Phi hành gia Sergei Krikalev: Công dân Liên Xô cuối cùng trên vũ trụ
Ngày 25/12/1991, Liên bang Xô Viết sụp đổ, dẫn đến hệ quả là ngành công nghiệp vũ trụ Nga không còn tiền để đưa Sergei Krikalev trở về Trái đất.
Phải đến ngày 25/3/1992, sau 311 ngày ở Trạm MIR, Krikalev mới đặt chân xuống nước Nga và vì thế, ông được gọi là “công dân Liên Xô cuối cùng trong vũ trụ”.
Bữa ăn đầu tiên của Krikalev khi trở về Trái đất.
Mọi chuyện đã xảy ra như thế nào?
Ngày 19/5/1991, tàu Soyuz TM12 rời bệ phóng ở sân bay vũ trụ Baikonur, Liên bang Xô Viết, mang theo 3 phi hành gia gồm Sergei Krikalev, Anatoly Atsebarsky (cả hai là người Nga) và Helen Sharman, người Anh. Sau 1 tuần ở Trạm vũ trụ Hòa Bình (MIR), Sharman trở lại Trái đất.
Đến tháng 10/1991, tàu Soyuz TM13 tiếp tục được phóng lên với 3 phi hành gia Toktar Aubarikov, Franz Viehbok và Alexander Volkov. Khi Soyuz TM13 quay về, chỉ còn một mình Sergei Krikalev ở lại. Ngày 25/12/1991, Liên bang Xô Viết sụp đổ và phải đến ngày 25/3/1992, sau 311 ngày ở Trạm MIR, Krikalev mới đặt chân xuống nước Nga.
Được chọn để trở thành phi hành gia năm 1985, sau 12 tháng đào tạo, Sergei Krikalev cùng Alexander Volkov, người Nga và Jean Loup Chretien, người Pháp, bay lên Trạm MIR ngày 26/11/1988 bằng tàu Soyuz TM7. Đến ngày 27/4/1989, họ quay lại Trái đất. Tháng 4/1990, Krikalev là phi hành gia dự bị cho tàu Soyuz TM9.
Tháng 12/1990, Krikalev được chọn tham gia chuyến bay lên Trạm MIR với tàu Soyuz TM12, khởi hành ngày 19/5/1991. Krikalev không ngờ mình sẽ phải ở lại Trạm MIR 311 ngày trong khi bình thường, các phi hành gia chỉ được huấn luyện để sống trong điều kiện không trọng lực tối đa 180 ngày nhằm tránh bị teo cơ, suy giảm hệ miễn dịch, đột biến tế bào gây nên bệnh ung thư, nhiễm phóng xạ…
Đến tháng 10/1991, tàu Soyuz TM13 tiếp tục được phóng lên. Sau khi kết nối với Trạm MIR rồi tiến hành những nghiên cứu khoa học, 3 phi hành gia Toktar Aubarikov, Franz Viehbok và Alexander Volkov trở về, chỉ còn một mình Krikalev. Theo dự kiến, giữa tháng 11/1991, Soyuz TM14 sẽ xuất phát, đón Krikalev quay lại nước Nga.
Thay thế ông là 3 phi hành gia khác. Thế nhưng, vào thời điểm này, Liên bang Xô Viết bắt đầu xuất hiện những bất ổn chính trị và sau đó, 11 trong 12 nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô Viết cùng ký Nghị định thư Alma Ata, tuyên bố độc lập. Lá cờ Liên bang Xô Viết được kéo xuống rồi thay bằng cờ Nga.
Trước những sự kiện ấy, cũng như phần lớn các cơ quan khác, hoạt động của Cơ quan Hàng không vũ trụ Liên bang Xô Viết hầu như tê liệt. Do không còn được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước nên việc phóng tàu Soyuz TM14 phải dừng lại bởi lẽ sân bay vũ trụ Baikonur lúc này đã thuộc về nước Cộng hòa Kazhakhstan, muốn phóng thì phải trả tiền. “Đối với tôi, điều này xảy ra hết sức bất ngờ”, Krikalev nhớ lại. “Tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra và cố gắng hiểu điều đó sẽ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp vũ trụ như thế nào”.
