Phi đội Su-30 tham gia hiệp đồng tác chiến
Bộ tư lệnh Quân khu 1 đã chỉ đạo Sư đoàn 3 đã tổ chức diễn tập hiệp đồng tác chiến theo chỉ lệnh huấn luyện năm 2014.
Thực hiện Chỉ lệnh huấn luyện năm 2014 của Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, ngày 4-11, tại Trường Bắn Quốc gia TB1, Bộ tư lệnh Quân khu 1 đã chỉ đạo Sư đoàn 3 tổ chức thành công nội dung bắn chiến đấu trong diễn tập có hiệp đồng quân, binh chủng của bộ.
Đây chính là dịp để Quân khu 1 kiểm nghiệm khả năng hiệp đồng tác chiến giữa các đơn vị trong quân khu với các quân, binh chủng trong toàn quân.
Một dịp “thử lửa”
Chúng tôi đến chân điểm cao 90 vào gần 4 giờ sáng ngày N, đã thấy Trung sĩ Đồng Văn Phục, Tiểu đội trưởng Tiểu đội 2, Đại đội 7 (Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 12, Sư đoàn 3), chỉ huy tiểu đội nằm ép mình xuống vạt cỏ đẫm sương, sẵn sàng đợi lệnh nổ súng. Sau khi được Tiểu đội trưởng giao nhiệm vụ, Binh nhất Hoàng Văn Hiếu, chiến sĩ M79, cùng các đồng đội khẩn trương đào công sự chiến đấu cá nhân.
Cách đó không xa, các khẩu đội SPG-9 thuộc Tiểu đoàn 15 (Sư đoàn 3) cũng đã lặng lẽ chiếm lĩnh trận địa tại nam điểm cao 95. Lực lượng bảo đảm thông tin liên lạc của quân khu và của Lữ đoàn 139 (Binh chủng Thông tin liên lạc) đã nối thông các đường dây. Cách điểm cao 95 hơn 3 cây số, xe tăng của Lữ đoàn 201 (Binh chủng Tăng-Thiết giáp) đã náu mình trong công sự, sẵn sàng cơ động. Xa hơn là các trận địa pháo, tên lửa chống tăng của Binh chủng Pháo binh cũng đã ở tư thế sẵn sàng nhả đạn.
Trước giờ nổ súng, Đại tá Hà Quang Vinh, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 3, cùng với chỉ huy Trung đoàn 12 đi kiểm tra công tác chuẩn bị chiến đấu và động viên bộ đội. Giờ “G” đã điểm. Sau ít phút nhận lệnh, lần lượt máy bay cường kích Su-30 và trực thăng chiến đấu Mi-17 của Sư đoàn Không quân 371 (Quân chủng Phòng không-Không quân) đã bay tới cắt bom và bắn rốc-két chính xác vào các mục tiêu “địch” tại đỉnh điểm cao 120.
Phi đội Su-30 của Sư đoàn Không quân 371 (Quân chủng Phòng không-Không quân) thực hành tìm và tiêu diệt mục tiêu trong diễn tập.
Tiếp đó, hỏa lực xe tăng và các loại hỏa khí đi cùng của ta liên tục nhả đạn, tiêu diệt các mục tiêu hỏa lực ở khu vực đầu cầu. Hầu hết các thành viên của Khẩu đội 8 súng SPG-9 thuộc Đại đội 3, Tiểu đoàn 15 (Trung đoàn 12), lần đầu tham gia bắn đạn thật, nhưng các động tác nạp đạn và kết thúc phát bắn của các pháo thủ đều nhanh gọn, chuẩn xác.
Trên bầu trời, các “máy bay địch” vừa bổ nhào “tấn công” vào trận địa của ta cũng là lúc chúng bị bốc cháy bởi loạt đạn đầu của các khẩu đội pháo phòng không 37mm của Lữ đoàn 210 (Quân khu 1). Trong màn khói bom đạn lờ mờ, chúng tôi thấy các chiến sĩ Tiểu đoàn 5 (Trung đoàn 12) thoăn thoắt lao lên đặt bộc phá, mở thông cửa mở.
