Phí trông xe siêu rẻ, ô tô tràn ra đường
Trung tâm TPHCM vốn đã chật chội nay càng chật chội hơn bởi hàng nghìn ô tô đỗ tràn lan dưới lòng đường. Trong khi đó, các bãi giữ ô tô vắng tanh.
5.000 đồng/ngày
Chiều 14/11, trong giờ cao điểm, hàng trăm ô tô các loại nối đuôi đỗ kín hai bên đường Hai Bà Trưng (đoạn từ đường Lê Duẩn đến đường Đông Du, quận 1). Lối đi bị thu hẹp, chỉ còn hơn 3m. Cả biển người chen lấn, nhích từng chút qua khu vực trên.
Bà Nguyễn Thị Hương, bán thuốc lá góc đường Hai Bà Trưng – Nguyễn Siêu (quận 1) đọc vanh vách biển số các ô tô dừng đỗ từ sáng sớm đến chiều tối các ngày trong tuần. “Con đường bây giờ càng hẹp hơn. Hầu như ngày nào cũng ùn tắc, nhất là giờ cao điểm sáng và chiều” – bà Hương nói.
Quảng trường trước trụ sở UBND TPHCM, cả chục ô tô biển số xanh lẫn trắng đỗ nghênh ngang. Đường Lê Lợi (từ chợ Bến Thành đến đường Nguyễn Huệ), hàng trăm ô tô đỗ san sát thành nhiều hàng dưới lòng đường.
Cách đó chưa đầy trăm mét, bãi giữ xe của khách sạn Rex (quy mô hai tầng hầm) rộng cả nghìn m2chỉ chứa khoảng 10 ô tô, trong đó hầu hết là xe của… khách sạn.
Ô tô đỗ tràn lan trên đường
Vì sao ô tô không vào bãi mà đỗ tràn ra đường, gây ùn tắc giao thông? Theo Phó Chủ tịch UBND quận 1 Nguyễn Thành Kiên, hiện nay, nhu cầu đỗ ô tô tại trung tâm quận 1 rất cao nên TPHCM cho phép đỗ xe có thu phí trên một số tuyến đường.
Video đang HOT
Tuy nhiên, mức thu phí đỗ ô tô chỉ 5.000 đồng/lượt, thấp hơn 1/4 lần mức phí tại các bãi giữ xe (do UBND TPHCM ban hành) nên nhiều ô tô dừng đỗ rất lâu (từ 7 – 22 tiếng mỗi ngày).
Ông Hà Phước Thắng, Phó Chủ tịch UBND quận 3 cho biết qua khảo sát, các bãi giữ xe tại các cao ốc chỉ đạt 30% công suất vì phần lớn ô tô chọn lòng đường làm nơi đỗ cho rẻ.
Trên nhiều tuyến đường không cho phép đỗ xe thu phí, chủ ô tô vẫn lén lút dừng đỗ như đường Phù Đổng Thiên Vương, Tản Đà, Lương Hữu Khánh, Lý Tự Trọng, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Hữu Cảnh… Đường Lý Tự Trọng dù đã treo băng rôn “cấm đậu xe”, song nhiều lái xe lờ đi.
Sẽ thí điểm thu phí theo giờ
Để ngăn chặn ô tô tràn ra đường, mới đây, theo đề xuất của UBND quận 1, UBND TPHCM đã chấp thuận chủ trương thí điểm thu phí ô tô theo giờ.
Theo ông Trần Vĩnh Tuyến, Chủ tịch UBND quận 1, thu phí theo giờ không phải để tăng nguồn thu mà chủ yếu phục vụ người dân có nhu cầu thực sự và tránh tình trạng dừng đỗ quá lâu gây ách tắc giao thông.
Đề xuất tăng lệ phí đăng ký mới ô tô con gấp 10 lần
Ngày 14/11, UBND TPHCM đã có tờ trình HĐND TPHCM về ban hành mức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp mới giấy đăng ký kèm biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Theo đó, đề nghị áp dụng mức lệ phí cao nhất khi cấp mới giấy đăng ký kèm biển số với ôtô con dưới 10 chỗ là 20 triệu đồng (hiện là 2 triệu đồng) xe máy từ 1-4 triệu đồng (hiện là 500 – 2 triệu đồng, tùy giá trị xe)…
Theo mức phí UBND quận 1 đề xuất, thì với ô tô dưới 16 chỗ, 2 giờ đầu thu 10.000 đồng, mỗi giờ tiếp theo thu 10.000 đồng. Ô tô từ 16 đến dưới 30 chỗ: 2 giờ đầu thu 15.000 đồng, mỗi giờ tiếp theo thu 15.000 đồng. Đối với ô tô từ 30 chỗ trở lên: 2 giờ đầu thu 20.000 đồng, mỗi giờ tiếp theo thu 20.000 đồng.
Trong khi chờ HĐND TPHCM thông qua, UBND quận 1 kiến nghị thí điểm trên 9 tuyến đường.
Theo Sở GTVT, về lâu dài, để tạo cơ sở pháp lý thu phí đỗ ô tô theo giờ, Sở Tài chính phải phối hợp với Sở Tư pháp tham mưu UBND TPHCM kiến nghị Bộ Tài chính điều chỉnh Thông tư số 97/2006/TT-BTC theo hướng thu phí dừng, đỗ ô tô theo thời gian thay vì theo số lần đỗ xe và thu theo phương pháp lũy tiến.
