đó còn sinh thêm một bé trai nữa. Năm 2017, tôi trở lại Học viện Quân y tham dự và có báo cáo tại Hội nghị tổng kết thành tựu 25 năm ghép tạng Việt Nam. Thấy tôi, cháu Diệp chạy vội đến và ồm chầm lấy. Đó là những tình cảm tự nhiên đáng quý, không chỉ khi cô bé 9 tuổi. Khi đã trưởng thành hơn, cháu vẫn giữ nguyên sự hồn nhiên đó khiến tôi cảm động.
Bức ảnh cha con Diệp do “ông Cường” chụp say 7 ngày ghép gan cho cô bé. Ảnh: GS Đỗ Tất Cường.
- Còn những khó khăn ông cùng đồng nghiệp phải đối mặt lúc đó như thế nào?
- Đối với ghép gan nói riêng hay các tạng khác nói chung, Học viện Quân y đều chuẩn bị rất kỹ. Chúng tôi được sang nước ngoài học về kỹ thuật. Khi về nước, chúng tôi bắt tay vào làm. Tuy nhiên, đây là ca ghép gan đầu tiên, tức chúng tôi chưa hề có kinh nghiệm dù trước đó đã thành công với ghép thận. Các chuyên gia Nhật Bản đã sang hỗ trợ.
Sau ca ghép, họ rời đi, chỉ để lại một người nhưng cũng nhanh chóng về nước. Một trong những khó nhất là ở miền Bắc chưa định lượng được nồng độ thuốc ức chế miễn dịch loại mới cho bệnh nhân ghép gan nên phải gửi vào Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) để nhờ làm. Trong khoảng thời gian chờ kết quả xét nghiệm nồng độ thuốc, chúng tôi phải dựa vào dấu hiệu lâm sàng của bệnh nhân để điều chỉnh liều thuốc.
Tôi nhớ mãi lần duy nhất rẽ về nhà tạm biệt cha trước khi ông cụ đi nước ngoài. Khi mâm cơm vừa dọn lên, tôi được đồng nghiệp báo tin Diệp lên cơn co giật. Tôi vội mặc áo mà không kịp cài khuy, lái xe chừng hơn 7 km, khi rẽ tôi mới nhận ra chưa kịp mở gương xe, thật may không có sự cố gì.
Lúc đó, tôi vô cùng lo lắng, không biết chuyện gì xảy ra, có nguy hiểm tới tính mạng của bệnh nhân không. Đến nơi, khoác áo vô khuẩn, đeo khẩu trang, đội mũ, tôi vội bế cháu lên xe để sang Bệnh viện Quân y 103 chụp não. May mắn, cháu không bị tổn thương ở não, cũng không phải do quá nồng độ thuốc. Đó chỉ là một cơn động kinh. Sau khi điều trị cho cháu ổn định, một điều dưỡng mới lo cho tôi bát mì tôm lúc đêm muộn.
Diệp đòi hỏi gì chúng tôi đều đáp ứng. Có lúc cô bé đòi khoai mà phải ăn ngay. Nhưng để đảm bảo an toàn, sau khi mua về, chúng tôi đưa vào khử khuẩn rồi mới cho cháu ăn. Diệp dỗi, phải dỗ mãi mới chịu ăn. Còn các bác sĩ, điều dưỡng thì hầu như không ăn đúng bữa. Trời thì rét, lúc xong việc, cơm canh có khi đã lạnh ngắt. Thấy vậy, GS.TS Lê Năm (Giám đốc Viện Bỏng Quốc gia lúc đó) liền cấp cho một chiếc nồi cơm điện để cơm bớt nguội hơn.
Video đang HOT
Nhưng chuyện bác sĩ bị đói là bình thường. Thấy bệnh nhân tiến triển tốt, mọi mệt mỏi dường như đều tan biến. Từ những ca đầu tiên như vậy, mình vừa học, vừa làm. Chúng tôi luôn tâm niệm mỗi bệnh nhân như là một “người thầy”. Mình học hỏi xong lại truyền lại cho thế hệ sau, cứ thế để tạo nên một ê-kíp vững mạnh như bây giờ.
GS.TS Đỗ Tất Cường, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Quân y 103, gọi điện cho người thân của Nguyễn Thị Diệp . Ảnh: HQ.
“Ông Cường ơi, cháu muốn được học ngành y”
- Ấn tượng của giáo sư về Diệp như thế nào?
- Trong gia đình Diệp, ngoài người cha tự nguyện hiến gan còn có ông nội của bé, cũng là người rất trách nhiệm, tình cảm. Lúc đó, chúng ta chưa từng ghép gan, song ông nội động viên cha của Diệp khi đã đồng ý hiến gan. Đó không chỉ là tình yêu thương con vô bờ bến, sự hy sinh mà còn là niềm tin với y học. Đó là điều chúng tôi rất trân quý.
