Phía sau bản án chung thân của cựu Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng
Ông Nguyễn Thế Anh (cựu Đại tá, cựu Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang, cựu Phó Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, cựu Phó Chánh Văn phòng thuộc Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) bị tuyên án chung thân về hai tội “Nhận hối lộ” và “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép”.
Ông Thế Anh bị xét xử tại phiên toà sơ thẩm vụ án buôn lậu, nhận hối lộ, tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài và không tố giác tội phạm liên quan nhiều cựu sĩ quan Cảnh sát biển và Bộ đội Biên phòng khu vực phía Nam liên quan đến đường dây buôn lậu gần 200 triệu lít xăng (trị giá gần 2.800 tỷ đồng) của Toà án Quân sự Quân khu 7 vừa kết thúc ngày 15/7.
Ông Nguyễn Thế Anh tại phiên toà.
Quá trình xét xử vụ án này, trong khi các bị cáo khác đều nhận tội và xin giảm nhẹ hình phạt thì hai bị cáo không nhận tội, đó là ông Nguyễn Thế Anh và ông Nguyễn Văn An (em họ ông Nguyễn Thế Anh, bị tuyên phạt 15 năm tù về tội “Nhận hối lộ”). Cáo trạng của Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương xác định, khi được trùm buôn lậu xăng Phan Thanh Hữu (SN 1957, Giám đốc Công ty TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh) nhờ bao che, ông Nguyễn Thế Anh đã đồng ý và nhận hối lộ. Nhưng ông Nguyễn Thế Anh không trực tiếp nhận tiền hối lộ mà thông qua em họ của mình là Nguyễn Văn An để nhiều lần nhận tiền của Phan Thanh Hữu. Sau khi Phan Thanh Hữu bị bắt, nhằm che giấu hành vi phạm tội của mình, ông Nguyễn Thế Anh đã hướng dẫn, đưa tiền và thông qua mối quan hệ của mình để tổ chức cho Nguyễn Văn An trốn ra nước ngoài.
Từ khi thẩm vấn đến tranh luận tại phiên toà, ông Nguyễn Thế Anh luôn kêu oan và phủ nhận cáo buộc của Viện kiểm sát. Ông nói không quen biết và chưa bao giờ nhận tiền từ Phan Thanh Hữu. Thậm chí, ông còn cho rằng, bị ép cung, buộc phải nhận những gì không có, những gì không làm. Ông Nguyễn Thế Anh phân trần, quá trình điều tra, ông bị mớm cung, ép cung dẫn đến lời khai tại cơ quan điều tra không thể hiện cho ý chí của ông, đồng thời phủ nhận việc quen biết trùm buôn lậu xăng Phan Thanh Hữu, và không nhận tiền hối lộ. Nhưng khi đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên toà yêu cầu đưa ra chứng cứ để chứng minh vô tội thì ông Nguyễn Thế Anh lại không có chứng cứ gì.
Đối đáp quan điểm của ông Nguyễn Thế Anh, đại diện Viện kiểm sát nhấn mạnh: “Không có cán bộ tiến hành tố tụng nào có thể mớm cung, ép buộc những người thân thiết, những người đồng chí khai báo về nhau. Cũng không có cán bộ tiến hành tố tụng nào muốn làm xấu đi hình ảnh của đồng chí, đồng đội mình, nhất là trong vụ án này có những sĩ quan cao cấp trong Quân đội nhân dân”. Đại diện Viện kiểm sát nhấn mạnh, các bản hỏi cung của ông Nguyễn Thế Anh do Cơ quan điều tra Công an tỉnh Đồng Nai chủ trì đều có sự tham gia của đại diện Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng. Và mỗi khi thực hiện xong việc hỏi cung, ông Nguyễn Thế Anh đều được xem và đồng ý ký xác nhận, điều này hoàn toàn khách quan.
Video đang HOT
Đại diện Viện kiểm sát khẳng định, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố với nhiều đối tượng phạm tội cả trong và ngoài Quân đội nhân dân. Do đó, hoạt động điều tra luôn được tiến hành đầy đủ, khách quan, toàn diện mới đi đến kết luận của vụ án. “Bị cáo Nguyễn Thế Anh trải qua thời gian dài trong công tác, đấu tranh phòng, chống tội phạm và đã có nhiều công và thành tích. Xin hỏi, ai có thể mớm cung, ép cung bị cáo? Trong trại giam, bị cáo xin giám thị giấy bút để tự viết ra những suy nghĩ trong lòng thì ai có thể viết thay bị cáo?”, đại diện Viện kiểm sát nêu rõ.