Những ngày đầu của Sergei Krikalev trên trạm MIR
Trò chơi chờ đợi
Một tháng sau ngày Liên Xô sụp đổ, Krikalev yêu cầu Cơ quan Hàng không vũ trụ Liên bang Nga đưa ông trở về nhưng nơi đây trả lời rằng không có tiền! “Một tháng nữa lại trôi qua nhưng câu trả lời vẫn như thế. Họ biết rằng việc ở lại MIR quá lâu sẽ không tốt cho sức khỏe của tôi nhưng giờ đây đất nước đang gặp khó khăn, tiết kiệm tiền bạc là ưu tiên hàng đầu” – Tạp chí Discover trích dẫn lời Krikalev.
Trên thực tế, Krikalev có thể rời Trạm vũ trụ MIR. Có một khoang tự động Raduga trên trạm Mir, được thiết kế đặc biệt để quay trở về Trái đất. Nhưng sử dụng nó đồng nghĩa kết thúc sự tồn tại của Mir vì không còn ai để chăm sóc nó nữa.
“Tôi tự hỏi liệu mình có đủ sức mạnh sống sót để hoàn thành chương trình hay không? Tôi không chắc chắn!”, Krikalev cho biết. Ngoài ra, nhiều tờ báo ở Nga cũng lên tiếng về trường hợp của Krikalev, trong đó có tờ Komsomolskaya Pravada: “Một người con của chúng ta đã được đưa lên các vì sao với mục đích phục vụ khoa học và chưa trở về…”.
Liên bang Nga vào thời điểm đó gặp vấn đề lớn về tài chính do siêu lạm phát. Để có tiền thanh toán cho Kazakhstan trong việc bảo trì cơ sở vật chất tại sân bay vũ trụ Baikonur, cũng như để có thể đưa Krikalev trở về, Cơ quan Hàng không vũ trụ Liên bang Nga đã “bán chỗ ngồi” trên các chuyến bay lên MIR cho một số nước, trong đó nước Áo trả 7 triệu USD.
Riêng Đài Truyền hình Nhật Bản trả 12 triệu USD để một phóng viên của họ được lên Trạm MIR. Bên cạnh đó, Cơ quan Hàng không vũ trụ Liên bang Nga còn tiến hành đàm phán với Kazakhstan, đưa một phi hành gia đầu tiên của Kazakhstan bay vào không gian.
Đổi lại, Nga sẽ được phép phóng tàu vũ trụ từ sân bay Baikonur miễn phí, nhưng kế hoạch đã không thành công. Thậm chí có lúc phía Nga đã đề nghị bán Trạm MIR cho Mỹ nhưng Cơ quan Hàng không Không gian Mỹ NASA do đang có kế hoạch xây dựng Trạm không gian quốc tế ISS nên họ không mấy quan tâm.
Krikalev trên trạm MIR, hai chân ông đã có dấu hiệu teo cơ
Trở về
Điều may mắn nhất của Krikalev là thông qua những chuyến bay của tàu con thoi Discovery, Mỹ, Cơ quan Hàng không vũ trụ Liên bang Nga đã gửi cho ông đồ tiếp liệu cần thiết để ông duy trì cuộc sống và hoạt động của Trạm MIR. Sergei Krikalev cuối cùng đã trở về Trái đất vào ngày 25/3/1992 sau khi Đức trả 24 triệu USD để mua vé cho người thay thế ông, Klaus-Dietrich Flade.
Lúc được đưa ra khỏi tàu Soyuz, Krikalev trông giống như “một tảng bột ướt nhão” với 4 chữ CCCP và lá cờ đỏ Liên Xô trên cánh tay áo của bộ đồ phi hành. Ông được nhiều người dìu vì bị chóng mặt, sau khi kiểm tra sức khỏe tổng quát, ông lên máy bay, bay đến Moscow. Trên máy bay, một bác sĩ dọn cho Krikalev bữa ăn gồm 1 ly súp, bánh mì, thịt nguội, trái cây và nước ngọt.
