Phí đường với xe bus: Bốc túi nọ bỏ túi kia
Thông tư hướng dẫn 197 của Bộ Tài chính về thu phí và sử dụng phí bảo trì đường bộ quy định, xe buýt vẫn phải đóng phí bảo trì đường bộ, mặc dù đây là loại hình vận tải công cộng đang được khuyến khích phát triển nhằm hạn chế xe cá nhân, giảm ùn tắc giao thông và đặc biệt, vẫn đang nhận sự trợ giá từ ngân sách Nhà nước.
Đóng phí bảo trì rồi nhận trợ giá
Theo ông Nguyễn Trọng Thông, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty vận tải Hà Nội ( Transerco), tại Thông tư 197 quy định, xe buýt không được miễn giảm phí sử dụng đường bộ. “Cái gì theo quy định thì doanh nghiệp Nhà nước vẫn phải chấp hành, không được ưu tiên thì vẫn phải đóng phí,” ông Thông bày tỏ.
Trước đây, xe buýt chưa bao giờ phải nộp phí bởi loại hình giao thông công cộng này thường hoạt động trong phạm vi tỉnh, thành và không đi qua các trạm thu phí. Việc phải nộp phí sẽ khiến chi phí của xe buýt tăng lên đáng kể, ảnh hưởng trực tiếp tới giá vé. Do vậy, xe buýt phải nộp “thuế” đường không khác gì việc xoay chuyển nguồn vốn ngân sách của Nhà nước, bởi hiện nay loại hình phương tiện này vẫn đang được Nhà nước trợ giá.
Lý giải về điều này, ông Thông cho rằng, xe buýt nếu nộp phí vào quỹ bảo trì đường bộ, sau đó quỹ của ngân sách thành phố lại chi ra để trợ giá thì chẳng khác nào quay đi quay lại nguồn vốn. Đề cập đến số lượng xe buýt phải đóng phí sử dụng đường bộ có thể sẽ tạo “gánh nặng” cho Transerco, ông Thông nhìn nhận, Transerco hiện nay có hơn 1.500 xe buýt với nhiều loại đầu phương tiện khác nhau. Do vậy, số tiền đóng nếu tính thấp nhất 1 triệu đồng/xe thì mỗi năm cũng nộp hàng chục tỷ đồng. “Tới đây, xe đến hạn đăng kiểm mà vẫn phải nộp phí bảo trì đường bộ theo quy định thì đây sẽ là một khoản tương đối lớn”, ông Thông cho biết.
Video đang HOT
Xe buýt vẫn nhận trợ giá từ ngân sách
Sao không miễn cho đỡ quay vòng?
Liên quan đến giá vé xe buýt có thay đổi khi chi phí đầu vào tăng lên, cụ thể là phải đóng phí bảo trì đường bộ, ông Thông cho hay, nếu có thay đổi giá vé thì cũng phải tính toán sao cho phù hợp, đỡ gánh nặng ngân sách, đồng thời phù hợp với túi tiền của hành khách, bởi phần đông người đi xe buýt vẫn là công nhân, viên chức, lao động thu nhập thấp, sinh viên và học sinh. “Đằng nào Nhà nước vẫn phải hỗ trợ giá. Giá vé có tăng hay không phụ thuộc vào việc trợ giá của ngân sách thành phố. Nếu thay đổi giá vé, bởi thực hiện theo hệ thống chính sách về thuế, phí thì phải làm sao cho phù hợp để đỡ gánh nặng ngân sách, tạo môi trường hoạt động thuận tiện cho xe buýt,” ông Thông nhấn mạnh.
Còn theo ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội, xe buýt hiện nay có hai loại là trợ giá và không trợ giá (tuyến buýt kế cận đi các tỉnh, thành). Vì thế, Nhà nước phải tiến hành thu phí xe buýt bởi nếu không thu các tuyến trợ giá thì các tuyến kế cận sẽ có ý kiến. Đối với các tuyến xe buýt có trợ giá, ông Liên cũng đồng tình quan điểm, nếu loại hình này nộp phí sử dụng đường bộ thì cũng chỉ là nguồn vốn ngân sách được xoay vòng. “Giá vé xe buýt của tuyến trợ giá sẽ không tăng bởi Nhà nước sẽ thu xếp vốn bù vào để trợ giá. Quỹ bảo trì đường bộ là ngân sách, nguồn thu của quỹ bảo trì đường bộ sẽ được gửi 35% về cho các địa phương. Trợ giá xe buýt cũng là ngân sách địa phương nên về bản chất chỉ là một,” ông Liên chia sẻ.
