Phi Điểu gần 90 tuổi vẫn chạy xe đi diễn, chạnh lòng vì chồng mất sớm
Dù đã gần 90, NSƯT Phi Điểu ngày ngày tất bật trên phim trường. Giáp Tết, bà vẫn tranh thủ quay các cảnh còn lại để đoàn phim đóng máy nghỉ ngơi.
- Những ngày giáp Tết của bà thế nào?
Mấy hôm nay tôi vẫn còn đi quay, cứ có lịch là tôi đi suốt, đâu có ở nhà. Vừa web drama phát YouTube, vừa phim lẻ, vừa MV ca nhạc,… anh em đoàn phim mấy ngày này tất bật lắm, mình cũng cố gắng làm cho hết để cho anh em về quê ăn Tết.
Những lúc không đi quay, tôi thường ở nhà đọc sách báo, hoặc rảnh thì chạy lên phường, thăm mấy bà bạn già, nói chuyện đôi câu cho khuây khỏa.
Dù đã cận Tết, NSƯT Phi Điểu vẫn miệt mài trên phim trường. Bà chia sẻ cứ 5 giờ sáng là bắt đầu đi, khi nào quay xong thì về, có khi đi đến tận khuya.
- Hiện tại đã gần 90 tuổi, đi quay nhiều có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bà?
Không đâu, tôi quen rồi, bây giờ mà vắng thì buồn lắm. Tất nhiên việc ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi không thoải mái như khi mình ở nhà, làm phim tuy cực mà vui. Làm công việc này phải có tính chịu khó vì nó không cố định.
Nhiều khi mình gật gù chỗ này một chút, chỗ kia một chút, thậm chí ngồi đâu cũng diễn được. Nó rèn cho mình tính nhẫn nại, chịu kham chịu khổ. Những người trẻ không nói, còn mình già cũng phải cố. Ở phim trường có phần hơi khó khăn nhưng khi về mình nghĩ lại thấy rất vui và thú vị.
Đặc biệt, tôi rất thích đi phim với các cháu trẻ. Vì trong một vở kịch, một bộ phim chỉ có một vài người già nên được các cháu quan tâm chăm sóc từng tí một.
- Bà có kỷ niệm nào đáng nhớ khi đi đóng phim?
Kỷ niệm thì rất nhiều, tôi làm phim đã mấy chục năm trời, có vô số kỷ niệm, bây giờ mà ngồi kể thì đến mấy ngày cũng không hết. Tuy nhiên, điều tôi nhớ nhất là những lần đi quay xa, ở các tỉnh lẻ. Bà con họ nhiệt tình, thân thiện lắm. Họ thấy tôi là chạy lại chào hỏi, có người còn kêu tôi cho họ sờ thử xem thế nào. Những lúc ấy tôi hạnh phúc lắm, hạnh phúc vì được bà con yêu thương, nồng nhiệt đón chào.
Những lúc trước giờ quay, chuẩn bị đâu ra đó rồi, tôi thường ra nói chuyện với bà con. Nhiều người họ ít khi tiếp xúc với diễn viên, chỉ nhìn mình qua màn ảnh nên khi được tiếp xúc, nhìn bằng xương bằng thịt họ vui lắm. Nhìn họ vui, tôi cũng thấy hạnh phúc vì mang lại tiếng cười cho họ.
Tình cảm của bà con, khán giả cũng chính là động lực, giúp mình vượt qua tất cả những lúc khó khăn. Nhờ có họ, tôi có thêm nhiều kinh nghiệm, nhiều vốn sống, bổ trợ cho các vai diễn của mình.
Nữ nghệ sĩ vui vẻ kể lại những kỷ niệm đáng nhớ khi đi cùng đoàn phim.
- Dù tuổi đã cao nhưng vẫn tự chạy xe máy đi diễn, bà có gặp trở ngại gì?
Trước giờ tôi vẫn thích tự chạy xe đi diễn. Chiếc xe nhỏ cùng tôi đi khắp các điểm diễn xa gần trong thành phố đã mấy chục năm rồi. Nhiều khi đi tối, mất phương hướng hoặc xa quá đi không nổi thì tôi gọi xe công nghệ, còn nếu có địa chỉ cụ thể thì tôi tự đi.
