Phía Hàn Quốc xác nhận Sơn Tùng M-TP không ‘đạo nhạc’
Cục nghệ thuật biểu diễn cho rằng không có cơ sở để không cho phép phổ biến bài hát “Chắc ai đó sẽ về” của tác giả Nguyễn Thanh Tùng (Sơn Tùng M-TP).
Ngày 21/11, Cục nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa – Thể thao và du lịch đã có văn bản nêu ý kiến về bài hát Chắc ai đó sẽ về của ca sĩ Nguyễn Thanh Tùng (Sơn Tùng M-TP) gửi thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và du lịch Vương Duy Biên.
Văn bản do phó cục trưởng Đào Đăng Hoàn ký cho biết người đại diện công ty quản lý ca sĩ Jung Yong Hwa đã gửi thư điện tử xác nhận ca khúc Chắc ai đó sẽ về của ca sĩ Sơn Tùng M-TP không ăn cắp bản quyền.
Ca sĩ Jung Yong Hwa là tác giả bài hát Because I miss you.
Theo văn bản này, sau khi kiểm chứng, so sánh và xem xét trên cơ sở hồ sơ và những tài liệu liên quan gửi kèm theo mà Cục nghệ thuật biểu diễn nhận được ngày 18/11, Cục nghệ thuật biểu diễn đưa ra ý kiến:
“Xét về nội dung 2 bài hát:
Về hòa âm, Chắc ai đó sẽ về có ghi ký hiệu hòa âm rõ ràng trên bản nhạc. Bài hát Because I miss you tác giả không ghi ký hiệu hòa âm.
Về nhịp điệu, hai bài cùng sử dụng nhịp điệu Slow Rock 6/8 với tốc độ nốt đen bằng 48/giây và giọng hát chủ đạo là Đô trưởng.
Video đang HOT
Về giai điệu hoàn toàn khác nhau.
Về lời ca, không có sự giống nhau về ý nghĩa văn học và ngôn ngữ thể hiện.
Nội dung bài hát Chắc ai đó sẽ về của tác giả Nguyễn Thanh Tùng (Sơn Tùng M-TP) không vi phạm những điều cấm, quy định tại nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 5-10-2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu”.
Văn bản cũng đưa ra dẫn chứng bức thư điện tử do Kwon Woo Min đại diện cho FNC Entertainment (Công ty quản lý nghệ sĩ có trụ sở tại Hàn Quốc, trong đó có Jung Yong Hwa) khẳng định:
“Chúng tôi nhận thấy tuy có sự tương đồng như về quy trình lập trình, giai điệu… Nhưng chúng tôi không xem đây là vấn đề ‘ăn cắp bản quyền’ đối với bản thu âm này”.
Hai bản nhạc của hai bài hát Chắc ai đó sẽ về và Because I miss you do Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam cung cấp.
Bức thư điện tử này được dịch từ tiếng Hàn Quốc và đã được Chi nhánh văn phòng luật sư Phans ở Hà Nội ký xác nhận.
Vì thế, Cục nghệ thuật biểu diễn cho rằng: “Không có cơ sở để không cho phép phổ biến bài hát Chắc ai đó sẽ về của tác giả Nguyễn Thanh Tùng (Sơn Tùng M-TP). Cục nghệ thuật biểu diễn kính đề nghị Thứ trưởng Vương Duy Biên chỉ đạo các đơn vị có liên quan cấp phép phổ biến bài hát trên”.
Liên quan đến vụ việc này, chiều 28/11, đại diện Bộ Văn hóa – Thể thao và du lịch cùng với Cục bản quyền tác giả, Cục điện ảnh, Cục nghệ thuật biểu diễn và các nhạc sĩ, các nhà chuyên môn, nhà quản lý đã có một cuộc họp.
Ông Phan Đình Tân, Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa – Thể thao và du lịch cho biết cuộc họp đã đưa ra kết luận: “Về âm hưởng hai bài hát có những nét gần giống nhau, tuy nhiên chưa có ai khiếu nại, tố cáo, đồng thời phía Hàn Quốc cũng xác nhận ca khúc Chắc ai đó sẽ về không phải là ca khúc ăn cắp bản quyền.
Bản thân ca sĩ Sơn Tùng cũng khẳng định, giai điệu và ca từ bài Chắc ai đó sẽ về là do anh ta sáng tác và cũng thừa nhận phần beat (bản phối) là không phải của anh ta.
Hơn nữa, trong quy định của luật pháp nước ta chưa có những quy định để xử lý những vụ việc như thế này ngay được.
Vì thế, theo luật, không thể khẳng định bài hát Chắc ai đó sẽ về đạo nhạc. Phương án tốt nhất đưa ra là có thể thay thế bản nhạc đó bằng một bản nhạc khác, còn nếu để bản nhạc hiện tại, ca sĩ phải nói rõ nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến bản nhạc kia, chứ không thể lẳng lặng mà làm được”.