Tuy nhiên, đối với các tuyến buýt kế cận, khi phải đóng phí bảo trì đường bộ, họ được quyền tăng giá vé, cân đối đầu ra – đầu vào để tránh thua lỗ. Còn, với loại hình xe buýt được trợ giá hiện nay, việc tăng giảm giá vé không thể tùy tiện theo cơ chế thị trường. Bởi vậy, việc thu phí bảo trì đường bộ với loại hình xe buýt trợ giá chẳng khác nào bốc túi nọ, bỏ túi kia. Thậm chí, theo phân tích của một chuyên gia giao thông, nên miễn “thuế” đường với loại hình này, vì thực chất vẫn là tiền ngân sách Nhà nước, do đó, miễn được khâu nào, giảm được thủ tục nào bớt phiền hà khâu đó, có khi còn tránh được thất thoát.
Theo 24h
Phí đường: Gõ cửa từng nhà, kê khai hết
Ngày 1/1/2013, quy định thu phí đường bộ có hiệu lực, nhưng theo khảo sát cho tới nay hầu hết các phường trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn chưa nghe, chưa biết về thông tin này.
Nghị định 18/2012/NĐ-CP của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2013. Đối với ô tô nộp thông qua đăng kiểm, còn xe máy tùy vào Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh thành quyết định thời điểm thu.
Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường, xe máy có thể lùi thời hạn nộp nhưng sẽ bị truy thu sau đó.
Không thể truy thu như lương
Trong khi đó, ông Nguyễn Tiến Đạt - Chủ tịch phường Biên Giang (quận Hà Đông, Hà Nội): "Tại Hà Nội hiện có đến 40% xe không chính chủ nên việc kê khai, thu phí là rất khó. Nếu sắp tới bị ép quá thì phường sẽ tổ chức thành từng đoàn đi đến từng nhà, kiểm tra nhà có bao nhiêu xe, chính chủ hay không chính chủ phường đều kê khai hết. Sau này, thu phí thế nào, xử lý thế nào thì chờ hướng dẫn cụ thể từ thành phố", ông Đạt nói.
Dân tự làm đường và đóng phí bảo trì đường do mình làm
Phường biên chế ai cũng vào việc đó, nếu giờ giao cho phường kê khai thu phí thì bao nhiêu việc khó đều đổ đầu phường.
Ông Đạt cũng băng khoăn thêm chế độ cho người đi thu, ai trả. Hơn nữa nếu dân không chịu thu thì cán bộ phải cãi nhau với dân hay sao? Chế tài nào cho cán bộ phường, cho những người đi thu phí nếu dân không nộp. Chưa có một điều khoản nào cụ thể, ông Đạt nói.
Theo ông Đạt, mọi thông tin ông cũng mới chỉ nghe được trên báo, đài chứ chưa nhận được một thông tin nào cụ thể từ thành phố hay quận.
"Việc truy thu lại càng khó. Như vậy chả khác nào làm khó dân, làm khó cán bộ phường. Truy thu phí đường bộ không thể áp đặt theo lương, làm như vậy không khác nào đang ép dân phải nộp phí. Bất cứ nghị định nào cũng phải có lộ trình, hướng dẫn cụ thể không thể ra nghị định là thu tiền của dân ngay được".
Còn theo ông Tiến - Phó chủ tịch phường Yên Nghĩa (Hà Đông, Hà Nội), dù tỏ ra rất rõ nghị định 18, tuy nhiên tất cả cũng chỉ nghe qua báo, đài. "Cho tới thời điểm này, phường chưa nhận được bất cứ công văn chỉ đạo nào từ lãnh đạo thành phố, quận chỉ đạo".