Diệp khi đó là cô bé 9 tuổi hồn nhiên, mang đầy sự hy vọng. Bé mong muốn được ghép gan. Bé tâm sự với “ông Cường” về khát khao đi học – ước mơ tưởng chừng rất bình thường. Chúng tôi đã cố gắng để hiện thực giấc mơ đó cho bé bằng nỗ lực của y học, là sự hy sinh, đánh đổi chứ không chỉ là tiền bạc. Diệp mong muốn được học ngành y. Ước muốn đó cũng được các giáo sư của Học viện Quân y hỗ trợ. Sau này, Diệp trở lại viện làm việc, tiếp tục sự nghiệp chăm sóc bệnh nhân.
Hơn một năm trước, tôi có gặp Diệp. Lúc đó, cô bé vẫn còn khỏe. Cháu còn kể với tôi rằng đang yêu. Tôi mừng cho cháu.
Bức ảnh GS Đỗ Tất Cường bế bé Diệp lúc 9 tuổi. Suốt một tháng sau ca ghép gan lịch sử, GS Cường luôn túc trực bên cạnh cô bé. Ảnh: HQ.
- Cảm xúc của ông khi nghe tin bệnh nhân của mình qua đời?
- Tôi nghe tin từ đồng nghiệp. Cách đây không lâu, tôi đã vào khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 103, để thăm Diệp. Lúc tôi vào, da cô bé rất vàng. Diệp rất muốn ghép gan lần 2. Nhưng cháu xuất hiện phình mạch lớn trong gan, hệ thống tĩnh mạch trong gan giãn, dần dẫn đến xơ gan, lại ghép đã lâu và trên nền teo đường mật bẩm sinh nên việc ghép gan lần 2 rất khó.
Nếu Diệp có thể sống thêm nhiều năm, đó không chỉ là mong muốn của cháu và gia đình mà còn là kỳ vọng của y học. Khi bệnh nhân không qua khỏi, không thầy thuốc nào mong muốn. Diệp mất đi là nỗi đau mất mát không gì bù đắp nổi của gia đình. Chúng tôi – các thầy thuốc từng chăm sóc cháu cũng đau. Khi nhận được tin, tôi cảm giác như một khoảng lặng dù biết điều đó sẽ xảy ra nếu Diệp không được ghép gan lần nữa.
Dù cháu Diệp mất rồi, đây vẫn là ca ghép gan đầu tiên thành công nhất của nước ta. Cô bé là bệnh nhân ghép gan sống được lâu nhất khi đã bước sang năm thứ 17. Đó là quãng thời gian có thể không dài nhưng đủ để cô bé 9 tuổi được tái sinh. Diệp đã có cơ hội lớn lên, được đi học, trở thành dược sĩ trung cấp và được làm ở Bệnh viện Quân y 103 – Học viện Quân y như giấc mơ của mình.
Từ câu chuyện của Diệp, các thầy thuốc càng thấy trách nhiệm của mình làm sao để bệnh nhân có thể sống lâu hơn, chất lượng hơn. Dù 17 năm đã có thể thỏa mãn ước nguyện của Diệp nhưng sâu thẳm chúng tôi muốn được nhiều hơn thế nữa.
Ghép tạng là đỉnh cao của y học. Việt Nam những năm gần đây đã tiến hành ghép tim, tụy, tụy – thận, phổi. Gần nhất là Học viện Quân y đã ghép ruột thành công. Mới đây Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) còn ghép thành công 2 tay cho một thanh niên. Điều đó mang lại hạnh phúc vô giá cho người bệnh.
Chúng tôi mong muốn sẽ có nguồn tạng nhiều hơn cho người bệnh, nếu không được ghép chắc chắn họ không sống được hoặc chất lượng cuộc sống rất khó khăn. Hiện nay, người chết não hiến tạng chưa đến 10%. Hàng nghìn người bệnh đang rất cần nguồn tạng từ những người này.
Trong ghép tạng, cánh cửa này khép lại, cánh cửa khác lại mở ra. Đã có những gia đình đồng ý cho người thân không may bị chết não hiến tạng để mang lại cuộc sống cho nhiều người. Đó là những nghĩa cử rất cao cả, nhân văn, thật đáng trân trọng và biết ơn.
Những ca ghép tạng đặc biệt trong lịch sử y học Việt Nam
Từ sau ca ghép thận đầu tiên năm 1992, các bác sĩ Việt Nam đã không ngừng nỗ lực trong hành trình hồi sinh bệnh nhân giữa ranh giới sự sống và cái chết.
Ghép tạng là kỹ thuật khó. Thậm chí, sau khi phẫu thuật thành công, bệnh nhân đối mặt nhiều nguy hiểm nếu cơ thể thải ghép, tạng mới không tương thích. Việt Nam thực hiện ca ghép tạng đầu tiên muộn so với thế giới nhưng đã có những bước tiến đáng ghi nhận.
Ca ghép thận đầu tiên tại Việt Nam
Ngày 4/6/1992, ca ghép thận đầu tiên Việt Nam được tiến hành tại Bệnh viện Quân y 103, Hà Nội. Bệnh nhân là thiếu tá Vũ Mạnh Đoan, 40 tuổi (thời điểm ca phẫu thuật diễn ra), bị suy thận giai đoạn cuối. Ông được ghép thận từ người tặng là em trai ruột Vũ Mạnh Toàn (28 tuổi).