Anh em trong đoàn hay đề nghị cho người qua nhà rước nhưng tôi thích tự đi hơn. Vì như vậy mình chủ động được thời gian, đến nơi tự chuẩn bị rồi vào diễn. Nhiều khi đi về, chạy xe dọc đường vừa mát trời, vừa ngắm cảnh cũng thích lắm
Đường thành phố tuy kẹt xe nhưng mình cứ đi đúng luật thì không sao cả. Cứ đi từ từ, nhìn ngắm phố phường cũng có thú vui riêng. Đôi lúc tôi chạy ngoài đường, khán giả họ thấy quen, họ chạy lại hỏi, cũng thú vị lắm.
Đời nghệ sĩ được cái may mắn là nhiều người biết đến, nên khi tôi không biết đường, hỏi thăm thì được mọi người chỉ dẫn tận tình. Có mấy cháu nhỏ còn dẫn tôi đi đến tận nơi. Nhiều tình huống gặp ngoài đời bổ ích lắm, đó là những trải nghiệm thú vị mà những người đi xe hơi sẽ không thể nào biết được.
Nhiều khi con cháu nó thấy tôi cực, nó cũng góp ý nhưng nói rồi lại thôi. Vì tụi nó biết tính tôi mà, làm sao mà cản được. Hơn nữa, đây cũng là niềm vui của tôi nên con cháu không ngăn cản nhiều.
- Nghệ sĩ bây giờ thường có trợ lý đi theo, bà đi nhiều như vậy có ai đi theo hỗ trợ?
Video đang HOT
Tính tôi thích chủ động, thích tự do làm theo ý mình nên thường chỉ đi một mình. Con cháu nó có việc của nó nên đâu thể bắt nó đi theo phụ mình hoài được. Hơn nữa, tôi tự sắp xếp công việc của mình ổn nên cũng không cần người hỗ trợ.
Nhiều người cũng kêu tôi nên tìm người đi theo để hỗ trợ, lo quần áo, ăn uống rồi đưa đi nhưng tôi không quen. Tôi thích một mình, quần áo cũng tự chuẩn bị, không cần phiền hà đến người khác.
Mình già cả rồi, không rành công nghệ nên tôi tự nghĩ cách, làm một tờ giấy ghi lịch trình, lúc nào cũng mang theo trong túi. Hễ ai gọi hỏi hay đặt lịch quay, tôi lấy lịch ra dò, còn trống thì sẽ nhận. Một mình tuy hơi vất vả nhưng thoải mái, có thể chủ động mọi thứ.
Bà cho hay bản thân thích chủ động làm mọi thứ nên không có ai theo giúp đỡ những lúc đi quay. Bên người bà lúc nào cũng có một chiếc túi nhỏ, đựng thuốc men, những thứ lặt vặt và tờ lịch tay tự ghi.
- Nhiều người ở tuổi bà đã nghỉ ngơi, an hưởng tuổi già, còn bà vẫn chăm chỉ hoạt động. Nói về kinh tế, hiện tại bà không phải lo ăn lo mặc, vậy cát-xê bà thường làm gì?
Tôi hoạt động nghê thuật từ khi còn nhỏ, đến nay đã mấy chục năm. Tình yêu nghề đã ngấm sâu vào máu nên không bỏ được. Thực sự, tôi đi diễn không vì kinh tế, bởi có nhiều đứa nhỏ khó khăn, tôi toàn diễn giúp tụi nó thôi. Tôi nghĩ, tụi nó quý, có cảm tình với mình thì mới mời, nên lúc nào tôi cũng có gắng, cứ trống lịch là tôi nhận lời ngay.
Bây giờ, tôi không phải lo về vấn đề tiền bạc. Vì nhà cửa thì tôi có rồi, từ khi ông nhà mất, ngôi nhà nhỏ tôi cũng cho đứa con gái luôn, chỉ giữ lại một phòng cho mình ở, có nơi đi về, thờ cúng người chồng quá cố.
Tôi già cả rồi, đâu ăn uống gì nhiều, cũng không cần quá nhiều tiền bạc. Đa số tiền cát-xê tôi thường đem đi làm từ thiện, giúp đỡ những mảnh đời khó khăn. Tôi thường đem đi cúng chùa chiền, bà con ai cần thì mình giúp đỡ. Suy cho cùng, mình làm nhiều tiền cũng đâu sử dụng hết, chết cũng không thể mang theo, con cái đã lớn, tự làm ăn được rồi nên tôi thường đi từ thiện.
- Ông đã ra đi nhiều năm, hiện tại trong bà nỗi nhớ có còn quá lớn?
Ông ra đi đến nay cũng gần 40 năm rồi. Nói nhớ nhiều như hồi đó thì không còn nữa, nhưng đôi khi vẫn chạnh lòng. Dù biết đời người đều phải trải qua sinh lão bệnh tử nhưng ông nhà ra đi quá sớm. Tôi ở đây, luôn nhớ về ông ấy.