Những chiếc xe tăng của Lữ đoàn 201 trên hướng chủ yếu ào ào vượt lên, theo sau là những chiến sĩ bộ binh loang loáng lao qua cửa mở. Chỉ ít phút sau, các tuyến hỏa lực của “địch” đã câm bặt, thay vào đó là những tiếng AK điểm xạ chuyển sang truy kích địch…
Video đang HOT
Chuẩn bị chu đáo, huấn luyện sát thực tế
Từ trên điểm cao 95 đi xuống, khi gặp chúng tôi, Trung tướng Phan Văn Giang, Tư lệnh Quân khu 1, vui vẻ nói: “Ngay từ đầu cuộc diễn tập, lãnh đạo quân khu đã rất lo về tiến độ và công tác bảo đảm an toàn khi bắn đạn thật. Thế nhưng, các đồng chí thấy đấy, tuy không phải là một trận đánh thực sự nhưng lại có cả bom, cả pháo, cả tên lửa… cùng đánh trong một phạm vi mục tiêu thì đủ thấy sự khốc liệt của chiến tranh là như thế nào.
Điều đó rất quan trọng, bởi nó rèn luyện được bản lĩnh, tâm lý cho cán bộ, chiến sĩ trước sự ác liệt của các trận đánh. Cách đây mấy ngày, tôi đã đi kiểm tra việc hành, trú quân của bộ đội. Phải nói là anh em chấp hành kỷ luật hành quân rất tốt và cũng đã học được kinh nghiệm của những người đi trước. Trên cả quãng đường hành quân (đi bộ) gần 200km nhưng chỉ có vài đồng chí bị phồng rộp chân, điều đó cho thấy cán bộ, chiến sĩ đã được rèn luyện kỹ ngay ở trong đơn vị.
Người chiến sĩ khi bước vào trận đánh thì phải có niềm tin chắc thắng. Chúng tôi đang cố gắng rèn luyện cho mọi cán bộ, chiến sĩ thuộc LLVT Quân khu 1 có được niềm tin ấy…”.Chúng tôi hiểu rằng, niềm mong mỏi của đồng chí Tư lệnh Quân khu là có cơ sở, bởi từ nhiều năm qua, các đơn vị thuộc Quân khu 1 đã tăng cường bồi dưỡng cán bộ, rèn luyện chiến sĩ bảo đảm nhanh chóng thích ứng với những điều kiện khó khăn, gian khổ.
Với mục tiêu “rèn cán trước rèn binh”, Phòng Quân huấn và Bộ Tham mưu Quân khu 1 đã tham mưu cho lãnh đạo quân khu đưa ra nhiều chỉ tiêu, biện pháp tích cực trong công tác huấn luyện, rèn luyện thể lực bộ đội. Đại tá Đàm Bảng, Trưởng phòng Quân huấn (Bộ Tham mưu Quân khu 1), nói với chúng tôi: “Muốn công tác huấn luyện đạt kết quả tốt thì dứt khoát phải có quá trình rèn luyện lâu dài, nghiêm túc. Ngay từ đầu năm, Phòng Quân huấn đã tham mưu cho thủ trưởng Bộ tư lệnh quân khu về công tác rèn luyện cán bộ.
Cho đến nay, cán bộ cấp cơ sở của quân khu đều có thể huấn luyện tốt theo phân cấp. Cuộc diễn tập hôm nay là bước kiểm nghiệm tổng hợp đối với những việc mà cán bộ các đơn vị đã làm. Qua theo dõi, quan sát, chúng tôi thấy cán bộ ở đơn vị đều đảm nhiệm tốt vai trò, chức trách của mình. Các bộ phận tác chiến theo đúng ý định của quân khu, như vậy có thể nói, việc hiệp đồng và việc thể hiện hành động chiến đấu trên thực địa của các đơn vị đã đạt đến mức thuần thục…”.
Kết quả cuộc diễn tập có bắn chiến đấu hiệp đồng quân, binh chủng do Quân khu 1 thực hiện là minh chứng sinh động cho quá trình rèn luyện nghiêm túc của mọi cán bộ, chiến sĩ thuộc LLVT quân khu và các đơn vị tham gia. Có được kết quả ấy đòi hỏi phải có sự chuẩn bị thật cụ thể, tỉ mỉ.
Đại tá Hà Quang Vinh, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 3, tâm đắc: “Trước khi thực hành diễn tập, sư đoàn phải tổ chức cho cán bộ các cấp đi trinh sát địa hình, “đo” các chặng đường hành quân, rồi lại phải tìm hiểu kỹ nơi ăn ở dã ngoại cho bộ đội. Chúng tôi đã hiệp đồng với các đơn vị, chuẩn bị kế hoạch diễn tập, biểu đồ bắn chiến đấu rất chặt chẽ, khoa học, bảo đảm cho các tuyến vừa không bị chồng chéo, vừa thể hiện hết khả năng trình độ và tính năng của vũ khí, trang bị.
