Phí tham quan đảo Lý Sơn
Thông tin thu phí tham quan đảo Lý Sơn nhận được nhiều luồng ý kiến khác nhau.
Lý Sơn mỗi năm đón 170 ngàn lượt du khách, trong đó có 2.000 khách quốc tế. Ảnh minh họa/INT
Tháng 7/2019, Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi thông qua Nghị quyết quy định mức thu, chế độ thu, quản lý và sử dụng phí tham quan trên địa bàn huyện Lý Sơn nhưng vì tình hình dịch bệnh nên tạm hoãn từ đó đến nay.
Mới đây, chính quyền huyện Lý Sơn nhắc lại chuyện này và sẽ tiến hành thu phí vào năm 2024. Thông tin này lập tức nhận được nhiều luồng ý kiến khác nhau.
Có ý kiến cho rằng cần phải thu phí tham quan để dùng số tiền đó sửa sang lại các điểm di tích và dọn rác phục vụ cho chính du khách. Lại cũng có ý kiến không đồng tình với việc thu phí này vì ở Lý Sơn, cơ sở hạ tầng quá yếu, khâu phục vụ cũng không được như các nơi khác, giờ lại thu phí thì sẽ mất khách…
Video đang HOT
Ý kiến nào cũng đưa ra những lý lẽ để bảo vệ cho quan điểm ủng hộ hoặc phản đối của mình. Riêng chính quyền huyện Lý Sơn thì … kiên quyết thu. Vì nếu thu với mức 80.000 đồng cho một khách tham quan ở đảo Lớn và 20.000 đồng cho khách tham quan đảo Bé thì mỗi năm ước thu được 8 tỷ đồng, trừ 30% lương cho đơn vị vận hành bán vé thì ngân sách huyện sẽ có thêm 5,6 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền trên sẽ phục vụ trực tiếp cho việc trùng tu, bảo vệ, sửa sang các điểm tham quan và vệ sinh môi trường.
Chính quyền huyện đảo Lý Sơn cũng nói rõ là số “phí tham quan” chỉ áp dụng cho khách du lịch còn khách đi công tác sẽ miễn hoặc giảm tùy theo từng đối tượng. Nếu phương án trên đây được triển khai như quyết tâm của huyện Lý Sơn thì bắt đầu từ Tết Dương lịch 2024 này, khách ra đảo Lý Sơn phải tốn thêm 100.000 đồng nếu thăm cả 2 đảo Lớn và đảo Bé.
Thực ra số tiền trên không lớn đối với một du khách khi muốn khám phá hòn đảo này chỉ vì… mê các miệng núi lửa hoặc muốn có một tấm ảnh check-in Cổng Tò Vò hay tận mắt xem Chùa Hang như thế nào chẳng hạn.
Điều mà đa số ý kiến không đồng tình với chuyện thu phí này còn băn khoăn là liệu sau một vài năm có nguồn thu ổn định mà các điểm di tích vẫn luộm thuộm hoặc cả đảo ngập trong rác thải thì khách sẽ không đến Lý Sơn nữa!
Lý Sơn mỗi năm đón 170 ngàn lượt du khách, trong đó có 2.000 khách quốc tế (số liệu năm 2023). Đây cũng là hòn đảo mà số lượng di tích văn hóa, lịch sử khá đậm đặc với 25 di tích được xếp hạng, trong đó có 4 di tích cấp quốc gia cùng với nhiều thắng cảnh độc đáo.
Đặc biệt, hòn đảo này còn trầm tích trong lòng nó câu chuyện lịch sử 300 năm kể từ khi cha ông mở cõi về phương Nam, trong đó có việc bảo vệ chủ quyền lãnh hải quần đảo Hoàng Sa.
Với những gì mà Lý Sơn có được như thế, đủ sức để hấp dẫn du khách thì việc thu phí tham quan cũng không có gì phải bàn tới bàn lùi. Vấn đề ở chỗ, các nhà quản lý hòn đảo này cần học tập chính quyền Hội An tỉnh Quảng Nam trong việc “lấy du lịch nuôi du lịch”.
Cù Lao Chàm của Hội An là hòn đảo không nhiều điểm tham quan và các di tích lịch sử, văn hóa dày đặc như Lý Sơn mà họ vẫn bán vé tham quan với giá 70.000 đồng/khách.
Thế nhưng chẳng ai nói mắc hay rẻ vì đây là hòn đảo sạch, trong lành thực sự từ cách ứng xử của người dân với khách lẫn môi trường trên đảo. Đây cũng là hòn đảo đầu tiên ở Việt Nam nói không với túi ni lông hơn 10 năm nay.
Lý Sơn nên học Hội An chứ không phải đi đâu cho xa trước khi quyết định thu phí tham quan.
Kiên Hải (Kiên Giang) thu hút đầu tư, tạo điểm nhấn cho du lịch
Nhằm khai thác lợi thế về biển, huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, đang huy động nhiều nguồn lực để xây dựng, nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng, cải tạo môi trường, cảnh quan để thu hút du lịch.
Huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang) nằm phía tây nam của Tổ quốc, gồm 23 đảo lớn nhỏ. Hiện nay, các đảo như Hòn Sơn, Nam Du đã và đang thu hút đông đảo du khách.
Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2021 - 2025, Kiên Hải tích cực huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm, nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ nhằm thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế, phát triển kinh tế biển, đảo, trong đó có du lịch.
Đảo Nam Du
Kiên Hải vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư; tăng cường xúc tiến đầu tư, khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương về du lịch, nuôi trồng thủy sản gắn du lịch sinh thái quanh đảo và trên biển; xây dựng Lại Sơn thành khu du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng chất lượng; quần đảo Nam Du thành khu du lịch khám phá, trải nghiệm, du lịch nghỉ dưỡng chất lượng...
Các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động du lịch và du khách từng đi du lịch Kiên Hải cho rằng địa phương có lợi thế cảnh núi rừng hoang sơ, người dân thân thiện và giá cả bình dân, trong đó Hòn Sơn và Nam Du phát triển du lịch mạnh hơn cả.
Lợi thế của Nam Du, Hòn Sơn là thiên nhiên hoang sơ, người dân thân thiện, ẩm thực hấp dẫn, nhiều cơ sở lưu trú đầu tư mới, đẹp... Ngoài ra, quà lưu niệm bán tại chợ, các làng chài do người dân địa phương tự làm nên giá phải chăng.
Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đều cho rằng, Kiên Hải cần tăng cường liên kết, hợp tác phát triển du lịch, xây dựng các tour, tuyến du lịch đường biển kết nối nội bộ, khu vực và liên vùng, đồng thời đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch...
Lượng khách du lịch đến Ấn Độ tăng mạnh trong năm 2023 Lượng khách du lịch nước ngoài đến Ấn Độ đã tăng mạnh trong năm 2023. Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay, tổng lượng khách quốc tế tới quốc gia Nam Á này tăng 106%, so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 4 triệu lượt khách. Bên cạnh đó, thu ngoại tệ trong giai đoạn này cũng đã...