Ca phẫu thuật do các thầy thuốc, y bác sĩ của Bệnh viện Quân y 103 (Hà Nội) thực hiện cùng sự hỗ trợ từ chuyên gia nước ngoài. Sự kiện này đã đánh dấu mốc son phát triển mới của nền y học Việt Nam, mở ra cánh cửa hồi sinh cho những bệnh nhân đứng trên bờ vực sống - chết.
Giáo sư Lê Thế Trung (thứ hai từ phải sang) cùng các bệnh nhân ghép thận đầu tiên (ảnh phải) và buổi họp chuẩn bị ca ghép thận đầu tiên, tháng 2/1992 tại Học viện Quân y (ảnh trái).
Tháng 11 cùng năm, tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), ca ghép thận thứ hai cũng được thực hiện. Liên tiếp sau đó, nhiều ca phẫu thuật tương tự thành công, cho thấy nỗ lực của y, bác sĩ Việt Nam trong ngành ghép tạng.
Tháng 7/1993, GS.TS Lê Thế Trung và các y bác sĩ của Học viện Quân y, thực hiện ca ghép thận cho anh Lê Thanh Nghiêm (33 tuổi, ở Tuy Hòa, Phú Yên) - bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cuối. Người hiến tạng là chị ruột của bệnh nhân - bà Lê Thị Như (42 tuổi).
Ca phẫu thuật đánh dấu kỷ lục lần đầu tiên Việt Nam thực hiện ghép tạng mà không có sự trợ giúp từ chuyên gia nước ngoài. 27 năm trôi qua, ông Nghiêm đã bước sang tuổi 40, còn bà Như 49 tuổi. Sức khỏe của hai người đều ổn định. Ông Nghiêm còn có thêm một người con gái.
Kể từ những ca ghép tạng trên, bác sĩ Việt Nam thực hiện nhiều cuộc phẫu thuật hồi sinh cho bệnh nhân viêm, suy thận. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia (VNCCHOT), Bộ Y tế, từ năm 1992 đến 2012, các thầy thuốc Việt Nam đã thực hiện 933 ca. Trong đó, nước ta chỉ có Bệnh viện Quân y 103 thuộc Học viện Quân y, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Huế và một vài cơ sở khác đủ khả năng thực hiện các cuộc phẫu thuật ghép tạng khó khăn.
16 tiếng ghép gan cho cô bé 9 tuổi
Sáng 31/1/2004, y học Việt Nam ghi nhận thêm kỷ lục mới đó là ca ghép gan đầu tiên. Bệnh nhân là Nguyễn Thị Diệp (sinh năm 1995, ở Nam Định). Cô bé bị bệnh teo đường mật bẩm sinh và gặp biến chứng. Nếu không ghép gan, tình trạng của bệnh nhân rất nguy kịch. Người bố 31 tuổi - ông Nguyễn Văn Phòng - tình nguyện hiến một phần lá gan cho con gái.
Ca ghép tạng được tiến hành tại khoa Phẫu thuật tạo hình, Học viện Quân y 103, dưới sự giúp đỡ của bác sĩ người Nhật Masatoshi Makuuchi cùng ê-kíp 12-14 chuyên gia đầu ngành của Việt Nam từ Học viện Quân y, Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai.
Bệnh nhân Nguyễn Thị Diệp và bố.
Người chỉ huy ca ghép gan đầu tiên tại Việt Nam chính là GS.TS Lê Thế Trung. Thời điểm đó, ê-kíp hơn 100 người gồm chuyên gia, bác sĩ phẫu thuật, y tá, thức liên tục hàng chục giờ, túc trực cho ca đại phẫu. Theo giáo sư, tiến sĩ thầy thuốc nhân dân Đỗ Tất Cường - nguyên Giám đốc Bệnh viện Quân y 103 - toàn bộ ê-kíp sẵn sàng từ 5h và thức trọn đêm mới hoàn thành xong ca phẫu thuật. Sau đó, họ không ngơi nghỉ dù chỉ một phút, theo dõi bệnh nhân để kịp thời xử lý.
"Nếu mệt quá, chúng tôi chia nhau tựa lưng vào ghế tranh thủ chợp mắt một lúc. Ghép gan không giống thận. Chúng tôi không được sử dụng máy hỗ trợ. Vì vậy, chúng tôi liên tục túc trực để đảm bảo ổn định cho người cho - nhận. Gần như không ai dám ngủ và đều bị áp lực tâm lý cực kỳ lớn", GS.TS Đỗ Tất Cường nhớ lại.
Sau 16 giờ cân não, Nguyễn Thị Diệp đã được hồi sinh. Chi phí của ca ghép gan này là 2,6 tỷ đồng. Cô gái 25 tuổi sau đó có sức khỏe ổn định, tốt nghiệp Trung cấp Quân y và công tác tại nơi đã hồi sinh mình.
Tuy nhiên, một năm gần đây sức khỏe của Diệp chuyển biến xấu, bị xơ hóa toàn bộ gan. Rạng sáng 29/11, Nguyễn Thị Diệp đã qua đời.
Ca ghép tim đầu tiên
