Phi đội 52 chiếc F-35A đang ‘phá hoại’ môi trường ở Na Uy
Phi đội 52 chiếc tiêm kích tàng hình F-35A có thể tăng phát thải CO2 hơn hai lần, phá vỡ kế hoạch bảo vệ môi trường của Na Uy, điều này làm dấy lên lo ngại trong nước này.
“ Tiêm kích F-35A do Mỹ sản xuất sẽ tăng đáng kể lượng khí thải CO2 trong năm 2030, phá hỏng kế hoạch giảm phát thải xuống mức 60% so với năm 2005″, báo Dagsavisen của Na Uy cho biết trong phóng sự hôm 17/10.
Tiêm kích F-35A có khối lượng cất cánh (MTOW) tối đa gần 32 tấn, trong khi những chiếc F-16 trong biên chế Không quân Na Uy hiện nay có MTOW khoảng 19 tấn.
Siêu tiêm kích F-35A cũng được trang bị động cơ mạnh hơn nhiều và tiêu tốn khoảng 5.600 lít dầu cho mỗi giờ bay, so với 3.500 lít/giờ bay của động cơ F-16.
“Khi toàn bộ phi đội 52 chiếc F-35A được biên chế trong 10 năm tới, lượng phát thải khí CO2 của Không quân Na Uy sẽ tăng hơn hai lần, chiếm tới 56% tổng lượng khí thải ra môi trường của quân đội Na Uy vào năm 2030.
Điều này càng gây khó khăn cho quá trình theo đuổi mục tiêu bảo vệ môi trường”, phóng viên Tor Sandberg của Dagsavisen nhận xét.
Video đang HOT
Ông Lars Gjemble, cố vấn truyền thông tại Bộ Quốc phòng Na Uy, thừa nhận vấn đề môi trường và khí hậu nằm trong những thử thách khó khăn nhất với lực lượng vũ trang nước này.
Tuy nhiên, nhiều chính trị gia Na Uy cho rằng năng lực quốc phòng cần được ưu tiên hơn bảo vệ môi trường.
“Họ nên đưa ra các đề xuất mang tính xây dựng về phương án giảm lượng khí thải mà không ảnh hưởng tới sức mạnh phòng thủ, trừ khi họ muốn loại bỏ hoàn toàn lực lượng vũ trang”, Per-Willy Amundsen, phát ngôn viên của đảng Tiến bộ cánh hữu, cho biết.
Không quân Na Uy đặt mua 52 tiêm kích tàng hình F-35A trị giá gần 10 tỷ USD từ Mỹ. Đây là khoản chi tiêu quân sự lớn nhất của Oslo trong nhiều năm qua.
Nước này đã nhận bàn giao 7 máy bay, nhưng chúng sẽ phải nằm trong lều bạt dã chiến cho tới năm 2020 do không có nhà chứa chuyên biệt.
Phi đội F-35A thường xuyên là tâm điểm trong các tranh luận về môi trường ở Na Uy. Những chiếc F-35A đầu tiên có thể gây thiệt hại tới 170 triệu USD mỗi năm do không được bảo vệ bằng hóa chất urea trong mùa đông.
Không quân Na Uy phải dùng chất làm tan băng Aviform L50, vốn có khả năng gây ăn mòn và gỉ sét trên tiêm kích F-35A, để tránh làm hại môi trường xung quanh.
Theo Việt Hùng/ANTĐ
Na Uy nói không với NATO : Chiều lòng Nga?
Chính phủ Na Uy đã quyết định không tham gia vào chương trình lá chắn tên lửa của NATO.
Theo Sputnik ngày 8/10, Chính phủ Na Uy đã quyết định không tham gia lá chắn tên lửa của NATO. Quyết định này được cho là có liên quan đến việc làm hạ nhiệt căng thẳng giữa Na Uy và Nga.
Thông qua đánh giá chính sách an ninh, chính phủ đã quyết định rằng, Na Uy sẽ không mua các cảm biến hoặc tên lửa đánh chặn để có thể trở thành một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của NATO.
Chuyên gia nghiên cứu Nga, Russina, Viện Ngoại giao Na Uy (NUPI), bà Julie Wilhelmsen cho rằng, quyết định của Na Uy làm giảm căng thẳng đang leo thang giữa Nga và nước này.
Một tài liệu quốc phòng bí mật của Na Uy từ năm 2017 đã trích dẫn lời đe dọa của người Hồi giáo (đến từ Nga) và đó là lý do tại sao Na Uy nên tham gia vào hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO. Tài liệu này cũng liệt kê những thiếu sót của hệ thống phòng không Na Uy.
Mới đây, ngân sách quốc phòng của Na Uy đã tăng lên 1,8% GDP, tiệm cận với mục tiêu của NATO là 2%. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2019, Na Uy đã rớt xuống vị trí thứ 13 trong chi tiêu quốc phòng của NATO (năm 2017 Na Uy đứng vị trí thứ 10).
Trong một thập kỷ vừa qua, kế hoạch xây dựng lá chắn tên lửa của Mỹ ở châu Âu là một trong những vấn đề gây chia rẽ mối quan hệ giữa NATO và Nga.
Trong khi các quan chức NATO khẳng định rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa không nhằm vào Nga, song Moscow cho rằng, lá chắn tên lửa mà NATO xây dựng đe dọa đến sự cân bằng giữa các cường quốc hạt nhân, khởi đầu cho cuộc chạy đua vũ trang mới.
Giới quan sát cho rằng, mặc dù Na Uy bắt đầu có xu hướng trung lập trong mối quan hệ với Nga song trước sức ép của NATO và Mỹ, Oslo sẽ khó có thể ngừng đối đầu với Moscow.
Mỹ đã mở rộng đáng kể sự hiện diện quân sự ở Đông và Bắc Âu kể từ năm 2014. Lầu Năm Góc đã triển khai hơn 300 lính thủy đánh bộ đến Vaernes, miền trung Na Uy vào năm 2017, bổ sung thêm 400 binh sĩ tại Setermoen, miền bắc Na Uy, cách biên giới Nga chưa đầy 100 km, vào cuối năm 2018.
Mùa xuân năm 2018, Hải quân Hoa Kỳ đã tái lập Hạm đội 2, lực lượng thời Chiến tranh Lạnh được triển khai tại các khu vực Bắc Đại Tây Dương và Bắc Cực.
Tháng 11/2018, Mỹ và các đồng minh NATO đã triển khai hàng chục nghìn binh sĩ, hàng chục tàu và hàng ngàn thiết bị quân sự cho cuộc tập trận Trident Joped-18, cuộc tập trận quân sự lớn nhất của họ trong nhiều thập kỷ.
Trước tình hình đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói rằng: "Hoạt động quân sự của NATO gần biên giới của chúng tôi đã đạt đến mức độ chưa từng thấy kể từ sau Chiến tranh Lạnh".
Theo ông Shoigu, liên minh NATO đã trắng trợn sử dụng cái gọi là "Mối đe dọa Nga" để biện minh cho hành động gây căng thẳng của mình.
Trung Thành
Theo baodatviet
Lần đầu phô diễn F-35, Hàn Quốc "động chạm" cả Nhật Bản lẫn Triều Tiên Hàn Quốc đã quyết định trình diễn máy bay chiến đấu tàng hình F-35 mới nhân ngày kỉ niệm thành lập các lực lượng vũ trang nước này 1-10. Bất chấp những lo ngại quan hệ giữa hai miền Triều Tiên sẽ bị ảnh hưởng bởi động thái trên.Ngày 1-10, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã tham dự lễ kỷ niệm ngày...