Chính vì vậy, khi thực hành bắn chiến đấu, các loại mục tiêu đã bị diệt ngay từ loạt đạn đầu, các tuyến bắn đều bảo đảm an toàn. Chúng tôi cho rằng, huấn luyện cụ thể, tỉ mỉ, hiệp đồng sát thực tế là yếu tố căn bản làm nên kết quả của cuộc diễn tập hôm nay…”.
Diễn tập hiệp đồng tác chiến quân, binh chủng trong điều kiện tác chiến hiện đại là một vấn đề lớn cần nghiên cứu của quân đội ta nói chung và của các quân khu, quân đoàn nói riêng. Kinh nghiệm thực tế cuộc diễn tập hiệp đồng quân, binh chủng có bắn đạn thật của các đơn vị chủ lực Quân khu 1 cần được nhân rộng để các cuộc diễn tập khác đạt hiệu quả ngày càng thiết thực.
Theo Đất Việt
Toàn cảnh tiêm kích đa năng Su-30 lừng danh thế giới
Tiêm kích đa năng Su-30 do Tổ hợp công nghiệp hàng không Sukhoi chế tạo, được xem như bước chuyển quyết định giữa tiêm kích thế hệ 4 và thế hệ 4 của ngành công nghiệp hàng không quân sự Nga
Được mệnh danh là "Hổ mang chúa", Su-30 có khả năng phát hiện mục tiêu cách xa vài trăm km nhờ hệ thống ra-đa điều khiển hỏa lực tầm xa.
Su-30 được trang bị hệ thống Khí tài vô tuyến điện tử hàng không nhiều tính năng do máy tính công tác trung tâm kiểm soát, bao gồm: Hệ thống điều khiển hỏa lực/kiểm soát vũ khí, Tổ hợp hoa tiêu-dẫn đường, Tổ hợp khí tài thông tin liên lạc, Tổ hợp khí tài tự vệ, Tổ hợp khí tài kiểm soát, báo nguy và ghi dữ liệu bay, Tổ hợp khí tài điều khiển và phối hợp chiến đấu trên không.
Các hệ thống khí tài nhiều tính năng này được điều khiển và kiểm soát tích hợp, cho phép máy bay tiêm kích Su-30 có thể tác chiến độc lập hoặc trong đội hình biên đội tập kích đường không một cách chủ động, đồng thời tự động tìm kiếm, phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu trên không, trên đất liền và trên mặt biển trong mọi điều kiện khí tượng, mọi thời điểm và mọi điều kiện chiến đấu có chế áp và ngụy trang tích cực của đối phương. Tốc độ bay tối đa của Su-30MK2 đạt trên 2.100km/h, cự ly tối đa khoảng 3.000km và có thể lên đến hơn 8.000km nếu được tiếp nhiên liệu trên không.
Phát triển trên cơ sở các biến thể của máy bay tiêm kích Su-27, nhưng với tầm bay chiến đấu được mở rộng nhờ khả năng tiếp dầu trên không và khả năng mang cũng như sử dụng các tổ hợp vũ khí tiến công mặt đất có điều khiển chính xác từ tầm xa, Su-30 được xếp vào nhóm vũ khí tiến công xung kích đường không chống các mục tiêu chiến thuật-chiến dịch và chiến dịch nằm phía sau chiến tuyến của đối phương.
Su-30 có thể theo dõi cùng lúc hàng chục mục tiêu và tấn công đồng thời 4 mục tiêu cùng một lúc, với hệ thống hoả lực trang bị trên máy bay khá đa dạng và hiện đại từ bom, tên lửa cho đến rốc-két,...
Theo Tiền Phong
Trung Quốc khó mua Su-35 của Nga vì khủng hoảng Ukraine Kế hoạch của Trung Quốc nhằm mua máy bay chiến đấu hiện đại Su-35 của Nga đã bị đình trệ sau khi Ukraine ngừng hợp tác quân sự với Nga, do dòng chiến đấu cơ được thiết kế với các linh kiện và công nghệ của Ukraine Chiến đấu cơ Su-35 của NGa. Đài truyền hình Phượng Hoàng tại Hồng Kông đưa tin,...