Trên thế giới, ca ghép tim đầu tiên được thực hiện vào năm 1967. Bệnh nhân là Louis Washkansky, 53 tuổi. Ca phẫu thuật được thực hiện tại Bệnh viện Groote Schuur, Cape Town, Nam Phi.
Tuy nhiên, chỉ sau 18 ngày, bệnh nhân qua đời vì chứng viêm phổi kép. Vào những năm 1970, các loại thuốc chống thải ghép tạng tốt hơn ra đời, giúp việc phẫu thuật trở nên khả thi hơn.
Ông Bùi Văn Nam vào thời điểm thực hiện ca ghép tim đầu tiên của Việt Nam. Ảnh: Bệnh viện Quân y 103 .
Tại Việt Nam, đến năm 2010, các y bác sĩ mới thực hiện thành công kỹ thuật khó khăn này. Đơn vị thực hiện ca phẫu thuật phức tạp và cũng rất nhiều rủi ro đó là Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y.
Sáng 17/6/2010, ca ghép tim đầu tiên tại Việt Nam lấy từ người cho chết não đã thực hiện thành công. Bệnh nhân là ông Bùi Văn Nam, 48 tuổi (thời điểm ghép tim), ở Nam Định.
Trải qua gân 2 tiếng trong phòng mổ, ê-kíp bác sĩ đã hồi sinh cho người đàn ông này. Trái tim người mất đã một lần nữa đập nơi lồng ngực của ông Nam và giúp Việt Nam viết tên mình lên bản đồ số ít nước trên thế giới ghép thành công cơ quan này trên người.
Để có được thành tựu đó, hơn 20 bác sĩ của Bệnh viện Quân y 103 đã lên đường sang tu nghiệp tại nước ngoài, tìm cách đưa kỹ thuật này về Việt Nam. Trong thời gian chờ tạng cho bệnh nhân, ê-kíp chuyên gia phải thực hành ghép trên 3 con lợn - động vật có cấu tạo gần giống người nhất. Cả 3 ca phẫu thuật đều thành công. Ca sống lâu nhất sau ghép tim là 72 giờ.
Lần đầu tiên Việt Nam ghép ruột từ người cho sống
Ngày 31/10, Bệnh viện Quân y 103 thực hiện thành công ca ghép ruột từ người sống đầu tiên tại Việt Nam. Đó là bệnh nhân L.V.T. (26 tuổi) được ghép ruột từ mẹ đẻ và N.V.D. (42 tuổi) nhờ anh trai hiến ruột. Cả hai trường hợp này đều thuộc tình trạng nghìn cân treo sợi tóc, cơ hội sống rất mong manh nếu không được ghép tạng.
Thế giới hiện chỉ có 20 quốc gia thực hiện được kỹ thuật ghép ruột từ người cho sống. Trong đó, ca đầu tiên được thực hiện vào năm 1988 và là tạng cuối cùng được ghép thành công cho đến nay.
Ca ghép ruột tại Việt Nam được hỗ trợ bởi các chuyên gia Nhật Bản. Ảnh: Bệnh viện Quân y 103.
Ca phẫu thuật ghép ruột thành công một lần nữa cho thấy bước tiến của ngành ghép tạng tại Việt Nam. Theo Trung tướng, GS.TS Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y: "Đến nay, chúng tôi có thể ghép thành công tạng thứ 6. Hiện thế giới chỉ có 61 trung tâm ghép ruột ở 19 nước với khoảng 1.000 ca được triển khai. Việt Nam trở thành quốc gia thứ 20 ghép ruột thành công. Đây là thành tựu trong ghép tạng cũng như đem lại tương lai tươi sáng cho bệnh nhân".
Tháng 9, y học Việt Nam ghi nhận kỷ lục mới trong ngành ghép tạng. Lần đầu tiên trong lịch sử, chỉ 13 ngày (từ 30/8 đến 12/9), các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) đã thực hiện tới 23 ca ghép tạng, gồm 3 tim, 4 gan và 16 thận. Trong đó, 15 tạng từ người cho chết não. Tất cả ca ghép đều có kết quả thuận lợi.
Những con số trên cho thấy thành tích đáng nể của đội ngũ y, bác sĩ Việt Nam, như giáo sư, tiến sĩ Phạm Gia Khánh, nguyên Giám đốc Học viện Quân y, từng khẳng định: "Chúng ta đã theo kịp kỹ thuật ghép tạng thế giới".
Bệnh nhân đầu tiên ghép gan ở Việt Nam qua đời Thời gian gần đây, bệnh nhân được phát hiện có tình trạng men gan tăng cao, xơ gan. Các bác sĩ đã nỗ lực điều trị nhưng các dấu hiệu không thuyên giảm. Trưa 29/11, trao đổi với VietNamNet, đại diện Bệnh viện Quân y 103 xác nhận thông tin nữ bệnh nhân Nguyễn Thị Diệp, bệnh nhân đầu tiên tại Việt Nam...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hàng loạt ca viêm kết mạc vào bệnh viện ở TPHCM, bác sĩ cảnh báo "nóng"