Vừa qua, căn cứ kết luận thanh tra của Bộ GTVT, UBND TPHCM đã bỏ bớt 16 tuyến đường và hiện nay chỉ còn 37 tuyến đường cho phép đậu xe dưới lòng đường có thu phí.
Tuy nhiên, nhiều tuyến đường có bề rộng không đạt yêu cầu, như hẻm 781 Lê Hồng Phong và hẻm 16 Trần Thiện Chánh (quận 10), tuyến đường Lê Ngô Cát (quận 3)…
Theo Thông tư 04/2008 của Bộ Xây dựng, điều kiện cấp phép giữ xe là lòng đường hai chiều tối thiểu 10,5m, lòng đường một chiều tối thiểu 7,5m.
Theo 24h
'Choáng' với giá gửi xe ngày đại lễ
Vừa rút vé lấy xe, Nam phát hoảng khi nghe người trông xe "hét" giá 150 nghìn. Nằn nì, mặc cả mãi Nam đành bấm bụng rút 100.000 đồng trả tiền trông xe chưa đầy... 2 tiếng đồng hồ.
Hà Nội những ngày này lúc nào cũng đông nghìn nghịt người, nhất là những khu vực tổ chức sự kiện mừng đại lễ. Lợi dụng tình hình đó, nhiều điểm trông xe mặc sức hét giá "cắt cổ", vô tư "chém" nhân dịp... "ngàn năm có một" này.
Dù biết bị chém, nhưng nhiều người dân vẫn phải bấm bụng trả tiền vì: "Không gửi thì biết để xe ở đâu?", Chị Hoa, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội nói.
"Đắt nhưng không xắt ra miếng", những điểm trông xe này phần đông là do nhà dân tự phát hoặc ngang nhiên sử dụng vỉa hè, quây thừng làm chỗ giữ xe. Vé xe hiếm khi được in ấn, đánh số đàng hoàng, thường được cắt từ vỏ bao thuốc lá, bìa cát-tông, thậm chí mặt sau tờ vé số được xé nham nhở làm 3, làm 4 cũng được tận dụng triệt để.
Tại những điểm trông xe vỉa hè trên đường..., cạnh công viên nước Hồ Tây, nơi diễn ra "Liên hoan ẩm thực Hà Thành", giá vé gửi xe trung bình là 30.000 đồng/ xe máy, đắt gấp 10 lần so với quy định của nhà nước. Nếu khách hàng nào thắc mắc, ngay lập tức bị 2, 3 thanh niên khuôn mặt dữ dằn quát: "Không thích gửi thì biến. Thiếu quái gì người gửi". Thậm chí, có phóng viên giơ máy ảnh lên chụp còn bị những bảo vệ này cầm mũ bảo hiểm... đuổi đánh.
Tuy nhiên, so với những điểm gửi xe tại khu vực nội thành "chật chội" hơn, 30.000 đ/ xe máy còn là... quá rẻ.
Nguyễn Thành Nam, sinh viên ĐH Bách Khoa nhăn nhó kể: "Hôm trước em cùng nhóm bạn gửi xe ở phố Hàng Bài xem..... . Chưa đầy 2 tiếng sau quay lại thì người giữ xe "hét" 150.000 đồng/ xe máy. Phải mặc cả, năn nỉ mãi anh ta mới đồng ý nhận 100.000/xe. Đúng là "giết người không dao".
Còn anh Nguyễn Văn Tuấn, Hà Đông, Hà Nội bức xúc kể: "Tối hôm mùng 7 đang đi đến khu vực bờ Hồ thì bị chặn đường. Tôi dừng lại gửi xe để xem lễ duyệt binh luôn. Lúc lấy xe thì nhà xe đòi 70.000 đồng. Biết có cãi cũng chả được, đành phải bấm bụng rút ví trả cho xong".
"Nên chọn những chỗ gửi xe tin cậy, hoặc vào những nhà xe công, siêu thị, bệnh viện, cơ quan... Trường hợp đi chơi tối, trước khi gửi xe tốt nhất là nên hỏi giá trước. Nếu không bắt taxi đi là tiện nhất, đỡ phải lo chỗ gửi xe, vừa phiền hà, vừa không an toàn mà lại đỡ khoản chặt chém", Nguyễn Thu Thủy, Đống Đa, Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm.
Hiện thành phố đã công bố công khai 3 số điện thoại đường dây nóng: 04.39424451; 04.38217922; 0913211997. Người dân khi tham dự các hoạt động của đại lễ, muốn phản ánh những tiêu cực trong công tác tổ chức hoặc nạn trông giữ xe chặt chém có thể gọi đến đó để phản ánh...
Lê Trang
Theo BĐVN
Thông xe một ngày, cầu vượt đã lộn xộn Sáng 15/11, sau hơn 1 ngày cầu vượt Lê Văn Lương - Láng Hạ chính thức thông xe, nhiều xe cộ vẫn di chuyển lộn xộn, vi phạm giao thông ngay trên cầu. Mặc dù có biển chỉ dẫn nhưng nhiều xe vẫn cố tình đi ngược chiều, lấn đường, đi bộ ngang đường, quay đầu xe. Các xe vì ngại đi xa...