Trong suốt 311 ngày ở trên Trạm MIR rồi khi đáp xuống vùng ngoại ô Arkalykh, Krikalev mới biết Arkalykh không còn thuộc về Liên bang Xô Viết mà thay vào đó, nó nằm trong lãnh thổ nước Cộng hòa Kazakhstan.
Khi ở trên vũ trụ ông đã cùng Trạm MIR bay 5.000 lần vòng quanh Trái đất nhưng giờ đây, lãnh thổ Liên bang Xô Viết giảm hơn 5 triệu km2… Khoản tiền lương 600 ruble mỗi tháng, ở thời điểm ông bắt đầu nhiệm vụ không gian của mình được coi là một khoản lương tốt đối với một nhà khoa học đã bị mất giá. Thời điểm ông trở về, một tài xế xe buýt cũng kiếm được gấp đôi số tiền đó.
Trong một cuộc họp báo vài ngày sau khi trở về Trái đất, Krikalev nói: “Tôi đã sống trên lãnh thổ nước Nga khi các nước cộng hòa khác còn nằm trong Liên bang Xô Viết. Giờ đây, tôi phải trở về Nga, một phần trong Cộng đồng các quốc gia Độc lập”. Krikalev được tôn vinh là Anh hùng của nước Nga.
Sergei Krikalev trong sứ mệnh trên tàu con thoi Discovery của Mỹ
Tháng 10/1992, Cơ quan Hàng không, không gian Mỹ NASA thông báo tuyển chọn các phi hành gia có kinh nghiệm để thực hiện các chuyến bay vào vũ trụ trên tàu con thoi và Krikalev được Cơ quan Vũ trụ Nga đề cử.
Ngày 3/2/1994, ông cùng một phi hành gia Mỹ bay 130 vòng quanh Trái đất. Những năm sau đó, ông làm việc tại Trung tâm Không gian Houston, bang Texas, Mỹ, với nhiệm vụ hỗ trợ mặt đất cho các chuyến bay của tàu con thoi, hợp tác giữa Nga và Mỹ.
Ngày 18/3/2000, Krikalev lại cùng 2 phi hành gia Mỹ cất cánh từ sân bay vũ trụ Baikonur, Kazakhstan trong một sứ mệnh được gọi là Expedition 1. Đến ngày 14/4/2005, Krikalev lên Trạm ISS lần thứ 3. Ông làm việc ở trạm suốt 6 tháng rồi trở về Trái đất ngày 10/10/2005. Ngày 15/2/2007, Krikalev được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Tập đoàn Tên lửa và Không gian Energia, đồng thời là quản trị Trung tâm Đào tạo phi hành gia mang tên Yuri Gagarin.
Thanh Tùng
Theo giaoducthoidai.vn
Những thực phẩm tuyệt đối không được ăn vào ngày 'đèn đỏ' mà chị em nào cũng cần phải biết
Chỉ cần lưu ý một chút về các thực phẩm nên ăn và không nên ăn trong ngày "đèn đỏ", các chị em sẽ vượt qua những ngày này vô cùng dễ dàng mà không phải chịu đau đớn.
Mỗi tháng một lần, các chị em phải mất từ 5 đến 7 ngày để đối phó với kỳ kinh nguyệt. Trong những ngày này, cơ thể rất mệt mỏi, căng thẳng, thậm chí có những chị em phải chịu đựng những cơn đau quặn thắt ở vùng bụng và lưng. Chính vì vậy, việc nên ăn gì và không nên ăn gì vào những ngày này luôn là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Nếu biết nạp dinh dưỡng đúng cách, các chị em sẽ giảm thiểu được những cơn đau và giúp cơ thể thoải mái, dễ chịu hơn rất nhiều. Dưới đây là 10 loại thực phẩm các chị em nên tuyệt đối tránh xa vào ngày "đèn đỏ".