Trong phòng, tôi lập một bàn thờ để tưởng nhớ ông, ngày ngày thắp hương. Ngày nào cũng vậy, cứ ở nhà là tôi chạy xe đi chùa, dành một tiếng đồ hồ để tụng kinh, niệm Phật, cầu siêu cho ông. Mọi người có thể nghĩ tôi tâm linh, nhưng đôi khi cuộc sống cũng cần những điều tâm linh như thế.
Ngoài ông nhà, phòng thờ tôi còn thắp hương cho bà Võ Thị Sáu. Không vì gì cả, chỉ là tôi thích thôi. Vì tôi và Võ Thị Sáu cùng tuổi, tôi ngưỡng mộ bà ấy. Ngày xưa, khi theo đoàn văn công, tôi cũng thường diễn vai Võ Thị Sáu nên thích và thờ trong phòng.
- Bà và gia đình đón Tết thế nào?
Tôi có một đứa con gái dễ thương lắm, nó về hưu rồi nên sắm sửa, chuẩn bị hết, tôi thường không phải làm gì cả. Hoa hòe, bánh trái, dưa mứt có con cháu lo, tôi chỉ an hưởng tuổi già thôi.
Bánh chưng, bánh tét thì con cháu ở nhà gói. Tôi cũng có gói nhưng gói với tổ chức trên phường trên xã chứ không phải ở nhà. Năm nào cũng vậy, tôi hay tới lui thăm hỏi tổ chức, thấy vậy mà vui. Vì tôi làm cho phường, cho hội nữ tù binh ngày trước nữa nên có rất nhiều hoạt động.
Những ngày này, tôi tới lui thăm hỏi, rảnh rỗi nữa thì đi thăm mấy đứa nhỏ xa nhà, không về quê đón Tết. Tụi nó thấy tôi lại thăm, chắc sẽ vui lắm.
NSƯT Phi Điểu chia sẻ, những ngày Tết, nhà không đặt ra phong tục, gò bó, ép buộc con cháu. Bà muốn mọi người thật thoải mái để có cái Tết ý nghĩa hơn.
- Ngày Tết của nhà bà thường thế nào, có phong tục hay điều gì đặc biệt?
Nhà tôi cũng như bao người khác thôi, không có gì đặc biệt cả. Tôi có một đứa con trai, một đứa con gái thôi nên cháu chắt cũng không nhiều. Tết đến tụi nó tụ họp về, quay quần ăn bữa cơm sum họp là vui rồi.
Nhà tôi thoáng lắm, không đặt nặng phong tục hay luật lệ gì hết, để cho con cháu thoải mái, không bị bó buộc nề nếp gia phong. Nhà cửa thì vẫn phải dòn dẹp cho gọn gàng, trưng bày quà bánh để cho con cháu thấy không khí, còn tục lệ thì không.
Con cháu đến chúc Tết, lì xì cũng được, không thì tôi lì xì lại. Bây giờ quan điểm rất thoáng, chỉ cần không làm những điều cấm kỵ, biết lo cho nhau, vui vẻ là được rồi. Nhà tôi quan niệm, cái Tết vui vẻ là khi mọi người cùng thoải mái, không bị bó buộc điều gì.
- Hiện tại, bà mong mỏi điều gì nhất?
Tuổi cũng đã lớn rồi, tôi chỉ mong mình có thật nhiều sức khỏe, làm được gì thì làm, không bỏ phí thời gian.
Về phần gia đình, tôi chỉ mong con cháu thật hạnh phúc, công việc thuận lợi. Không mong gì hơn, tụi nó gia đình đầm ấm, vui vẻ sum vầy là tôi vui rồi.
Nhân dịp Tết đến, tôi cũng xin chúc mọi người thật nhiều sức khỏe, năm mới vui vẻ, làm ăn phát đạt, vạn sự như ý. Chúc mọi người vạn sự như ý!
Minh Tuyền
Ảnh: Minh Tuyền
Theo Vietnamnet
Lan chơi tết: Nơi bạc triệu, chỗ bán sỉ như rau
Cận tết, nhu cầu mua lan về chơi, chưng tết càng thêm hút hàng. Tại TPHCM, lan hồ điệp đang nhích giá từng ngày, từ 200.000-500.000 đồng/cây. Trong khi đó, lan rừng lại có giá cực rẻ và được bán sỉ như rau.