Trước đó, giữa tháng 11/2014, một hội đồng thẩm định gồm nhiều nhạc sĩ tên tuổi có văn bản đề nghị Cục bản quyền tác giả (thuộc Bộ Văn hóa – Thể thao và du lịch) cấm lưu hành ca khúc Chắc ai đó sẽ về của Sơn Tùng M-TP vì đạo nhạc.
Mới đây, 3 ca khúc của ca sĩ Sơn Tùng là Chắc ai đó sẽ về, Nắng ấm xa dần và Em của ngày hôm qua đã bị gỡ khỏi một số trang nghe nhạc trực tuyến vì lý do bản quyền.
Theo Tuổi trẻ
Vấn nạn trong quyền tác giả ở Việt Nam
Theo GS.TSKH Hồ Ngọc Đại, Việt Nam không nằm ngoài những khó khăn trong việc quản lý quyền tác giả cũng như các vi phạm liên quan tới bản quyền, sở hữu trí tuệ.
Tại hội thảo với chủ đề Quản lý tập thể quyền sao chép trong môi trường số do Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam (VIETTRO) phối hợp cùng Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam tổ chức đã diễn ra ngày 25/11 tại Hà Nội, GS. TSKH Hồ Ngọc Đại, Chủ tịch VIETTRO đã nêu bật vai trò quan trọng của Internet trong xã hội hiện đại, các cơ hội do nó mang lại cũng như những thách thức đối với việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, đặc biệt là việc bảo hộ quyền tác giả, và các biện pháp để bảo vệ hữu hiệu hơn các quyền trên trong bối cảnh sự bùng nổ công nghệ số.
GS.TSKH Hồ Ngọc Đại.
GS.TSKH Hồ Ngọc Đại cho rằng cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng về Internet, việc khai thác, sử dụng các sản phẩm công nghệ số ở Việt Nam ngày càng cao bởi sự tiện ích và tiến bộ của nó. Như các nước khác, Việt Nam không nằm ngoài những vấn nạn, khó khăn trong việc quản lý quyền tác giả cũng như các vi phạm liên quan đến bản quyền, sở hữu trí tuệ. Đặc biệt là khó khăn trong quản lý sao chép dưới hình thức sao chụp, và sử dụng số sau khi tác phẩm đã được xuất bản.
Ông Vũ Ngọc Hoan, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền đã chỉ sự phức tạp về nhiều mặt của quản trị tập thể quyền sao chép trong môi trường số và những vấn đề chính cần nghiên cứu giải quyết để chuẩn bị cho hoạt động này. Ông cũng nhấn mạnh tới tầm quan trọng của quyền tác giả trên Internet, làm rõ tác động của công nghệ số đối với sao chép, quyền sao chép và quản trị tập thể các quyền đó.
Sơn Tùng M-TP được nhắc đến gần đây với scandal đạo beat lấy trên internet.
Trong khi đó, với tham luận Về quản trị tập thể quyền sao chép trong môi trường số, ông Đỗ Khắc Chiến, nguyên Phó cục trưởng Cục Bản quyền tác giả đã tóm tắt một số vấn đề quan trọng nhất có liên hệ trực tiếp tới Internet. Ông Chiến cho rằng Quản trị tập thể trong môi trường số là vấn đề hoàn toàn mới ở Việt Nam.
Ông Chiến chỉ ra sự phức tạp về nhiều mặt của quản trị tập thể quyền sao chép trong môi trường số, nêu ra những vấn đề chính cần nghiên cứu giải quyết như phải nghiên cứu về hoạt động quản trị tập thể quyền sao chép trong môi trường tương tự (truyền thông). Nghiên cứu tác động của môi trường số đối với quyền sao chép và quản trị tập thể quyền sao chép...Hội thảo cho thấy vai trò quan trọng của công tác quản lý tập thể quyền sao chép trong môi trường số, đồng thời, nhằm chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả thực thi quản lý tập thể quyền sao chép tác phẩm trong môi trường số.
Theo T.Lê/ Vietnamnet
Nhạc sĩ Hồng Kiên: 'Sự dễ dãi biến nghệ sĩ thành kẻ cắp' "Một cái tặc lưỡi, một cái gật đầu cho qua, một chút dễ dãi biến người nghệ sĩ thành kẻ cắp" - nhạc sĩ Hồng Kiên lên tiếng về việc đạo nhạc. - Là một người hoat động lâu năm trong lĩnh vực âm nhạc, anh nghĩ sao trước vấn nạn đạo nhạc đang khiến khán giả và những nhà quản lý bức...