I. Những thực phẩm nên tránh trong 'ngày đèn đỏ'
1. Thực phẩm đã qua chế biến
Để ngăn chặn tình trạng giữ nước và đầy hơi trong cơ thể, các chị em nên giảm bớt lượng natri trong các loại thực phẩm đã qua chế biến. Đồ ăn đóng hộp, các loại sốt tương đóng hộp, thịt nguội, phô mai... là những loại thực phẩm đóng gói chứa đến 200mg natri hoặc có thể nhiều hơn.
Những thực phẩm chế biến sẵn chứa hàm lượng natri khá cao, chính vì vậy các chị em nên suy nghĩ kĩ khi lựa chọn loại thực phẩm này nhé
2. Thịt đỏ
Thịt đỏ có nhiều chất béo no vì vậy đây là loại thực phẩm chị em nên tránh ăn trong những ngày "đèn đỏ". Bởi thịt đỏ có khả năng khiến các chứng chuột rút, đầy hơi và mụn trứng cá trở nên trầm trọng hơn. Nếu thực sựu thèm ăn thịt, hãy ăn các loại thịt nạc như thịt gà không da hoặc cá dầu.
3. Rượu
Nếu bạn nghĩ rằng chỉ uống một hoặc hai ngụm rượu thôi thì sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Thế nhưng đây là một suy nghĩ sai lầm. Ngược lại, uống rượu trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ khiễn các triệu chứng khó chịu trong giai đoạn này trở nên trầm trọng hơn.
4. Các sản phẩm từ sữa
Bạn có thể ngạc nhiên khi các sản phẩm từ sữa như sữa, kem và pho mát được khuyến cáo là không sử dụng khi đang ở trong những ngày "đèn đỏ". Bởi vì những sản phẩm làm từ sữa có chứa acid arachidonic có thể gây ra chứng chuột rút.
5. Thức uống chứa caffein
Các loại thức uống có hàm lượng caffein cao như cà phê, nước ngọt cần tránh trong thời kỳ kinh nguyệt. Do khi caffeine đi vào cơ thể trong những ngày này sẽ dẫn đến các hiện tượng nguy hiểm như huyết áp cao và có thể gây lo lắng, mất nước và phá vỡ chu trình ngủ của bạn.
Các thức uống chứa caffein cũng nên tránh xa trong những ngày "đèn đỏ"
6. Thực phẩm chứa chất béo
Ăn các loại thực phẩm có chứa chất béo như bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên và bim bim trong những ngày "đèn đỏ" sẽ ảnh hưởng đến hóc-môn của bạn, làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thể. Từ đó dẫn đến chứng chuột rút, khiến bạn cảm thấy chóng mặt, cơ thể luôn trong tình trạng uể oải.
7. Các loại ngũ cốc tinh lọc
Các loại ngũ cốc tinh lọc như bánh mì, bánh pizza, ngũ cốc và bánh tortillas nên tránh trong thời kỳ này, vì nó có thể dẫn đến táo bón. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt, có chỉ số GI thấp tốt cho hệ thống tiêu hóa của bạn.
8. Thức ăn nhiều muối
Các loại thức ăn chứa nhiều muối như súp đóng hộp, thịt xông khói, khoai tây chiên, ... nên tránh trong những ngày này vì chúng có hàm lượng muối cao. Tiêu thụ những thức ăn có chứa hàm lượng muối cao sẽ gây ra các chứng bệnh dạ dày cho bạn.
9. Thực phẩm nhiều đường
Do sự thay đổi hoóc-môn xảy ra trong suốt thời kỳ kinh nguyệt nên lượng đường trong máu trở nên không ổn định và nhiều chị em có xu hướng thèm ăn đồ ngọt. Dùng các loại thực phẩm có đường có thể làm tăng lượng đường trong máu, dẫn đến sự thay đổi tâm trạng và làm bạn trở nên căng thẳng.