Nhưng theo ông Tiến, việc giao cho phường xã gõ cửa thu phí bảo trì đường bộ là điều quá khó khăn. Do chưa nắm được thông tin chỉ đạo cụ thể, nên tạm thời phường cũng chưa có một kế hoạch, chỉ đạo cụ thể nào?
Tuy nhiên, ông Tiến lo ngại, nếu vào từng nhà kiểm tra có bao nhiêu xe là điều không thể. Nếu để dân tự kê khai, thì việc bỏ lọt xe là điều không tránh khỏi.
Lúng túng
Dịch vụ đường như thế này vẫn phải đóng phí hưởng dịch vụ?
Theo Chủ tịch Phường Láng Thượng (Đống Đa, Hà Nội) - ông Nguyễn Đăng Tám, đây là một nghị định chưa hợp lòng dân, có quá nhiều loại thuế mà một chiếc xe máy phải gánh từ thuế xăng dầu, thuế cầu phà, thuế đường bộ, thuế môi trường...
Nếu phường, xã phải gõ cửa thu phí thì buộc phải huy động cả cảnh sát khu vực, cán bộ thuế, tổ dân phố thành lập từng đoàn đi phát phiếu kê khai, kiểm tra.
"Để chống sót lọt, tận thu thì chỉ có cách vào kiểm tra từng nhà, chứ chờ được dân tự giác thì rất khó", ông Tám cho biết.
Trong trường hợp xe không chính chủ, xe mượn, dân chống đối không nộp thì phường cũng chưa biết phải xử lý thế nào nếu không có chỉ đạo cụ thể.
Theo ông Trần Vũ Đại, Phó chủ tịch phường Cát Linh, nếu dân có 3 xe, nhưng chỉ khai 1 thì cũng phải chấp nhận.
Thứ trưởng Bộ GTVT - Nguyễn Hồng Trường trước đó đã trả lời: "Nếu người dân không đóng phí, cảnh sát khu vực sẽ xử phạt theo mức phạt đã được quy định tại Nghị định tại 71/2012".
Trong khi, theo Điều 2, Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001 của Quốc hội về phí và lệ phí có quy định: "Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ".
Vậy, câu hỏi đặt ra khi người dân chấp nhận đóng phí thì liệu có được nhận một hạ tầng giao thông chất lượng tương xứng hay không? Không sử dụng dịch vụ có phải đóng phí hay không?
Dân tự đổ đường, sao tôi lại đóng phí
Anh Vũ Thanh Phong - Do Lộ, Yên Nghĩa (Hà Nội) cho biết, tại sao tôi phải đóng phí bảo trì đường bộ trong khi đường trong ngõ, xóm nhà tôi đều do người dân trong xóm tự bổ đầu người đóng tiền để xây dựng.
Cách đây 2 năm, nhà tôi có 6 người, phải đóng mất 1,8 triệu (300 ngàn/ người để bê tông hóa ngõ xóm theo lời kêu gọi của xã). Vậy đóng tiền bảo trì đường bộ, đường xóm nhà tôi có được sửa chữa, bảo trì hay không?
Chị Vũ Mỹ Hà (Hà Đông, Hà Nội), đường thì ổ gà, hố voi tại sao tôi phải đóng phí bảo trì trong khi chất lượng đường thì như thế.
Bác Nguyễn Văn Yên (tổ trưởng tổ dân phố 12, phường Yên Nghĩa) nói: Thu các loại thuế khác còn khó, giờ thêm thuế bảo trì đường bộ mà người dân không nộp thì chúng tôi cũng phải chịu chứ phải làm thế nào.
Cái chính là làm thế nào cho người dân chấp nhận đóng thuế mà vẫn thấy thỏa đáng. Lý do người dân không ủng hộ là vì vẫn còn những ông trình bị rút ruột, những con đường kém chất lượng mà vẫn ép người dân phải đóng phí.
Theo 24h
Hơn 20 lái, phụ xe buýt bị đuổi việc mỗi tháng Lãnh đạo Hà Nội Transerco cho biết, 285 lái xe, phụ xe buýt đã bị đuổi việc do thái độ phục vụ không đúng mực với hành khách trong năm qua. Chiều 14/1, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Hà Nội Transerco) Nguyễn Trọng Thông cho biết, để nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, đã áp...