Phi hành gia mang theo búp bê lên trạm ISS
Bốn phi hành gia mang theo búp bê khi chui vào Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS trong trạng thái lơ lửng không trọng lực.
Trạm Vũ trụ Quốc tế: Hành trình 20 năm và tương lai khó định
Sau hai thập kỷ, di sản của trạm nghiên cứu vũ trụ quốc tế (ISS) không còn chỉ là khoa học thuần tuý mà đã trở thành công cụ ngoại giao đắc lực của nhiều quốc gia.
Các phi hành gia Drew Morgan và Nick Hague của Mỹ trên Trạm Vũ trụ Quốc tế. (Nguồn: NASA)
Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) là một tổ hợp công trình nghiên cứu không gian quốc tế, với sự hợp tác của năm cơ quan: NASA (Mỹ), Roscosmos (Nga), JAXA (Nhật), CSA (Canada) và 10 trong 17 nước thành viên của ESA (Cơ quan vũ trụ châu Âu).
Mảnh ghép đầu tiên của dự án ISS là khối chức năng hàng hóa không người lái mang tên Zarya (Bình Minh) bên trong tên lửa Proton của Nga được phóng lên vũ trụ ngày 20/11/1998. Tuy nhiên, phải hai năm sau đó, ngày 2/11/2000, phi hành đoàn đầu tiên mới có thể lên sống và làm việc trên trạm ISS. Đó là phi hành gia của NASA Bill Sheperd và hai phi hành gia Nga Yuri Gidzenko và Sergei Krikalev. Trong suốt 20 năm qua, đã có 241 người đặt chân lên ISS. Họ là những phi hành gia đến từ 19 nước và khách du lịch tự trả tiền cho chuyến phiêu lưu đặc biệt.
Khó khăn trước mắt
Tuy nhiên, với tuổi đời 20 năm và phải hoạt động trên một môi trường khác thường, ISS đã xuống cấp theo thời gian. Theo NASA, trong những năm qua, ISS đã bắt đầu xuất hiện tình trạng rò rỉ không khí. Tuy chưa gây nguy hiểm đến tính mạng cho các phi hành gia nhưng đây là dấu hiệu xấu cho tương lai của trạm vũ trụ.
Sau lần đầu phát hiện vào tháng 9/2019 nhưng không được ưu tiên giải quyết, tháng 8/2020, các phi hành gia lại phát hiện hiện tượng rò khí trong module Zvezda, nơi làm việc chính của trạm, khiến áp suất giảm mạnh (từ 733 mmHg xuống 670 mmHg trong một đêm). Hiện nay, chỗ rò rỉ khí đã được sửa chữa tạm thời nhưng áp suất thậm chí còn giảm nhanh hơn trước khi chữa.
Bên cạnh đó, nhà vệ sinh trong trạm đã bị hỏng và các ắc quy cung cấp điện cho trạm cũng được thay thế. Riêng trong năm nay, ISS đã phải di chuyển khỏi quỹ đạo ba lần để tránh bị thiên thạch va chạm. Năm 2016, ISS từng bị một mảnh thiên thạch vụn làm nứt cửa sổ.
Hệ thống ống nước trên trạm cũng là một trong các mối lo ngại của những nhà phát triển. Các phi hành gia từng sống trên ISS từng chia sẻ họ phải chịu đựng "mùi kinh khủng nhất mà bạn có thể tưởng tượng được".
Tương lai của ISS
Chính vì sự xuống cấp như vậy buộc các cơ quan vũ trụ trên thế giới phải vạch ra kế hoạch cho tương lai của ISS. Kế hoạch này bao gồm cả việc nâng cấp trạm và sử dụng nó trong tương lai như một phương tiện phục vụ sứ mệnh khám phá không gian của con người, tiếp tục các nghiên cứu khoa học và có thể là thương mại hóa cho du lịch không gian.