Các biện pháp khắc phục tại nhà cho bệnh vảy nến

Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh điều trị thành công nhiều ca bệnh nặng

Bệnh nhân suy hô hấp nặng, nguy kịch do lao phổi tái phát

Mẹ bầu tắm nắng có lợi cho trẻ mắc bệnh đa xơ cứng

Bảo đảm cung ứng đủ thuốc điều trị bệnh cúm

Nâng cao nhận thức về rủi ro của rượu để người tiêu dùng tự ra quyết định đúng đắn

Một số bệnh dễ mắc khi thời tiết nồm ẩm

Ứng dụng khoa học và công nghệ trong nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo

Thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe mắt

Điểm sáng trong cấp cứu, điều trị các ca bệnh nặng ở tuyến huyện

Thêm 1 người ở huyện Long Thành bị chó dại cắn
Có thể bạn quan tâm

Hoảng hốt khi thấy cánh hoa nổi lềnh bềnh trong bát canh, tôi lao vào nhà tắm và phát hiện ra sự nhầm lẫn tai hại của mẹ chồng!
Góc tâm tình
07:16:16 22/02/2025
Esports Việt đón bước ngoặt lịch sử, cộng đồng cũng liên tưởng nhiều "tương lai đẹp"
Mọt game
07:10:09 22/02/2025
Náo loạn khắp Weibo: "Tiểu tam" chối đây đẩy chuyện hẹn hò Hoàng Cảnh Du, "chính thất" lên tiếng dằn mặt!
Sao châu á
06:33:46 22/02/2025
Muốn phát triển chiều cao cho con, hãy làm món ăn này: Chỉ mất khoảng 20 phút, rất tốt cho tỳ vị, dễ tiêu hóa và ngon miệng
Ẩm thực
06:29:06 22/02/2025
Hoa anh đào nở rộ tại Hong Kong (Trung Quốc)
Thế giới
06:28:25 22/02/2025
Vì sao "Nữ tu bóng tối" của Song Hye Kyo nhận cà chua thối?
Hậu trường phim
06:25:29 22/02/2025
Thương hiệu kinh dị đình đám 'Final Destination' sẽ trở lại vào mùa hè 2025
Phim âu mỹ
06:20:56 22/02/2025
Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng
Tin nổi bật
00:25:59 22/02/2025
Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô
Lạ vui
00:13:14 22/02/2025
HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới
Sao thể thao
23:58:31 21/02/2025