Nếu thèm đồ ngọt trong kỳ kinh nguyệt, các chị em có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn ba bữa lớn
10. Thực phẩm cay
Khi ăn các loại thực phẩm cay trong ngày "đèn đỏ" có thể gây ra những cơn nóng giận, kinh nguyệt lâu hết, khiến da phát ban và làm nổi mụn trứng cá. Ngoài ra, thực phẩm cay còn có thể gây ảnh hưởng xấu tới dạ dày và ruột, từ đó khiến các cơn đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng hơn.
II. Nên ăn gì trong ngày đèn đỏ?
1. Cá
Acid béo Omaga-3 có khả năng hạn chế nguy cơ bị chuột rút trong chu kỳ nguyệt san. Bạn có thể bổ sung omega-3 bằng cách ăn các thực phẩm như cá hồi, cá mòi, cá cơm hoặc đơn giản hơn là sử dụng các viên nang dầu cá.
Cá là thực phẩm rất giàu omega-3, các chị em nên tăng cường ăn cá nhé, đặc biệt trong những ngày "đèn đỏ"
2. Thực phẩm giàu acid béo Omega-3
Bơ, cá hồi, các loại hạt là những thực phẩm giàu acid béo Omega-3 mà các chị em nên sử dụng trong ngày "đèn đỏ". Một nghiên cứu của European Journal of Clinical Nutrition được thực hiện vào năm 1995 đã chỉ ra rằng những người thường xuyên bổ sung acid béo Omega-3 vào chế độa ăn, các triệu chứng đau trước và trong kỳ kinh nguyệt sẽ giảm bớt.
3. Các loại đậu
Nhờ có một hàm lượng chất xơ khá cao nên đậu sẽ giúp bạn tiêu hóa nhanh và tránh những cơn đau do chuột rút. Trong đậu còn chứa một hàm lượng vitamin B cao có tác dụng giảm bớt những căng thẳng, mệt mỏi trong kỳ kinh nguyệt của bạn.
Đậu chứa chất xơ và vitamin B- 2 loại chất rất tốt cho cơ thể trong những ngày "đèn đỏ"
4. Rau xanh
Loại thực phẩm màu xanh này luôn là thứ các chị em cần bổ sung hàng ngày chứ không phải chỉ trong mỗi kỳ kinh nguyệt. Rau xanh giàu canxi, magie và kali nên sẽ làm giảm những cơn đau kéo dài trong những ngày "đèn đỏ". Đồng thời, hàm lượng vitamin K có trong rau xanh sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng chảy máu quá mức và xuất hiện cục máu đông.
Rau xanh là loại thực phẩm nên bổ sung thường xuyên vào chế độ ăn hằng ngày
5. Nước
Các triệu chứng chuột rút, đau nhức xảy ra trong kỳ kinh nguyệt là do cơ thể đang bị giữ nước. Một trong những cách tốt nhất để khắc phục tình trạng này là uống nhiều nước hơn. Nếu uống không đủ nước trong ngày này thì cơ thể sẽ tích trữ nước để bù lại sự thiếu hụt nước trong cơ thể.
6. Nghệ tây
Nghệ tây cũng được chứng minh là thực phẩm giúp giảm các triệu chứng khó chịu trước kỳ kinh nguyệt. Vì là một loại gia vị trong nấu nướng, nên các chị em có thể dễ dàng thêm khoảng 30mg mỗi ngày vào các món ăn như súp, trà hay một loại nước sốt nào đó.
Theo Gia đình & xã hội
Hỏng động cơ, máy bay ném bom Tu-22 của Nga chật vật hạ cánh Thời điểm xảy ra sự cố chiếc máy bay ném bom Tu-22M3 không chở theo bom. Một máy bay ném bom siêu thanh tầm xa Tupolev Tu-22M3 của Nga đã phải hạ cánh khẩn cấp và khó khăn trên mặt đất gồ ghề sau khi động cơ bị hỏng, đài RT dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga. Sự việc vừa xảy...