Tuy nhiên, không phải nước nào cũng sẵn sàng cho quá trình này. Mỹ, Nga và các đối tác quốc tế đã mất hai thập kỷ và trên 100 tỉ USD để đưa trạm ISS vào hoạt động. Vấn đề hiện nay là, trong lúc NASA hướng tới sứ mệnh đưa con người trở lại Mặt Trăng, thì trạm quỹ đạo "già nua" này đang trở thành một gánh nặng tài chính. Bản thân Mỹ cũng phải "nhờ vả" Roscosmos để đưa các phi hành gia Mỹ lên ISS, trong bối cảnh NASA đã ngừng sử dụng đội tàu con thoi của mình mà không tính đến phương án dự phòng. Mãi đến khi SpaceX phóng thành công tàu Crew Dragon, thuộc khuôn khổ Chương trình phi hành đoàn thương mại của NASA, Mỹ mới có được những con tàu con thoi để đưa các chuyên gia vũ trụ vào quỹ đạo.
Mối lo ngại hàng đầu hiện nay là, đến ngày ISS được cho "nghỉ hưu", liệu thế giới đã có một trạm vũ trụ mới để thay thế trạm vũ trụ đầy lịch sử này? Thời gian qua, Giám đốc NASA Jim Bridenstine đã nhiều lần cảnh báo Quốc hội Mỹ nên đưa ra các khoản ngân sách kịp thời và hợp lý cho các kế hoạch và phục vụ các lợi ích của Mỹ trên vũ trụ trong tương lai.
Tuy nhiên, trạm vũ trụ tiếp theo dành cho các phi hành gia Mỹ có khả năng sẽ không thuộc quyền sở hữu và vận hành của NASA mà bởi một công ty tư nhân như Axiom. Công ty này cũng đang xây dựng một trạm vũ trụ vừa để nghiên cứu, vừa phục vụ cho mục đích thương mại được dựa trên nền tảng của ISS, thậm chí nó còn to và hiện đại hơn ISS nhưng với chi phí lắp ráp thấp và khả năng bảo trì dễ dàng hơn.
Thêm vào đó, Axiom sẽ cung cấp các dịch vụ khác, bao gồm cung cấp các chuyến bay du lịch lên ISS trên tàu SpaceX Crew Dragon. Để thực hiện điều đó, công ty đã ký hợp đồng với SpaceX và dự kiến sẽ thực hiện sứ mệnh này vào cuối năm 2021.
ISS không chỉ được coi là một trong những công trình kỹ thuật vĩ đại nhất của nhân loại mà còn được sử dụng như một công cụ để các quốc gia củng cố quan hệ. Đồng thời, ISS cũng là nơi để các phi hành gia nghiên cứu cách sống và làm việc trong không gian, thực hiện các nghiên cứu khoa học quan trọng khác như in 3D nội tạng con người, phục vụ khát vọng du hành vũ trụ trong tương lai của con người.
Suốt hai thập kỷ qua, các phi hành gia đã cùng làm việc, trao đổi ngôn ngữ và văn hóa, chia sẻ âm nhạc, di sản và những câu chuyện từ quê nhà. Nhiều người cho rằng, ISS xứng đáng giành giải Nobel Hòa bình bởi những đóng góp cho quan hệ quốc tế.
"Khi bạn nghĩ về 20 năm qua, hơn 200 con người, bất kể tôn giáo, giới tính, sắc tộc đều chung sống và xây dựng một tiền đồn quốc tế ngoài vũ trụ. Điều đó xứng đáng nhận được một giải thưởng hòa bình", ông Leland Melvin, cựu phi hành gia NASA cho biết.
Số phận Trạm Vũ trụ quốc tế sẽ ra sao? Trạm Vũ trụ quốc tế ISS lại tiếp tục được dư luận chú ý sau sự kiện kết nối thành công với tàu con thoi Crew Dragon của Công ty SpaceX (Mỹ). Số phận trạm ISS sẽ như thế nào trong những năm tới đây? Trạm ISS không phải là vĩnh cửu Vào năm 1984, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan công bố kế...