Nói lời sau cùng trước khi Hội đồng xét xử nghị án, ông Nguyễn Thế Anh gửi lời cảm ơn Hội đồng xét xử đã cho ông được tự bào chữa và đối đáp với đại diện Viện kiểm sát. Dù vậy, ông Nguyễn Thế Anh vẫn cho rằng, đại diện Viện kiểm sát chưa đối đáp đầy đủ những thắc mắc của ông khi trả lời còn chung chung. Ông nói, bản thân đã có 30 năm phục vụ trong Quân đội nhân dân, mặc dù không trực tiếp cầm súng chiến đấu nhưng quá trình công tác đã phải đương đầu với nhiều loại tội phạm… Hội đồng xét xử khẳng định, quá trình điều tra, ông Nguyễn Thế Anh từng khiếu nại đối với hành vi tố tụng của một số điều tra viên và kiểm sát viên. Và những khiếu nại đó đã được cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết đúng quy định và kết luận, hành vi của những người tiến hành tố tụng trong vụ này là đúng quy định pháp luật. Khiếu nại của ông Nguyễn Thế Anh là không có cơ sở.
Bản án sơ thẩm của Toà án Quân sự Quân khu 7 xác định, trong quá trình công tác, ông Nguyễn Thế Anh đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thông qua em họ là Nguyễn Văn An nhiều lần nhận tiền từ trùm buôn lậu xăng Phan Thanh Hữu với tổng số tiền 560.000 USD và 6,2 tỷ đồng. Lý do ông Nguyễn Thế Anh nhận tiền hối lộ của Phan Thanh Hữu để “bảo kê” cho đường dây buôn xăng lậu của Phan Thanh Hữu và đồng phạm.
Tử hình bị cáo buôn ma túy, phá còng bỏ trốn khi được điều trị tại bệnh viện
Sau khi bị bắt, Vàng Seo Trắng được đưa đến bệnh viện điều trị bệnh cao huyết áp. Lợi dụng sơ hở, Vàng Seo Trắng phá còng tay rồi trốn vào rừng.
Xét xử Vàng Seo Trắng cùng 22 đồng phạm về các tội mua bán trái phép chất ma túy, che giấu tội phạm, chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy, trốn khỏi nơi giam giữ - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG
Ngày 13-7, TAND tỉnh Đắk Nông mở phiên tòa xét xử sơ thẩm Vàng Seo Trắng cùng 22 đồng phạm về các tội mua bán trái phép chất ma túy, che giấu tội phạm, chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy, trốn khỏi nơi giam giữ.
Theo hồ sơ vụ án, ngày 6-3-2021, cơ quan chức năng bắt quả tang Vàng Seo Trắng (52 tuổi, trú phường Quảng Thành, TP Gia Nghĩa) và Thào Thị Pàng (28 tuổi, trú tại xã Quảng Phú, huyện Krông Nô) đang có hành vi mua bán trái phép 2 bánh heroin.
Mở rộng điều tra, lực lượng công an bắt thêm Giàng Thị Dí (38 tuổi, trú tại xã Quảng Phú) và 20 đồng phạm có liên quan.
Ngày 7-3-2021, sau khi bị bắt, do Vàng Seo Trắng có tiền sử bị huyết áp cao nên được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông điều trị. Lợi dụng sơ hở, Vàng Seo Trắng phá còng tay rồi trốn vào rừng.
Mặc dù biết rõ Trắng bán ma túy bị bắt và trốn nhưng Lý Thị Chá (vợ của Trắng) và một số người khác vẫn chuẩn bị quần áo, ủng, tiền, điện thoại để giúp Trắng bỏ trốn. Những người này còn liên hệ với một số đối tượng không rõ nhân thân lai lịch để tìm cách đưa Trắng vượt biên qua Campuchia để lẩn trốn sang Thái Lan.
Đến tối 16-5-2021, Trắng đến khu vực cầu Đạ Sal thuộc xã Đạ Sal, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng để tìm cách trốn về TP.HCM thì bị cơ quan công an phát hiện, bắt giữ.
Viện KSND tỉnh Đắk Nông truy tố Vàng Seo Trắng về tội mua bán trái phép chất ma túy và tội trốn khỏi nơi giam giữ, 22 bị can khác bị truy tố các tội mua bán trái phép chất ma túy, chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy và tội che giấu tội phạm.
Trắng cùng đồng phạm được áp giải đến tòa bởi lực lượng chức năng đông đảo - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG
Sau cùng, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông tuyên án tử hình với Vàng Seo Trắng, Thào Thị Pàng. Ngoài ra còn 4 người khác cũng bị tuyên án tử hình là Thào A Say, Giàng Thị Mỵ, Giàng Thị Vua và Giàng A Mua.
17 bị cáo còn lại có 7 người chịu mức án chung thân, 2 người chịu mức án 20 năm tù giam, 8 người có liên quan đến việc che giấu tội phạm phải chịu mức án từ 1 năm đến 2 năm 6 tháng tù.
'Ông trùm' buôn lậu xăng dầu vắng mặt đầu phiên tòa xét xử 2 cựu thiếu tướng cảnh sát biển Theo thông báo của thư ký phiên tòa, "ông trùm" buôn lậu xăng dầu Phan Thanh Hữu và Nguyễn Hữu Tứ đã vắng mặt trong buổi đầu xét xử sơ thẩm hai cựu thiếu tướng cảnh sát biển nhận hối lộ cùng các đồng phạm, vì "kẹt xe". Các bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm sáng 12-7 - Ảnh: Thông...