Phí ra vào cửa ngõ Thủ đô sắp tăng 1,5 lần
Theo dự thảo thông tư do Bộ Tài chính đang soạn thảo và lấy ý kiến người dân, tới đây, các loại phương tiện khi đi qua trạm thu phí Bắc Thăng Long – Nội Bài sẽ phải nộp phí tăng gấp 1,5 lần so với quy định hiện nay.
Hiện tại mức phí đang áp dụng ở trạm Bắc Thăng Long – Nội Bài đối với xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải dưới 2 tấn và các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng là 10.000 đồng/vé/lượt 300.000 đồng/vé/tháng 800.000 đồng/vé/quý….
Theo dự thảo thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ trạm thu phí Bắc Thăng Long – Nội Bài, tới đây, mức phí nàycó thể sẽ được điều chỉnh lần lượt là 15.000 đồng/vé/lượt 450.000 đồng/vé/tháng 1.200.000 đồng/vé/quý, tăng gấp 1,5 lần so với trước đây…
Phương tiện khi đi qua trạm thu phí Bắc Thăng Long – Nội Bài sẽ phải nộp phí gấp 1,5 lần so với hiện nay
Vẫn theo dự thảo trên, mức phí cao nhất được dự kiến áp dụng đối xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng Container 40 fit được dự kiến tăng từ 80.000 đồng/vé/lượt hiện nay lên 120.000 đồng/vé/lượt từ 2.400.000 đồng/vé/tháng lên 3.600.000 đồng/vé/tháng từ 6.500.000 đồng/vé/quý lên 9.700.000 đồng/vé/quý.
Trạm thu phí Bắc Thăng Long – Nội Bài án ngữ cửa ngõ Hà Nội với sân bay quốc tế Nội Bài, vì thế mỗi ngày có hàng trăm nghìn phương tiện ra vào trung tâm Thủ đô phải đi qua hai trạm thu phí này.
Theo 24h
Video đang HOT
"Ngộp thở" trên những con đường cửa ngõ thủ đô
Ngày mưa thì lầy lội, ngày nắng thì "ngộp thở" vì bụi, đó là thực trạng có thể thấy ở nhiều tuyến đường cửa ngõ Hà Nội hiện nay. Rác thải và nước thải tràn lan cùng những ổ gà và miệng cống mất nắp cũng khiến người tham gia giao thông khốn khổ.
Mục sở thị "con đường đau khổ" - đường 32 khu vực huyện Hoài Đức (Hà Nội) - dễ dàng chứng kiến rác, phế thải tràn lan trên đường. Đã rất nhiều tháng nay, nhiều người dân sống và làm việc quanh khu vực phải chịu cảnh bức xúc vì vấn nạn rác thải, ô nhiễm môi trường. Mặc dù đơn vị quản lý đường đã nỗ lực tổ chức thu gom, nhưng cứ sau vài ngày là đâu lại vào đấy, rác thải lại tràn ngập ven đường gây bức xúc cho người tham gia giao thông và mất cảnh quan, ô nhiễm.
Khói bụi mịt mù tại những đoạn đường vành đai "tra tấn" người tham gia giao thông.
Đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội) huyết mạch nối tỉnh thị xã Hà Đông (Hà Tây cũ) với Thủ đô cũng luôn trong tình trạng nhếch nhác, bụi bẩn. Theo người dân, nhiều đoạn đường bụi lúc nào cũng như "tung hỏa mù", ấy là ngày trời nắng, còn trời mưa thì phố biến thành sông.
Cũng được coi là "cửa ngõ" Thủ đô, nhưng nhiều năm qua đường Phạm Văn Đồng như một "cơn ác mộng". Chị Nguyễn Trâm Anh sống gần khu vực này cho hay: "Đường chật chội và bụi bẩn. Ngày nắng, hanh hao thì gió bụi, ai nấy bịt khẩu trang, đeo kính kín mít. Ngày mưa, nhiều đoạn đường khá nhầy nhụa. Nhiều khi tôi muốn ra ngoài cũng ngại, cần kíp lắm mới dám đi".
Một số tuyến đường cửa ngõ thủ đô khác như đường Giải Phóng, đường Khuất Duy Tiến... cũng trong tình trạng bụi và bẩn tương tự.
Theo một số chuyên gia môi trường, sở dĩ TP Hà Nội luôn trong tình trạng môi trường ô nhiễm nghiêm trọng tại các tuyến đường vành đai là bởi tồn tại bất cập trong công tác quản lý cệ sinh môi trường (VSMT). Cụ thể, trên các tuyến đường trục chính, phần lòng đường được UBND TP Hà Nội giao cho Sở Xây dựng quản lý, trong khi phần vỉa hè lại giao cho các quận, huyện duy trì. Thậm chí trên cùng một tuyến đường lại chia nhỏ cho nhiều đơn vị khác nhau cùng thực hiện một chức năng duy trì công tác VSMT.
UBND quận Long Biên và UBND quận Hoàng Mai có đề xuất gửi UBND TP Hà Nội được tiếp quản việc VSMT trên địa bàn Quận để tránh tình trạng quản lý chồng chéo.
Ví dụ trục đường Giải Phóng (Thanh Xuân) do thành phố quản lý, đoạn từ cầu vượt Vọng đến Cầu Trắng được giao cho HTX Thành Công duy trì vệ sinh từ Cầu Trắng đến nhà máy Deawoo lại thuộc trách nhiệm của Cty CP Dịch vụ Môi trường Thăng Long đoạn còn lại chạy qua huyện Thanh Trì (từ nhà máy Deawoo đến hết Thanh Trì) phân cấp cho huyện quản lý thì do Xí nghiệp môi trường huyện Thanh Trì duy trì vệ sinh...
Để giải quyết bất cập trên, UBND quận Long Biên đã có phương án đề xuất UBND TP.Hà Nội được tiếp quản toàn bộ công tác quản lý VSMT trên địa bàn Quận để đảm bảo ổn định, thống nhất, rõ trách nhiệm trong quản lý và điều hành, tránh tình trạng chồng chéo giữa các đơn vị duy trì vệ sinh trên cùng một địa bàn.
Được biết, trước nhiều vướng mắc trong công tác duy trì VSMT trên địa bàn thủ đô, UBND TP Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên Môi trường tiến hành kiểm tra, rà soát những vướng mắc phát sinh đồng thời đánh giá chất lượng, khối lượng, năng lực thực hiện đối với các đơn vị đang thực hiện công tác duy trì VSMT trong năm 2012 trên địa bàn TP Hà Nội. Từ đó đề xuất báo cáo UBND TP chỉ đạo thực hiện hiệu quả, tiết kiệm Ngân sách TP Hà Nội trong năm 2013 và những năm tiếp theo.
Rác thải, đất đá rải dọc đại lộ Thăng Long.
Ngổn ngang vật liệu xây dựng ven quốc lộ.
Cống mất nắp la liệt dọc Quốc lộ 32 chờ người... rơi xuống.
Vệ sinh môi trường không xuể.
Theo Dantri
Ma trận trạm thu phí: 10 km, 5 trạm Tại Đồng Nai, bao vây TP.Biên Hòa là hàng loạt trạm thu phí (TTP) "chốt chặn" trên các tuyến quốc lộ 1A, 1K, 51, 20 và cả các tuyến tỉnh lộ, nội thành. Theo QL51 từ Đồng Nai đi Vũng Tàu, ngay tại Long Thành (Đồng Nai) đã có một trạm nhưng khi chạy thẳng về cách trạm Long Thành khoảng 30 km...