Ngày 23/1 (29 tết), tại những chợ hoa lớn tại TPHCM như Hồ Thị Kỷ (Q.10), chợ hoa Đầm Sen (Q.11) hay các cửa hàng hoa trên đường Võ Thị Sáu (Q.3), Nguyễn Đình Chiểu (Q.1)... người dân nườm nượp tìm mua lan chưng tết.
Lan hồ điệp được tính theo số cành hoa, với chậu 1 cành có giá từ 200.000-300.000 đồng/chậu, chậu 2 cành giá từ 400.000-500.000 đồng/chậu.
Tùy theo hoa lan to hay nhỏ, lan nội hay ngoại lại được phân thành nhiều loại giá khác nhau. Nhân viên tại một cửa hàng trên đường Lý Thái Tổ (Q.10) làm hết công suất để kịp giao hàng cho khách đã đặt trước.
Sau khi khách chọn số cành, giá tiền, nhân viên sẽ uốn cành, trang trí thêm phụ kiện để chậu cây thêm bắt mắt. Chậu lan như trên có giá không dưới 5 triệu đồng.
Nhân viên cuốn kẽm vào cành hoa để tạo dáng cho sản phẩm.
Tràn ngập các chậu lan hồ điệp rực rỡ tại chợ hoa Hồ Thị Kỷ (Q.10) sẵn sàng cho khách lựa chọn. Người mua tấp nập từ sáng sớm đến nửa đêm.
Tại công viên 23/9, nhiều cửa hàng hoa cũng trang trí sẵn các chậu lan cỡ trung và lớn, khách ứng ý và chịu giá sẽ có người giao tận nơi.
Lan ngoại "sang chảnh" khoe sắc trong nắng xuân. Chị Thanh (nhân viên một cửa hàng lan ở Q.6) cho biết: "Đa số lan đều được các nhà vườn Đà Lạt đưa xuống, nhập từ Thái Lan về, còn lan trồng tại TPHCM và các vùng ngoại thành rất ít, do nhu cầu lan chơi tết rất lớn nên lan của TPHCM không đủ để cung ứng. Bên cạnh đó, lan của thành phố chủ yếu là lan cắt cành, bán cho khách bó hoa chứ không nhiều lan chậu. Giá năm nay tăng khoảng 10% so với năm 2019".
Trong khi đó, lan rừng, lan Campuchia được bán như rau trên nhiều tuyến đường Sài Gòn.
Dọc đường Thành Thái (Q.10), Định Tiên Hoàng (Q.Bình Thạnh), Cách Mạng Tháng Tám (Q.Tân Bình)... lan rừng được bán đổ đống, giá khá mềm từ 50.000 đồng/chậu hoặc 20.000-30.000/bó với lan chưa ra hoa.
Chị Tình, bán lan trên đường Hoàng Văn Thụ (Q.Phú Nhuận) cho biết, lan có nguồn gốc từ Campuchia, Lào, vùng Tây Nguyên... được các đầu mối thu gom rồi bán lại. Có rất nhiều như giả hạc, vũ nữ, denro, bạch câu...
Lan được bó thành từng bó giá chỉ 20.000 đồng, người bán để ngay trên sàn, đặt thêm tấm hình hoa lan tương ứng với từng loại, khách ưng loại nào mua loại đó.
Người bán cũng cực kỳ dễ chịu, sẵn sàng giảm giá khi khách đề nghị bớt. Thuận mua vừa bán rất vui vẻ nên khách nườm nượp ghé vào.
Anh Bình (ngụ Q.Bình Tân) cho hay rất thích trồng lan, nhưng lan ngoại mua về chơi tết thường không trồng lại được, giá lại quá cao. Trong khi lan rừng rất dễ trồng, chỉ cần tưới nước, bón thêm phân NPK là ra hoa quanh năm.
Lan rừng đẹp không kém các loại hồ điệp giá tiền triệu.
Mỗi chậu chỉ có giá từ 50.000 đồng.
Theo Tiền phong
Lê Bê La trở lại màn ảnh nhỏ với vai diễn khắc khổ, bị giang hồ bạo hành Trong phim Xin chào hạnh phúc số phát sóng Lời chia tay đẹp nhất thế gian, Lê Bê La đã vào vai một cô gái thương mẹ, luôn cố gắng làm việc chăm chỉ vì gia đình. Xin chào hạnh phúc số phát sóng Lời chia tay đẹp nhất thế gian khắc họa câu chuyện chân thật về tình mẫu tử qua diễn...